Soạn văn Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt dành cho học sinh lớp 6

Soạn văn Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt 

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Soạn văn Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt 

Phần I: Từ là gì?

Bài 1:

+ Tiếng: thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở. 

+ Từ: thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở. 

Bài 2: 

+ Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có những điểm khác nhau sau: 

+ Tiếng dùng để tạo từ, từ dùng để tạo câu. Và khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, thì tiếng ấy trở thành từ.

Định nghĩa: 

+ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. 

Phần II: Từ đơn và từ phức

Bài 1:

Kiểu cấu tạo từ

Ví dụ 

Từ đơn  Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có tục, ngày, Tết, làm
Từ phức 

Từ ghép 

Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy

Từ láy 

Trồng trọt

Bài 2:

– Điểm giống nhau của từ láy và từ ghép: được tạo nên từ 2 âm tiết trở lên. 

– Điểm khác nhau của từ láy và từ ghép: 

+ Từ ghép: các tiếng tạo thành có quan hệ ngữ nghĩa.

+ Từ láy: các tiếng tạo thành có quan hệ láy âm. 

Khái niệm:

+ Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.

+ Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.

+ Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy. 

Phần III: Luyện tập 

Bài 1:

a) Nguồn gốc con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ ghép 

b) Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác, nòi giống, gốc rễ, tổ tiên,…

c) Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: Ông bà, con cháu, anh chị, cha mẹ, chị em, chú bác, cô chú…

Bài 2:

+ Theo giới tính: anh chị, cô cậu, cô chú, cô bác, cậu mợ, chú dì…

+ Theo bậc: Chị em, dì cháu, bác cháu, cháu chắt, con cháu, cha con, mẹ con…

Bài 3:

+ Cách chế biến: bánh tráng, bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh chiên…

+ Chất liệu làm bánh: Bánh khoai, bánh sắn, bánh ngô, bánh đậu xanh, bánh nếp, bánh gạo, bánh vừng…

+ Tính chất của bánh: Bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng…

+ Hình dáng của bánh: Bánh gối, bánh tai voi, bánh quấn thừng…

Bài 4:

+ Tác dụng: miêu tả tiếng khóc của người.

+ Từ đồng nghĩa: thút thít, nức nở, sụt sùi, rưng rức…

Bài 5: 

a) Tả tiếng cười: khanh khách, hềnh hệch, sặc sụa, ha hả, khúc khích, toe toét…

b) Tả tiếng nói: ồm ồm, lí nhí, thỏ thẻ, lầu bầu, léo nhéo, khe khẽ, ỏn ẻn, oang oang, lè nhè…

c) Tả dáng điệu: nghênh ngang, hí hoáy, ngông nghênh, lả lướt, lom khom, thướt tha, mềm mại, ngật ngưỡng, lóng ngóng, lừ đừ…

Đó là cách soạn văn Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt mà các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 6 hoặc trong list bài soạn văn 6

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *