Soạn văn Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt 

Soạn văn Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt 

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Soạn văn Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt 

Phần I: Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt 

1. Văn bản và mục đích giao tiếp 

a) Trong cuộc sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thấy ai đó biết, chúng ta cần nói hoặc viết ra.

b) Để biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng một cách đầy đủ, trọn vẹn cho các người khác hiểu, ta cần tạo lập văn bản – nghĩa là nói có đầu, có đuôi, mạch lạc và có lý lẽ.

c) 

+ Câu ca dao được sáng tác với mục đích đem lại lời khuyên cho mọi người.

+ Chủ đề của văn bản là giữ cho chí bền.

+ Câu 6 và câu 8 được liên kết với nhau câu bằng yếu tố vần. 

+ Câu thứ hai làm rõ câu thứ nhất, Từ đó, biểu đạt trọn vẹn ý của văn bản. 

+ Câu ca dao là văn bản bao gồm hai câu.

d) Lời phát biểu cũng là một văn bản vì nó là một chuỗi lời có chủ đề, và có sự liên kết với nhau. Đây được xem là một văn bản nói.

đ) Bức thư là văn bản viết, có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm tới người nhận thư.

e) Những thiệp mời, đơn xin đều là văn bản vì chúng có mục đích rõ ràng, yêu cầu thông tin và thể thức nhất định.

2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

+ Tự sự: Tấm Cám, Con Rồng Cháu Tiên, Sự Tích Hồ Gươm,Bánh chưng bánh giầy…

+ Miêu tả: các đoạn văn tả cảnh, tả vật, tả người…

+ Biểu cảm: Ca dao, thơ trữ tình… 

+ Nghị luận: tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “Có công mài sắt có ngày nên kim”…

+ Thuyết minh: Thuyết minh thuốc chữa bệnh, thuyết minh thí nghiệm, thuyết minh về đồ vật, địa điểm…

+ Hành chính – công vụ: Thông báo, giấy mời, báo cáo, đơn từ, chứng từ…

Bài tập:

+ Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố: hành chính – công vụ. 

+ Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá: tự sự. 

+ Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu: miêu tả. 

+ Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội: thuyết minh. 

+ Bài tỏ lòng mến yêu môn bóng đá: biểu cảm. 

+ Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt đến việc học và công tác của nhiều người: nghị luận. 

Phần II: Luyện tập

Bài 1: 

a, Phương thức tự sự.

b, Phương thức miêu tả.

c, Phương thức biểu cảm.

d, Phương thức thuyết minh.

Bài 2:

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự. Vì nó được trình bày diễn biến sự việc một cách liên kết, mạch lạc, có sự kiện mở đầu và sự kiện kết thúc. 

Đó là cách soạn văn Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt  mà các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 6 hoặc trong list bài soạn văn 6

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *