Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 43: Pha chế dung dịch

Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 43: Pha chế dung dịch

Dưới đây là bài tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 43 mà bạn có thể tham khảo để học hóa tốt hơn !

Hoa 8 bai 43

1. Tóm tắt hóa học lớp 8 bài 43 :

Có hai kiểu pha chế :

Pha chế dung dịch theo nồng độ phần trăm.

Pha chế dung dịch theo nồng độ mol.

2. Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 8 bài 43 :

Bài 1 trang 149

Làm bay hơi 60 g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.

Bài giải :

Gọi m là khối lượng dung dịch ban đầu.

Khối lượng dung dịch sau khi làm bay hơi nước là : (m – 60) g.

Khối lượng chất tan trước và sau là không đổi.

Ta có :

mct = (15 x m) / 100 = [18(m – 60)] / 100

⇔ 15m = 18(m – 60)

⇔ 15m = 18m – 1080

⇔ 3m = 1080

⇔ m = 360 (g)

Vậy khối lượng dung dịch ban đầu là 360 gam.

Bài 2 trang 149

Đun nhẹ 20 g dung dịch CuSO4 cho đến khi nước bay hơi hết, người ta thu được chất rắn màu trắng là CuSO4 khan. Chất này có khối lượng là 3,6 g. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4.

Bài giải :

Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO:

C% = (mct / mdd) x 100% = (3,6/20) x 100% = 18%

Bài 3 trang 149

Cân lấy 10,6 g Na2CO3 cho vào cốc chia độ có dung tích 500 ml. Rót từ từ nước cất vào cốc cho đến vạch 200 ml. Khuấy nhẹ cho Na2CO3 tan hết, ta được dung dịch Na2CO3. Biết 1 ml dung dịch này cho khối lượng là 1,05 g. Hãy xác định nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ mol của dung dịch vừa pha chế được.

Bài giải :

Khối lượng dung dịch Na2CO3 :

mdd = V x d = 200 x 1,05 = 210 (g)

Nồng độ phần trăm của dung dịch :

C% = (mct / mdd) x 100% = (10,6/210) x 100% = 5,05%

Ta có : 200 ml = 0,2 lít.

Số mol của Na2CO3 là:

nNa2CO3 = mNa2CO3 / MNa2CO3 = 10,6/106 = 0,1 (mol)

Nồng độ mol của dung dịch :

CM = n / V = 0,1/0,2 = 0,5M

Bài 4 trang 149

Hãy điền những giá trị chưa biết vào những ô trống trong bảng bằng cách thực hiện các tính toán theo mỗi cột :

Đại lượng NaCl (a) Ca(OH)(b) BaCl2  (c) KOH (d) CuSO(e)
mct 30 g 0,148 g 3 g
mH2O 170 g
mdd 150 g
Vdd 200 ml 300 ml
Ddd (g/ml) 1,1 1 1,2 1,04 1,15
C% 20% 15%
CM 2,5M

Bài giải :

Dung dịch NaCl :

mdd = 30 + 170 = 200 gam

Vdd = mdd / Ddd = 200/1,1 ≈ 1,82 ml = 0,182 lít

C% = (mct / mdd) x 100% = (30/200) x 100% = 15%

nNaCl = mNaCl / MNaCl = 30/58,5 = 0,51 (mol)

CM = n / V = 0,51/0,182 = 2,8M

Dung dịch Ca(OH)2 :

mdd = Vdd x Ddd = 200 x 1 = 200 (g)

mH2O = mdd – mct = 200 – 0,148 = 199,85 (g)

C% = (mct / mdd) x 100% = (0,148/200) x 100% = 0,074%

nCa(OH)2 = mCa(OH)2 / MCa(OH)2 = 0,148/74 = 0,002 (mol)

V = 200 ml = 0,2 lít

CM = n / V = 0,002/0,2 = 0,01M

Dung dịch BaCl2 :

mct = mdd x C% = 150 x 20% = 30 (g)

mH2O = mdd – mct = 150 – 30 = 120 (g)

Vdd = mdd / Ddd = 150/1,2 = 125 ml = 0,125 lít

nBaCl2 = mBaCl2 / MBaCl2 = 30/208 = 0,144 (mol)

CM = n / V = 0,144/0,125 = 1,152M

Dung dịch KOH :

mdd = Vdd x Ddd = 300 x 1,04 = 312 (g)

300 ml = 0,3 lít

nKOH = CM x V = 2,5 x 0,3 = 0,75 (mol)

mct = n x M = 0,75 x 56 = 42 (g)

mH2O = mdd – mct = 312 – 42 = 270 (g)

C% = (mct / mdd) x 100% = (42/312) x 100% = 13,46%

Dung dịch CuSO4 :

mdd = mct / C% = 3 / 15% = 20 (g)

mH2O = mdd – mct = 20 – 3 = 17 (g)

Vdd = mdd / Ddd = 20/1,15 = 17,39 ml = 0,01739 lít

nCuSO4 = mCuSO4 / MCuSO4 = 3/160 = 0,01875 (mol)

CM = n / V = 0,018750,01739 = 1,078M

Đại lượng NaCl (a) Ca(OH)(b) BaCl2  (c) KOH (d) CuSO(e)
mct 30 g 0,148 g 30 g 42 g 3 g
mH2O 170 g 199,85 g 120 g 279 g 17 g
mdd 200 g 200 g 150 g 312 g 20 g
Vdd 182 ml 200 ml 125 ml 300 ml 17,39 ml
Ddd (g/ml) 1,1 1 1,2 1,04 1,15
C% 15% 0,074% 20% 13,46% 15%
CM 2,82M 0,01M 1,154M 2,5M 1,078M

Bài 5 trang 149

Tìm độ tan của một muối trong nước bằng phương pháp thực nghiệm người ta có được những kết quả sau :

– Nhiệt độ của dung dịch muỗi bão hòa là 20ºC

– Chén sứ nung có khối lượng 60,26 g

– Chén sứ đựng dung dịch muối có khối lượng 86,26 g

– Khối lượng chén nung và muối kết tinh sau khi làm bay hết hơi nước là 66,26 g

Hãy xác định độ tan của muối ở nhiệt độ 20°C.

Bài giải :

mdd = 86,26 – 60,26 = 26 (g)

mct = 66,26 – 60,26 = 6 (g)

⇒ mH2O = mdd – mct = 26 – 6 = 20 (g)

Ở 20ºC, cứ 20 gam nước hòa tan 6 gam muối tạo dung dịch bão hòa.

Vậy ở 20ºC, 100 gam nước hòa tan khối lượng muối là :

S = (100 x 6) / 20 = 30 (g)

Độ tan của muối ở 20°C là 30 gam.

3. Hướng dẫn giải bài tập Sách bài tập Hóa học 8 bài 43 :

Bài 43.1 trang 59

Từ dung dịch MgSO4 2M làm thế nào pha chế được 100 ml dung dịch MgSO4 0,4M ?

Bài giải :

100 ml = 0,1 lít

Số mol MgSO4 là :

nMgSO4 = CM x V = 0,4 x 0,1 = 0,04 (mol)

Thể tích dung dịch MgSO4 2M trong đó có thể hòa tan 0,04 mol MgSO4 :

V = n / CM = 0,04/2 = 0,02 lít = 20 (ml)

Phần pha chế :

  • Đong lấy 20 ml dung dịch MgSO4 2M cho vào bình chứa.
  • Thêm từ từ nước cất vào bình cho đủ 100 ml.
  • Lắc đều, ta được 100 ml dung dịch MgSO4 0,4M.

Bài 43.2 trang 59

Từ dung dịch NaCl 1M, hãy trình bày cách pha chế 250 ml dung dịch NaCl 0,2M.

Bài giải :

250 ml = 0,25 lít.

Số mol NaCl là :

nNaCl = CM x V = 0,2 x 0,25 = 0,05 (mol)

Thể tích dung dịch NaCl 1M trong đó có hoà tan 0,05 mol NaCl :

V = n / CM = 0,05/1 = 0,05 lít = 50 (ml)

Phần pha chế :

  • Đong lấy 50 ml dung dịch NaCl 1M cho vào bình chứa.
  • Thêm dần dần nước cất vào bình cho đủ 250 ml.
  • Lắc đểu, ta được 250 ml dung dịch NaCl 0,2M cần pha chế.

Bài 43.3 trang 59

Hãy trình bày cách pha chế 150 ml dung dịch HNO3 0,25M bằng cách pha loãng dung dịch HNO3 5M có sẵn.

Bài giải :

150 ml = 0,15 lít.

Số mol HNO3 là :

nNaCl = CM x V = 0,25 x 0,15 = 0,0375 (mol)

Thể tích dung dịch HNO3 5M trong đó có hoà tan 0,0375 mol HNO3 :

V = n / CM = 0,0375 /5 =0,0075 lít = 7,5 (ml)

Phần pha chế :

  • Đong lấy 7,5 ml dung dịch HNO3 5M cho vào bình chứa.
  • Thêm dần dần nước cất vào bình cho đủ 150 ml.
  • Lắc đểu, ta được 150 ml dung dịch HNO3 5M cần pha chế.

Bài 43.4 trang 59

Từ glucozơ (C6H12O6) và nước cất, hãy trình bày cách pha chế 200 g dung dịch glucozơ 2%.

Bài giải :

Khối lượng glucozơ cần dùng :

mC6H12O6 = (C% x mdd) / 100% = (2% x 200) / 100% = 4 (g)

⇒ mH2O = mdd – mct = 200 – 4 = 196 (g)

Phần pha chế:

  • Cân lấy 4 g glucozơ cho vào bình chứa.
  • Đong 196 ml nước cất, đổ vào bình chứa trên.
  • Lắc mạnh cho glucozơ tan hết, ta được 200 g dung dịch glucơzơ 2%.

Bài 43.5 trang 59

Hãy trình bày cách pha chế các dung dịch theo những yêu cầu sau:

a) 250 ml dung dịch có nồng độ 0,1 M của những chất sau:

–   NaCl ;

–   KNO3;

–   CuSO4.

b) 200 g dung dịch có nồng độ 10% của mỗi chất nói trên.

Bài giải :

a) Ta có : 250 ml = 0,25 lít

–   NaCl :

Số mol NaCl có trong dung dịch :

nNaCl = CM x V = 0,1 x 0,25 = 0,025 (mol)

mNaCl = nNaCl x MNaCl = 0,025 x 58,5 = 1,4625 (g)

Phần pha chế :

  • Cân lấy 1,4625 gam NaCl cho vào bình tam giác.
  • Đong 250ml nước cất cho vào bình tam giác.
  • Lắc mạnh cho NaCl tan hết, ta được 250 ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,1 M.

–   KNO:

Số mol KNO3 có trong dung dịch :

nKNO3 = CM x V = 0,1 x 0,25 = 0,025 (mol)

mKNO3 = nKNO3 x MKNO3 = 0,025 x 101 = 2,525 (g)

Cách pha chế:

  • Cân lấy 2,525 g KNO3 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 300 ml.
  • Đổ từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến khi đủ 250 ml dung dịch, ta được 250 ml dung dịch KNO3 0,1M

–   CuSO

Số mol CuSOcó trong dung dịch :

nCuSO4  = CM x V = 0,1 x 0,25 = 0,025 (mol)

mCuSO4 = nCuSO4 x MCuSO4 = 0,025 x 160 = 4 (g)

Cách pha chế:

  • Cân lấy 4 g CuSOcho vào bình chia độ có dung tích 300 ml.
  • Đổ từ từ nước cất vào bình và khuấy nhẹ cho đến khi đủ 250 ml dung dịch CuSO0,1M.

b) Khối lượng chất tan là :

mct = (C% x mdd) / 100% = (10% x 200) / 100% = 20 (g)

mH2O = mdd – mct = 200 – 20 = 180 (g)

−   NaCl: Cân lấy 20 gam NaCl cho vào bình tam giác. Cân lấy 180 gam nước cất rồi đổ dần dần vào cốc và khuấy nhẹ cho NaCl tan hết. Được 200 gam dung dịch NaCl 10%.

−   KNO3: Cân lấy 20 gam KNO3 cho vào bình tam giác. Cân lấy 180 gam nước cất rồi đổ vào bình. Lắc mạnh cho KNO3 tan hết, ta được 200 gam dung dịch KNO3 10%.

−   CuSO4: Cân lấy 20 gam CuSO4 cho vào bình tam giác. Cân lấy 180 gam nước cất rồi đổ vào bình. Lắc mạnh cho CuSO4 tan hết ta được 200 gam dung dịch CuSO4 10%.

Bài 43.6 trang 59

Có những dung dịch ban đầu như sau :

a) NaCl 2M ;

b) MgSO4 0,5M.

c) KNO3 4M ;

Làm thế nào có thể pha chế được những dung dịch theo những yêu cầu sau :

– 500 ml dung dịch NaCl 0,5M ;

– 2 lít dung dịch MgSO4 0,2M ;

– 50 ml dung dịch KNO3 0,2M.

Bài giải :

a) Pha chế 500 ml dung dịch NaCl 0,5M từ dung dịch NaCl 2M.

nNaCl = CM x V = 0,5 x 0,5 = 0,25 (mol)

Vdd = n / CM = 0,25/2 = 0,125 lít = 125 ml

Phần pha chế :

  • Đong lấy 125 ml dung dịch NaCl 2M cho vào bình tam giác.
  • Thêm từ từ nước cất vào bình cho đủ 500 ml.
  • Lắc đều, ta được 500ml dung dịch NaCl 0,5M cần pha chế.

b) Pha chế 2 lít dung dịch MgSO4 0,2M từ MgSO4 0,5M.

nMgSO4 = CM x V = 0,2 x 2 = 0,4 (mol)

Vdd = n / CM = 0,4/0,5 = 0,8 lít = 800 ml

Cách pha chế:

  • Đong lấy 800 ml dung dịch MgSO4 0,5M đổ vào bình
  • Đổ từ từ nước cất vào bình cho được 2 lít.
  • Lắc đều, ta sẽ được 2 lít dung dịch MgSO4 cần pha chế.

c) Pha chế 50 ml dung dịch KNO3 0,2M từ KNO3 4M.

nKNO3 = CM x V = 0,2 x 0,05 = 0,01 (mol)

Vdd = n / CM = 0,01/4 = 0,0025 lít = 2,5 ml

Cách pha chế:

  • Đong lấy 2,5 ml dung dịch KNO3 4M vào bình.
  • Đổ từ từ nước cất vào bình cho được 50 ml.
  • Lắc đều, ta được 50 ml dung dịch KNO3 0,2M cần pha chế.

Bài 43.7 trang 59

Từ những muối và nước cất, hãy trình bày cách pha chế các dung dịch sau :

a) 2,5 kg dung dịch NaCl 0,9%

b) 50 g dung dịch MgCl2 4%

c) 250 g dung dịch MgSO4 0,1%

Bài giải :

a) Khối lượng NaCl cần dùng là :

mNaCl = (C% x mdd) / 100% = (0,9% x 2,5) / 100% = 0,0225 (kg)

mH2O = mdd – mct = 2,5 – 0,0225 = 2,4775 (kg) = 2477,5 (g)

Cách pha chế :

  • Cân lấy 22,5 g NaCl tinh khiết cho vào chậu thủy tinh có dung tích khoảng 3 lit.
  • Đổ thêm 2477,5 g nước cất vào chậu.
  • Khuấy nhẹ cho muối tan hết, ta được 2,5 kg dung dịch NaCl 0,9%.

b) Khối lượng MgCl2 cần dùng là :

mMgCl2  = (C% x mdd) / 100% = (4% x 50) / 100% = 2 (g)

mH2O = mdd – mct = 50 – 2 = 48 (g)

Cách pha chế :

Cân lấy 2 gam MgCl2 tinh khiết cho vào bình chứa có dung tích khoảng 100 ml

Đổ thêm 48 gam nước cất vào bình.

Khuấy nhẹ cho muối tan hết, ta được 50 gam dung dịch MgCl2 4%.

c) Khối lượng MgSO4 cần dùng là :

mMgSO4   = (C% x mdd) / 100% = (0.1% x 250) / 100% = 0,25 (g)

mH2O = mdd – mct = 250 – 0,25 = 249,75 (g)

Cách pha chế :

  • Cân lấy 0,25 g MgSO4 tinh khiết cho vào bình chứa có dung tích khoảng 300 ml.
  • Đổ thêm 249,75 gam nước cất vào bình.
  • Khuấy nhẹ cho muối tan hết, ta được 250 gam dung dịch MgSO4 0,1%.

Bài 43.8 trang 60

Có 2 lọ đựng dung dịch H2SO4. Lọ thứ nhất có nồng độ 1M, lọ thứ hai có nồng độ 3M. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 50 ml dung dịch H2SO4 có nồng độ 1,5M từ 2 dung dịch axit đã cho.

Bài giải :

Số mol H2SO4 cần pha chế 50 ml dung dịch H2SO4 1,5M:

nH2SO4 = CM x V = 1,5 x 0,05 = 0,075 (mol)

Gọi x (ml) là thể tích của dung dịch H2SO4 1M (1)

Gọi y (ml) là thể tích của dung dịch H2SO4 3M (2)

(1) nH2SO4 = CM x V = 0,001x (mol)

(2) nH2SO4 = CM x V = 0,003y (mol)

Ta có hệ phương trình :

0,001x + 0,003y = 0,075

x + y = 50

Giải hệ phương trình, ta có: x = 37,5 và y = 12,5.

Cách pha chế :

Đong lấy 37,5 ml dung dịch H2SO4 1M và 12,5 ml dung dịch H2SO4 3M cho vào bình tam giác, lắc đều, ta được 50 ml dung dịch H2SO4 1,5M.

Bài 43.9 trang 60

Cần dùng bao nhiêu mililít dung dịch NaOH 3% có khối lượng riêng là 1,05 g/ml và bao nhiêu mililít dung dịch NaOH 10% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml để pha chế được 2 lít dung dịch NaOH 8% có khối lượng riêng là 1,10 g/ml ?

Bài giải :

Khối lượng dung dịch NaOH :

mdd = D x V = 1,1 x 2000 = 2200 (g)

Khối lượng NaOH có trong 2 lit dung dịch :

mNaOH = (C% x mdd) / 100% = (8% x 2200) / 100% = 176 (g)

Gọi a (ml) là thể tích của dung dịch NaOH 3%

⇒ mdd = V x d = 1,05a

⇒ mNaOH = (C% x mdd) / 100% = (3% x 1,05a) / 100% = 0,0315a (g)

Gọi b (ml) là thể tích của dung dịch NaOH 10%

⇒ mdd = V x d = 1,12b

⇒ mNaOH = (C% x mdd) / 100% = (10% x 1,12b) / 100% = 0,112b (g)

Ta có hệ phương trình :

0,0315a + 0,112b = 176

a + b = 2000

Giải hệ phương trình, ta có : a = 569,3 và b = 1430,7.

Phần pha chế :

  • Đong lấy 569,3 ml dung dịch NaOH 3% và 1430,7 ml dung dịch NaOH 10% vào bình có dung tích khoảng 2,5 đến 3 lít.
  • Trộn đều, ta được 2 lít dung dịch NaOH 8%, có khối lượng riêng là 1,1 g/ml.

 

Đây là nội dung tóm tắt và giải bài tập Chương 6 bài 43: Pha chế dung dịch trong chương trình hóa học lớp 8 mà các bạn có thể tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục : Hóa học lớp 8

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *