Soạn văn Ca dao dân ca về tình cảm gia đình chi tiết dành cho học sinh lớp 7

Soạn văn Ca dao dân ca về tình cảm gia đình chi tiết dành cho học sinh lớp 7

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Ca dao dân ca về tình cảm gia đình chi tiết dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Ca dao dân ca về tình cảm gia đình

Đọc hiểu văn bản:

Câu 1: Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?

Trả lời:

Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với:

+ Bài 1 là lời của người mẹ ru con người mẹ đang nói với con. Điều này được xác định qua nội dung của bài ca và câu nói “ghi lòng con ơi” có trong bài.

+ Bài 2 là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê nhà. Đối tượng mà lời ca hướng về được thể hiện rõ trong câu “trông về quê mẹ”, bên cạnh đó, không gian “ngõ sau” và “bến sông” thường gắn với tâm trạng của người phụ nữ, qua đó ta có thể xác định được người đang ca là đứa con gái xa nhà.

+ Bài 3 là lời của con cháu đối với ông bà và nói về nỗi nhớ ông bà. Đối tượng của nỗi nhớ là ông bà và hình ảnh gợi nhớ là chi tiết giúp ta khẳng định điều đó. 

+ Bài 4 có thể là lời của ông bà, cô bác nói với con cháu, của cha mẹ đối với con hoặc anh em ruột thịt nói chuyện, khuyên nhủ với nhau. Điều này được xác định bởi nội dung câu hát. 

Câu 2: Tình cảm mà bài 1 tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.

Trả lời:

Tình cảm mà bài 1 tả là tình cảm con cái với cha mẹ:

+ Bài 1 muốn nhắc nhở công lao của cha mẹ đối với con cái, đồng thời, chúng ta phải ghi nhớ bổn phận và trách nhiệm của mình – người làm con đối với công lao trời biển đó.

Cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này:

+ Qua hình thức câu hát ru, tình cảm đối với cha mẹ và lời nhắc nhở, nhắn gửi về bổn phận làm con được thể hiện một cách rõ nét. Câu hát ru là hình ảnh gắn liền với những kỉ niệm thân thương trong cuộc đời của mỗi con người. Nó thể hiện mối quan hệ gần gũi, ấm áp và thiêng liêng giữa người hát với đấng sinh thành. Âm điệu của bài là âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng.

+ Bài ca dùng lối so sánh quen thuộc được sử dụng nhiều trong ca dao để khẳng định công cha, nghĩa mẹ là thứ lớn lao vô bờ bến. Người cha và người mẹ được so sánh với những hình ảnh to lớn, cao rộng và vĩnh hằng. Có lẽ chỉ những thứ ấy mới có thể diễn tả đủ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Từ đó, bài ca không còn là một lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu, mà còn đem lại khái niệm công cha, nghĩa mẹ bạn sinh động, cụ thể hơn rất nhiều. 

+ Ở cuối bài, công cha nghĩa mẹ còn được thể hiện ở “chín chữ cù lao”. Đây là một cách cụ thể hóa công cha, nghĩa mẹ và tình cảm, sự biết ơn của con cái đối với đấng sinh thành, đồng thời, giúp tăng âm tôn kính và tâm tình của câu hát. 

Những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1:

+      “Lên non mới biết non cao

   Nuôi on mới biết công lao mẫu tử”

+      “Công cha như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

   +      “Nuôi con mẹ héo vóc hình

   Cạn bầu sữa ngọt mà tình không vơi”

Câu 3: Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.

Trả lời:

Tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật:

+ Bài 2 là tâm trạng nỗi lòng của người con gái khi đi lấy chồng xa quê, luôn nhớ mẹ và quê nhà mà không biết chia sẻ cùng ai.

+ Thời gian: Tâm trạng ấy gắn vào thời gian buổi chiều. Không phải là một buổi chiều mà nhiều buổi chiều qua từ “chiều chiều”. Đây là khoảng thời gian gợi nỗi buồn mang mác, gợi nỗi nhớ thương sâu sắc. Không chỉ thế, chiều hôm còn là thời điểm của sự trở về, sự đoàn tụ nhưng người con gái ấy lại đang bơ vơ nơi đất khách quê người.

+ Không gian: Không gian “ngõ sau” ở sau đây là nơi vắng lặng, heo hút. Lại vào một buổi chiều hôm càng gợi lên cảnh ngộ cô đơn của người phụ nữ trong gia đình gia trưởng phong kiến luôn phải che giấu nỗi niềm riêng. 

+ Hành động: người con gái lấy chồng xa quê “chiều chiều ra đứng ngõ sau – Trông về quê mẹ” với nỗi buồn đau không nguôi. Đó không chỉ là nỗi nhớ về mẹ, nỗi nhớ quê nhà, mà còn là nỗi đau buồn tuổi của đứa con phải xa cách cha mẹ, không thể đỡ đần họ lúc ốm đau bệnh tật. Và đó cũng phải chăng là nỗi nhớ về thời con gái đã qua, là nỗi đau về cảnh ngộ thân phận mình khi ở nhà chồng?

Câu 4: Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Những tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó? 

Trả lời: 

Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Những tình cảm đó được diễn tả như sau:

+ Nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà được diễn tả qua hình thức so sánh. 

Cái hay của cách diễn tả đó:

+ Cụm từ ngó lên thể hiện sự trang trọng tôn kính

+ Hình ảnh so sánh: “nuộc lạt mái nhà” – hình ảnh này gợi lên sự kết nối bền chặt, không thể tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống. Đồng thời, ngợi ca công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng ngôi nhà, xây dựng gia đình.

+ Hình thức so sánh gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi

+ Âm điệu thể thơ lục bát hỗ trợ cho sự truyền đạt tình cảm 

Câu 5: Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca đã nhắc nhở chúng ta điều gì?

Trả lời: 

Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như sau:

+ Bài 4 là tiếng hát về tình cảm anh em thân thương ruột thịt, được diễn tả qua các từ ngữ và hình ảnh so sánh. Trong bài hát này đã sử dụng những chữ “cùng” chữ “chung”, chữ “một” mang ý nghĩa anh em là hai nhưng lại là một. Quan hệ anh em còn được so sánh với hình ảnh như thể tay chân chính là thể hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em.

Bài ca đã nhắc nhở chúng ta:

+ Bài ca này nhằm nhắc nhở anh em nên hòa thuận với nhau, phải biết nương tựa vào nhau. “Rách lành đùm bọc – Dở hay đỡ đần” hai chữ anh em phải gắn với chữ hòa thuận, hai thân, vui vầy. 

Câu 6: Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng. 

Trả lời: 

Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng:

+ Sử dụng thể thơ lục bát. 

+ Âm điệu tâm tình, nhắn nhủ. 

+ Hình ảnh sử dụng rất quen thuộc, cả bốn bài đều là lời độc thoại, có kết cấu 1 vế.

+ Cả 4 bài ca đều nói về tình cảm gia đình.

Đó là cách soạn văn Ca dao, dân ca về tình cảm gia đình chi tiết mà các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 7 hoặc trong list bài soạn văn 7

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *