Văn mẫu Thạch Sanh: Kể lại câu chuyện Thạch Sanh bằng lời của em

Văn mẫu Thạch Sanh: Kể lại câu chuyện Thạch Sanh bằng lời của em

Hãy cùng Vui học Online tham khảo bài văn mẫu Thạch Sanh được chia sẻ trong bài viết dưới đây để có thể làm bài tốt hơn nhé!

văn mẫu thạch sanh

Đề: Kể lại Thạch Sanh bằng lời của em

Bài làm:

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, các câu chuyện cổ tích luôn mang những giá trị nhân văn cao đẹp tô đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, Thạch Sanh là câu chuyện gắn với tuổi thơ mỗi chúng ta với lời khẳng định về sự tồn tại của công lí, của luật nhân quả và chân lí “Ở hiền gặp lành” được nhân dân ta tin tưởng bao đời nay.

Ngày xưa có hai vợ chồng nọ dẫu tuổi đã già nhưng vẫn chưa có con. Mặc dù nhà họ rất nghèo, phải kiếm sống bằng nghề kiếm củi để nuôi thân qua ngày, nhưng họ vẫn luôn giúp đỡ mọi người một cách rất nhiệt tình. Vì thương họ tốt bụng và hiền lành, nên Nhọc Hoàng đã sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già kia. Từ đó, người vợ có thai nhưng dẫu đã qua mấy năm rồi mà vẫn không thể sinh nở. Một thời gian sau, người chồng lâm bệnh rồi chết, sau đó người vợ mới sinh được một cậu con trai và đặt tên cho nó là Thạch Sanh. 

Cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ cậu cũng chết. Thạch Sanh đành phải sống một mình lủi thủi trong túp lều cũ ở dưới gốc cây đa. Gia tài lớn nhất của cậu chỉ có một chiếc búa mà người cha đã để lại trước khi chết. Khi Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng đã sai thiên thần xuống dạy cho cậu đủ mọi môn võ nghệ và các phép thần thông. Lại nói, vùng đó có một người hàng rượu trên là Lý Thông, sau khi thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, hiền lành và thật thà thì hắn ta đã lân la gợi chuyện rồi gạ Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng cậu. Là một người sớm mồ côi cha mẹ từ nhỏ và không được sống trong tình yêu thương của vòng tay gia đình, Thạch Sanh rất cảm động khi thấy có người quan tâm và chăm sóc mình. Vì thế, Thạch Sanh đã vui vẻ nhận lời rồi từ giã gốc ffa đến sống chung với mẹ con Lý Thông. 

Thời điểm ấy, trong vùng nơi họ sinh sống có một con chằn tinh thường ăn thịt người và có nhiều phép lạ. Dù đã bao vây để diệt trừ nó nhiều lần nhưng quan quân cũng đành phải bó tay vì chẳng thể làm gì được nó. Sợ nó quấy phá nên dân làng đã lập cho nó một cái miếu thờ và hàng năm nộp một mạng người cho chằn tinh ăn. Không may là năm ấy đến lượt Lý Thông nộp mình! Vì sợ chết nên mẹ con hắn đã nghĩ ra cách để Thạch Sanh thế mạnh cho Lý Thông. Hắn ta lấy cớ nhờ Thạch Sanh đến canh miếu thờ rồi giấu Thạch Sanh về chuyện chằn tinh để cậu an tâm đi thay mà chẳng mảy may nghi ngờ.

Đêm ấy, khi Thạch Sanh đang lim dim mắt chuẩn bị ngủ thì chằn tinh hiện ra định vồ lấy và ăn thịt chàng. Thạch Sanh kịp thời tỉnh dậy, chàng liền lấy búa đánh nhau với chằn tinh. Trước phép thuật của chằn tinh, Thạch Sanh không hề tỏ ra sợ hãi hay nao núng mà đã đáp trả bằng nhiều phép lạ cùng võ thuật cao cường. Chỉ một lúc sau, Thạch Sanh đã đã xé xác của chằn tinh ra làm hai. Khi chết, chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh liền chặt lấy đầu con quái vật rồi nhặt bộ cung tên đem về. Về đến nhà, cậu gõ cửa khiến cho mẹ con Lý Thông vô cùng hoảng sợ và van lạy rối rít vì ngỡ là oan hồn của Thạch Sanh hiện về báo thù. Mãi đến khi Thạch Sanh kể cho chúng câu chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn trở lại. Nhưng Lý Thông lại nghĩ ra một cách khác để lừa Thạch Sanh nhằm cướp công của chàng. Hắn ta bịa ra chuyện con trăn ấy là của vua nuôi và cậu sẽ đối mặt với tội chết khi đã giết chết nó, rồi hắn xúi giục cậu chạy trốn với vẻ trượng nghĩa. Thạch Sanh liền thật thà tin tưởng lời của Lý Thông rồi từ giã mẹ con Lý Thông để trở về túp lều cũ dưới gốc đa. Về phần Lý Thông, hắn ta sau khi lừa Thạch Sanh đã hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh để nộp cho nhà vua. Sau đó, hắn được vua phong làm Quận công và sống trong một cuộc sống sung túc, đủ đầy.

Khi ấy, nhà vua có một nàng công chúa vừa đến tuổi lấy chồng được rất nhiều hoàng tử hỏi cưới, nhưng nàng lại không vừa ý một ai. Thế là vua đã mở một lễ hội lớn để tất cả các hoàng tử cùng con trai trong thiên hạ đến dự. Nhân dịp đó, công chúa sẽ ném quả cầu may và lấy người khi bắt trúng quả cầu may ấy làm chồng. Tuy nhiên, từ đâu bỗng xuất hiện một con đại bàng khổng lồ bay đến quắp nàng bay đi. Đại bàng bay ngang qua túp lều của Thạch Sanh liền bị chàng dùng mũi tên vàng bắn trúng khiến nó bị thương. Chàng lần theo vết máu và rồi tìm được chỗ ở của nó.

Nhà vua vô cùng đau đớn khi thấy đứa con của mình bị mất tích. Ông sai Lý Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho Lý Thông nếu như tìm được nàng ấy. Lý Thông liền mở một hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng thông tin về công chúa. Đến ngày thứ mười, hắn bỗng bắt gặp Thạch Sanh đi xem hội và được Thạch Thành kể lại chuyện sự việc bắn đại bàng bị thương. Sau đó, Thạch Sanh thật thà dẫn đường cho Lý Thông đến hang của quái vật. Đến nơi, chàng liền dũng cảm xin xuống hang cứu công chúa và buộc một chiếc dây vào lưng để dòng xuống hang. Ở dưới hang, chàng đã đấu với đại bàng rồi giết chết nó. Sau đó, chàng lấy dây buộc vào người công chúa để quân Lý Thông kéo nàng lên. Lại một lần nữa, Lý Thông dùng mưu kế lừa Thạch Sanh bằng cách lấp kính cửa hang hòng cướp công trạng của chàng. 

Lúc này, Thạch Sanh mới ngộ ra sự xảo trá bấy lâu nay của Lý Thông. Nhưng chàng không hề tuyệt vọng mà cố tìm lối để đi lên. Đi đến cuốii hang, Thạch Sanh thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú – đây là thái tử, con vua của Thủy Tề đang bị nhốt trong một chiếc cũi sắt. Thạch Sanh liền cứu thái tử ra và được thái tử đưa đến thủy phủ chơi. Biết tin, vua Thủy Tề tiếp đãi Thạch Sanh rất hậu, thậm chí khi chàng trở về, vua còn biếu Thạch Sanh nhiều vàng bạc, châu báu. Nhưng chàng chỉ nhận lấy một cây đàn và trở về lại gốc cây đa. Chưa kịp nghỉ ngơi sau biến cố, Thạch Sanh lại bị hồn chằn tinh và đại bàng vu vạ cho tội ăn cắp đồ của nhà vua. Sau đó, chàng bị bắt hạ ngục một cách oan ức. 

Lại nói, nàng công chúa từ khi được Thạch Sanh cứu thoát khỏi móng vuốt của đại bàng thì đã bị câm, mặt nàng lúc nào cũng buồn rười rượi, chẳng nói chẳng năng bất cứ điều gì. Vua đành hoãn đám cưới lại và sai Lý Thông đi tìm thầy thuốc về chữa trị cho nàng. Thế nhưng, biết bao nhiêu thầy thuốc cũng không thể chữa khỏi bệnh cho công chúa được. Điều này khiến cho nhà vua vô cùng đau buồn và phiền lòng. 

Một hôm nọ, Thạch Sanh khi đang bị nhốt trong ngục tối, chàng đã đem đàn vua thủy tề ban tặng ra gảy. Tiếng đàn lọt vào tai công chúa khiến nàng bỗng nhiên cười nói vui vẻ và xin vua cha kêu gọi người đánh đàn đến gặp. Nhà vua lấy làm lạ liền sai người đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, Thạch Sanh đã tự mình minh oan cho bản thân và kể lại những chuyện xấu mà Lý Thông làm từ trước đến nay. Vua vô cùng tức giận, ông lập tức sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông và giao cho Thạch Sanh xét xử. Tuy nhiên, chàng lại không hề giết mà tha cho chúng về quê để làm ăn. Thế nhưng, trên đường trở về, chúng cũng không thoát khỏi tội khi bị sách sét đánh chết và hóa kiếp thành bọ hung.

Sau khi thấu hiểu những gì Thạch Sanh đã chịu đựng cùng với công trạng to lớn mà chàng đã lập được, nhà vua liền bằng lòng gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ nhanh chóng diễn ra, nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì chuyện khác lại ập đến. Các hoàng tử trước kia với công chúa từ hôn đã hội hộp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh vì tức giận. Thấy vậy, Thạch Sanh không hề lo sợ mà một mình cầm cây đàn ra đứng trước quân giặc. Từng âm thanh của tiếng đàn vang lên, hào khí của quân sĩ các nước càng giảm xuống. Ai nấy đều bủn rủn chân tay và chẳng thể nghĩ đến việc đánh nhau được nữa. Cuối cùng, họ đành phải cởi giáp xin hàng. Sau đó, Thạch Sanh đã mời một bữa cơm để thiết đãi những kẻ thua trận chỉ với 1 nêu cơm bé nhỏ. Thấy bữa cơm thiết đãi quá tầm thường của Thạch Sanh, các tướng lĩnh, quân sĩ đều bĩu môi cười mỉa mai không động đũa. Thấy vậy, chàng liền đưa ra một câu đố khiến ai nấy cũng cảm thấy khó hiểu, rằng ai ăn hết niêu cơm trước sẽ trọng thưởng cho người đó. Thế nhưng đến khi các quân sĩ ăn thì mới biết nếu niêu cơm bé xíu ấy vậy mà cứ ăn hết lại đầy, chẳng thể nào vơi đi. Họ liền cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước. Được kể, về sau nhà vua đã nhường ngôi cho Thạch Sanh vì không có con trai. Từ đó, chàng cùng với vợ mình cai trị đất nước và đem lại một cuộc sống hạnh phúc, bình yên, đủ đầy cho muôn dân. 

Đó là bài văn mẫu Thạch Sanh mà các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 6

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *