Soạn văn Ca dao dân ca về tình cảm gia đình tóm lược dành cho học sinh lớp 7

Soạn văn Ca dao dân ca về tình cảm gia đình tóm lược dành cho học sinh lớp 7

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Ca dao dân ca về tình cảm gia đình tóm lược tóm lược dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Ca dao, dân ca về tình cảm gia đình tóm lược

Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?

Trả lời:

Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với:

+ Bài 1 là lời của người mẹ ru con người mẹ đang nói với con. 

+ Bài 2 là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ. 

+ Bài 3 là lời của con cháu đối với ông bà nói về nỗi nhớ ông bà. 

+ Bài 4 có thể là lời của ông bà, cô bác nói với con cháu, của cha mẹ đối với con hoặc anh em ruột chị nói với nhau. 

Khẳng định như vậy vì:

+ Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai được xác định dựa trên câu từ và nội dung trong đó.

Câu 2: Tình cảm mà bài 1 tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.

Trả lời:

Tình cảm mà bài 1 tả là tình cảm con cái với cha mẹ:

+ Bài 1 muốn nhắc nhở công lao của cha mẹ đối với con cái, đồng thời, chúng ta phải ghi nhớ bổn phận và trách nhiệm của mình – người làm con đối với công lao trời biển đó.

Cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này:

+ Cái hay của ngôn ngữ: Sử dụng các phép so sánh cùng thể lục bát dân gian để tôn vinh công ơn của đấng sinh thành. 

+ Cái hay của hình ảnh: Sử dụng những hình ảnh to lớn, vĩnh Hằng để diễn tả công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Từ đó khẳng định công ơn của cha mẹ là vô cùng to lớn, không gì sánh bằng. 

+ Cái hay của âm điệu: Sử dụng lời hát ru – giai điệu gắn liền với cuộc sống tuổi thơ của mỗi con người nhằm đem lại cảm giác, thân thuộc gần gũi. Đây là âm điệu tâm tình, thành kín và sâu lắng. 

Những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1:

+      “Lên non mới biết non cao

   Nuôi on mới biết công lao mẫu tử”

+      “Công cha như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

   +      “Nuôi con mẹ héo vóc hình

   Cạn bầu sữa ngọt mà tình không vơi”

Câu 3: Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.

Trả lời:

Tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật:

+ Bài 2 là tâm trạng nỗi lòng của người con gái khi đi lấy chồng xa quê, luôn nhớ mẹ và quê nhà mà không biết chia sẻ cùng ai.

+ Thời gian: gắn với thời gian buổi chiều. “Chiều chiều” Là khoảng thời gian gợi nhớ nỗi buồn.

+ Không gian: là “ngõ sau” – cái nơi vắng lặng và heo hút. 

+ Hành động: “ra đứng” thể hiện tâm trạng đặc biệt bao giờ cũng dâng lên trong lòng.

+ Nỗi niềm: đây là nỗi niềm của người con gái lấy chồng xa quê, là nỗi đau buồn tủi của kẻ làm con phải xa cách cha mẹ, không thể giúp đỡ chăm sóc họ lúc ốm đau.

Câu 4: Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Những tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó? 

Trả lời:

Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Những tình cảm đó được diễn tả như sau:

+ Nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà được diễn tả qua hình thức so sánh. 

Cái hay của cách diễn tả đó:

+ Cụm từ ngó lên thể hiện sự trang trọng tôn kính

+ Hình ảnh so sánh gợi sự kết nối bàn chặt 

+ Hình thức so sánh gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi

+ Âm điệu thể thơ lục bát hỗ trợ cho sự truyền đạt tình cảm 

Câu 5: Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca đã nhắc nhở chúng ta điều gì?

Trả lời:

Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như sau:

+ Bài 4 là tiếng hát về tình cảm anh em thân thương ruột thịt, được diễn tả qua các từ ngữ và hình ảnh so sánh. Từ đó thể hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em.

Bài ca đã nhắc nhở chúng ta:

+ Bài ca này nhằm nhắc nhở anh em nên hòa thuận với nhau, phải biết nương tựa vào nhau. 

Câu 6: Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng. 

Trả lời:

Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng:

+ Sử dụng thể thơ lục bát. 

+ Âm điệu tâm tình, nhắn nhủ. 

+ Hình ảnh sử dụng rất quen thuộc, cả bốn bài đều là lời độc thoại, có kết cấu 1 vế.

Đó là cách soạn văn Ca dao dân ca về tình cảm gia đình tóm lược mà các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 7 hoặc trong list bài soạn văn 7

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *