Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 36: Nước
Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 36: Nước
Mục lục
Dưới đây là bài tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 36 mà bạn có thể tham khảo để học hóa tốt hơn !
1. Tóm tắt hóa học lớp 8 bài 36:
– Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là hiđro và oxi, chúng đã hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là hai phần khí hiđro và một phần khí oxi.
– Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC, hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí.
– Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca, …) tạo thành bazơ và hiđro ; tác dụng với một số oxit bazơ tạo ra bazơ như NaOH, KOH ; tác dụng với một số oxit phi kim tạo ra axit.
2. Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 8 bài 36:
Bài 1 trang 125
Dùng từ, cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
oxit axit | oxit bazơ | nguyên tố | hiđro | oxi | kim loại |
Nước là hợp chất tạo bởi hai…………là ………….và ……………..Nước tác dụng với một số …………….ở nhiệt độ thường và một số ……………tạo ra bazơ; tác dụng với nhiều …………..tạo ra axit.
Bài giải :
Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là oxi và hiđro. Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường và một số oxit bazơ tạo nên bazơ; tác dụng với oxit axit tạo ra axit.
Bài 2 trang 125
Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước ? Viết các phương trình hóa học có thể xảy ra ?
Bài giải :
Bằng phương pháp phân hủy nước bằng dòng điện hoặc tổng hợp nước (thực nghiệm) để chứng minh thành phần định tính và định lượng của nước.
Phương trình hóa học:
2H2O 2H2 ↑ + O2 ↑
2H2 + O2 2H2O
Bài 3 trang 125
Tính thể tích khí hiđro và oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 gam nước.
Bài giải :
Số mol nước tạo thành là :
nH2O = mH2O / MH2O = 1,8/18 = 0,1 (mol)
Phương trình phản ứng :
2H2 + O2 2H2O
2 mol 1 mol 2 mol
0,1 mol ← 0,05 mol ← 0,1 mol
Thể tích khí hiđro tham gia phản ứng :
VH2 = nH2 x 22,4 = 0,1 x 22,4 = 2,24 (lít)
Thể tích khí oxi tham gia phản ứng :
VO2 = nO2 x 22,4 = 0,05 x 22,4= 1,12 (lít)
Bài 4 trang 125
Tính khối lượng nước ở trạng thái lỏng sẽ thu được khi đốt cháy hoàn toàn 112 lít khí hiđro (ở đktc) với khí oxi.
Bài giải :
Số mol khí hiđro là :
nH2 = VH2 / 22,4 = 112/22,4 = 5 (mol)
Phương trình phản ứng :
2H2 + O2 2H2O
2 mol 1 mol 2 mol
5 mol → 5 mol
Khối lượng nước thu được :
mH2O = nH2O x MH2O = 5 x 18 = 90 (g)
Khối lượng riêng của nước là 1 g/ml, nên thể tích nước (ở dạng lỏng) thu được là :
V = m / D = 90/1 = 90 (ml)
Bài 5 trang 125
Viết phương trình các phản ứng hóa học tao ra bazơ và axit. Làm thế nào để nhận biết được dung dịch axit và dung dịch bazơ ?
Bài giải :
Phương trình phản ứng tạo ra bazơ :
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Na2O + H2O → 2NaOH
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
CaO + H2O → Ca(OH)2
Phương trình phản ứng tạo ra axit :
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Nhận biết dung dịch axit :
Quỳ tím hóa đỏ.
Tác dụng với kim loại, muối cacbonat có khí bay lên.
Nhận biết dung dịch bazơ :
Quỳ tím hóa xanh.
Phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.
Bài 6 trang 125
Hãy kể những dẫn chứng về vai trò quan trọng của nước trong đời sống và sản xuất mà em nhìn thấy trực tiếp ? Nêu những biện pháp chống ô nhiễm ở địa phương em ?
Bài giải :
Vai trò: Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Nước cũng tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật. Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải…
Biện pháp chống ô nhiễm: Không xả rác ra nguồn nước, phải xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp khi cho nước thải chảy vào hồ, sông, biển, …
3. Hướng dẫn giải bài tập Sách bài tập Hóa học 8 bài 36:
Bài 36.1 trang 48
Cho các oxit: CaO ; Al2O3 ; N2O5, CuO ; Na2O ; BaO ; MgO ; P2O5 ; Fe3O4 ; K2O. Số oxit tác dụng với nước tạo ra bazơ tương ứng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Bài giải :
Các oxit tác dụng với H2O tạo ra bazơ là:
CaO + H2O → Ca(OH)2
Na2O + H2O → 2NaOH
BaO + H2O → Ba(OH)2
K2O + H2O → 2KOH
⇒ Chọn đáp án B.
Bài 36.2 trang 49
Cho các oxit: CO2 ; SO2 ; CO ; P2O5 ; N2O5 ; NO ; SO3 ; BaO ; CaO. Số oxit tác dụng với .nước tạo ra axit tương ứng là
A.6. B. 4. C.5. D. 8.
Bài giải :
Các oxit tác dụng với H2O tạo ra axit tương ứng là:
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
N2O5 + H2O → 2HNO3
SO3 + H2O → H2SO4
⇒ Chọn đáp án C.
Bài 36.3 trang 49
Có ba chất gồm MgO, N2O5, K2O đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn. Để nhận biết các chất trên, ta dùng thuốc thử là
A. nước. B. nước và phenolphtalein.
C. dung dịch HCl. D. dung dịch H2SO4.
Bài giải :
Trích mẫu thử.
Cho nước vào các mẫu thử chứa các chất trên :
Chất không tan là MgO
Chất nào tan thành dung dịch là N2O5
Chất nào tan và làm dung dịch làm phenol chuyển hồng là K2O
Phương trình hóa học :
N2O5 + H2O → 2HNO3
K2O + H2O → 2KOH
⇒ Chọn đáp án B.
Bài 36.4 trang 49
Trong các oxit sau, oxit nào tác dụng được với nước ? Nếu có hãy viết phương trình hoá học của phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành : SO3, Na2O, Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2.
Bài giải :
Các oxit tác dụng với nước là: SO3, Na2O, CaO, P2O5, CO2.
SO3 + H2O → H2SO4 (axit sunfuric)
Na2O + H2O → 2NaOH (natri hiđroxit)
CaO + H2O → Ca(OH)2 (canxi hiđroxit)
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (axit photphoric)
CO2 + H2O → H2CO3 (axit cacbonic)
Bài 36.5 trang 49
Cho nổ một hỗn hợp gồm 1 mol hiđro và 14 lít khí oxi (đktc).
a) Có bao nhiêu gam nước được tạo thành ?
b) Chất khí nào còn dư và dư bao nhiêu lít ?
Bài giải :
Số mol oxi là :
nO2 = VO2 / 22,4 = 14/22,4 = 0,625 (mol)
Phương trình phản ứng :
2H2 + O2 2H2O
2 mol 1 mol 2 mol
1 mol → 0,05 mol → 1 mol
Theo phương trình tỷ số mol của H2 và O2 là :
1/2 < 0,625/1 ⇒ O2 dư, H2 hết. Tính theo số mol H2
nH2O = nH2 = 1 (mol)
Khối lượng nước được tạo thành là :
mH2O = nH2O x MH2O = 1 x 18 = 18 (g)
b) Chất dư là oxi.
Số mol oxi phản ứng : nO2 = 0,5 (mol)
Số mol oxi dư : nO2dư = 0,625 – 0,5 = 0,125 (mol)
Thể tích khí oxi dư :
VO2dư = nO2dư x 22,4 = 0,125 x 22,4 = 2,8 (lít)
Bài 36.6 trang 49
Cho một hỗn hợp chứa 4,6 g natri và 3,9 g kali tác dụng với nước.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính thể tích khí hiđro (đktc) thu được.
c) Dung dịch sau phản ứng làm đổi màu giấy quỳ tím như thế nào ?
Bài giải :
a) Phương trình phản ứng :
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
b) Số mol Na và K là :
nNa = mNa / MNa = 4,6/23 = 0,2 (mol)
nK = mK / MK = 3,9/39 = 0,1 (mol)
Ta có :
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (1)
2 mol 2 mol 2 mol 1 mol
0,2 mol → 0,1 mol
2K + 2H2O → 2KOH + H2 (2)
2 mol 2 mol 2 mol 1 mol
0,1 mol → 0,05 mol
Số mol H2 sinh ra là :
nH2 = nH2(1) + nH2(2) = 0,1 + 0,05 = 0,15 (mol)
Thể tích H2 sinh ra là :
VH2 = nH2 x 22,4 = 0,15 x 22,4 = 3,36 (lít)
c) Dung dịch sau phản ứng làm giấy quỳ hóa xanh vì sau phản ứng thu được dung dịch bazơ (NaOH, KOH).
Bài 36.7 trang 49
Dưới đây cho một số nguyên tố hoá học :
Natri, đồng, photpho, magie, nhôm, cacbon, lưu huỳnh.
a) Viết công thức các oxit của những nguyên tố trên theo hoá trị cao nhất của chúng.
b) Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa các oxit trên (nếu có) với nước.
c) Dung dịch nào sau phản ứng làm đổi màu giấy quỳ tím ?
Bài giải :
a) Công thức các oxit theo hoá trị cao nhất của natri, đồng, photpho, magie. nhôm, cacbon, lưu huỳnh là : Na2O, CuO, P2O5, MgO, Al2O3, CO2, SO3.
b) Phản ứng của các oxit tác dụng với nước :
Na2O + H2O → 2NaOH
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
CO2 + H2O → H2CO3
Các oxit không hoà tan vào nước là : CuO, MgO, Al2O3.
c) Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím hóa xanh: NaOH.
Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím hóa đỏ: H3PO4, H2CO3, H2SO4.
Bài 36.8 trang 49
Cho 210 kg vôi sống (CaO) tác dụng với nước, em hãy tính lượng Ca(OH)2 thu được theo lí thuyết. Biết rằng vôi sống có 10% tạp chất không tác dụng với nước.
Bài giải :
Khối lượng CaO nguyên chất :
mCaO = 210 x (100% – 10%) = 210 x 90% = (210 x 90) / 100 = 189 (kg)
Phương trình phản ứng :
CaO + H2O → Ca(OH)2
56 kg 74 kg
189kg ? kg
Khối lượng Ca(OH)2 thu được là :
mCa(OH)2 = (189 x 74) / 56 = 249,75 (kg)
Bài 36.9 trang 49
Viết phương trình phản ứng hóa học biểu diễn các biến hóa sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng nào ?
Bài giải :
a) K → K2O → KOH
4K + O2 → 2K2O
K2O + H2O → 2KOH
Hai phản ứng trên đều là phản ứng hóa hợp.
b) P → P2O5 → H3PO4
4P + 5O2 → 2P2O5
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Hai phản ứng trên đều là phản ứng hóa hợp.
c)
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
Phản ứng trên là phản ứng thế.
4Na + O2 → 2Na2O
Na2O + H2O → 2NaOH
Hai phản ứng trên đều là phản ứng hóa hợp.
Bài 36.10 trang 50
Cho sơ đồ chuyển hoá sau :
CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3.
Viết các phương trình hoá học của phản ứng biểu diễn chuyển hoá trên.
Bài giải :
Phương trình hoá học :
CaCO3 CaO + CO2 ↑
CaO + H2O → Ca(OH)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Bài 36.11 trang 50
Đốt cháy 10 cm3 khí hiđro trong 10 cm3 khí oxi. Biết các thể tích khí đo cùng ở 100°C và áp suất khí quyển. Thể tích chất khí còn lại sau phản ứng là
A. 5 cm3 hiđro
B. 10 cm3 hiđro
C. Chỉ có 10 cm3 hơi nước
D. 5 cm3 oxi
Bài giải :
Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ (100°C ) và áp suất (khí quyển) nên tỷ lệ thể tích bằng tỷ lệ số mol :
2H2 + O2 2H2O
2 mol 1 mol 2 mol
Tỷ lệ thể tích của H2 và O2 là :
10/2 < 10/1 ⇒ H2 hết, O2 dư.
Thể tích khí oxi phản ứng là :
VO2 (pư) = 1/2VH2 = 1/2 x 10 = 5 (cm3)
Thể tích khí oxi dư là :
VO2 dư = 10 – 5 = 5 (cm3)
Đây là nội dung tóm tắt và giải bài tập Chương 5 bài 36: Nước trong chương trình hóa học lớp 8 mà các bạn có thể tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục : Hóa học lớp 8