Tóm tắt và giải hóa lớp 9 bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Tóm tắt và giải hóa lớp 9 bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Dưới đây là bài tóm tắt và giải hóa lớp 9 bài 1 mà bạn có thể tham khảo để học hóa tốt hơn !

Hoa 9 bai 1

1. Tóm tắt hóa học lớp 9 bài 1:

  • Tính chất hóa học của oxit :

–   Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm), tác dụng với axit tạo thành muối và nước, tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

–   Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước, tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.

  • Phân loại : Dựa vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại oxit thành 4 loại :

–   Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

–   Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

–   Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

–   Oxit trung tính hay còn gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

2. Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 9 bài 1:

Bài 1 trang 6

Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với

a) nước ?

b) axit clohiđric ?

c) natri hiđroxit ?

Viết phương trình hóa học.

Bài giải :

a) Những oxit tác dụng với nước là CaO và SO3 :

CaO + H2O → Ca(OH)2

SO3 + H2O → H2SO4

b) Những oxit tác dụng với axit clohiđric là CaO và Fe2O3 :

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

c) Những oxit tác dụng với natri hiđroxit là SO3 :

SO3 + NaOH → NaHSO4

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

Bài 2 trang 6

Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau.

Bài giải :

Những cặp chất tác dụng được với nhau là: H2O và CO2; H2O và K2O; CO2 và K2O; CO2 và KOH.

H2O + CO2 → H2CO3

H2O + K2O → 2KOH

K2O + CO2 → K2CO3

KOH + CO2 → KHCO3

2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

Bài 3 trang 6

Từ những chất: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn chất thích hợp điền vào các sơ đồ phản ứng sau :

a) Axit sunfuric + … → Kẽm sunfat + Nước

b) Natri hiđroxit + … → Natri sunfat + Nước

c) Nước + … → Axit sunfurơ

d) Nước + … → Canxi hiđroxit

e) Canxi oxit + … → Canxi cacbonat

Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng trên.

Bài giải :

a) H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O

b) 2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O

c) H2O + SO2 → H2SO3

d) H2O + CaO → Ca(OH)2

e) CaO + CO2 → CaCO3

Bài 4 trang 6

Cho những oxit sau : CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng được với

a) Nước, tạo thành dung dịch axit

b) Nước, tạo thành dung dịch bazơ

c) Dung dịch axit, tạo thành muối và nước.

d) Dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.

Viết các phương trình hóa học.

Bài giải :

a) Những chất tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit là CO2, SO2 :

CO2 + H2O → H2CO3

SO2 + H2O → H2SO3

b) Những chất tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ là Na2O, CaO :

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

c) Những chất tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước là Na2O, CaO, CuO :

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

d) Những chất tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước là CO2, SO2 :

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Bài 5 trang 6

Có hỗn hợp khí CO2 và O2 làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên ? Trình bày cách làm và viết phương trình hóa học.

Bài giải :

Dẫn hỗn hợp khí CO2 và O2 đi qua một dung dịch kiềm (lấy dư). Khí CO2 bị hấp thụ hết do có phản ứng với kiềm, khí thoát ra khỏi bình là khí O2 ⇒ ta thu được khí O2.

Phương trình hóa học :

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Bài 6 trang 6

Cho 1,6 gam đồng (II) oxit tác dụng với 100 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

Bài giải :

mH2SO4 = (mdd x C%) / 100% = (100 x 20%) / 100% = 20 (g)

nH2SO4 = mH2SO4 / MH2SO4 = 20/98 ≈ 0,2 (mol)

nCuO = mCuO / MCuO = 1,6/80 = 0,02 (mol)

a) Phương trình hóa học :

    CuO       +        H2SO4        →        CuSO4        +        H2O

0,02 mol      →    0,02 mol          →   0,02 mol

Tỉ lệ mol :

0,02/1 < 0,2/1 ⇒ CuO phản ứng hết, H2SO4 dư. Tính theo số mol CuO.

b) Dung dịch sau phản ứng có hai chất tan là CuSO4 và H2SO4 còn dư.

nCuSO4 = nCuO = 0,02 (mol)

mCuSO4 = nCuSO4 x MCuSO4 = 0,02 x 160 = 3,2 (g)

Khối lượng H2SO4 dư sau phản ứng :

mH2SO4 dư = mban đầu – mpư = 20 – (98 x 0,02) = 18,04 (g)

Khối lượng dung dịch là :

mdd = mCuO + mdd H2SO4 = 1,6 + 100 = 101,6 (g)

Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng :

C%CuSO4 = (mct / mdd) x 100% = (3,2 / 101,6) x 100% ≈ 3,15%

C%H2SO4 = (mct / mdd) x 100% = (18,04 / 101,6) x 100% ≈ 17,76%

3. Hướng dẫn giải bài tập Sách bài tập Hóa học 9 bài 1 :

Bài 1.1 trang 3

Có những oxit sau : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO. Hãy cho biết những chất nào có thể điều chế bằng

a) phản ứng hoá hợp ? Viết phương trình hoá học.

b) phản ứng phân huỷ ? Viết phương trình hoá học.

Bài giải :

a) Điều chế bằng phương pháp hoá hợp : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO.

2H2 + O2 → 2H2O

S + O2 Mui ten SO2

2Cu + O2 Mui ten 2CuO

C + O2 Mui ten CO2

2Ca + O2 Mui ten 2CaO

2Mg + O2 Mui ten 2MgO

b) Điều chế bằng phương pháp phân huỷ : CuO, CO2, CaO, MgO.

CuCO3 Mui ten CuO + CO2

CaCO3 Mui ten CaO + CO2

MgCO3 Mui ten MgO + CO2

Bài 1.2 trang 3

Hãy viết công thức hoá học và tên gọi của

a) 5 oxit bazơ ;

b) 5 oxit axit.

Bài giải :

a) 5 oxit bazơ :

CuO : đồng (II) oxit

Na2O: natri oxit

CaO: canxi oxit

Al2O3: nhôm oxit

Fe2O3: sắt (III) oxit

b) 5 oxit axit :

CO2: cacbon đioxit

SO3: lưu huỳnh trioxit

CO: cacbon monooxit

P2O5: điphotpho pentaoxit

N2O5: đinitơ pentaoxit

Bài 1.3 trang 3

Khí cacbon monooxit (CO) có lẫn các tạp chất là khí cacbon đioxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit (SO2) Làm thế nào tách được những tạp chất ra khỏi CO ? Viết các phương trình hoá học.

Bài giải :

Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch bazơ dư, các tạp chất là oxit axit bị giữ lại. Đi ra khỏi dung dịch là khí CO (oxit trung tính không tác dụng với bazơ).

Phương trình phản ứng :

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

Bài 1.4 trang 3

Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau :

a) S : 50% ;

b) C : 42,8% ;

c) Mn : 49,6% ;

d) Pb : 86,6%.

Bài giải :

a) Phần trăm khối lượng của O là : 100% – 50% = 50%

Đặt công thức hoá học của oxit lưu huỳnh là SxOy, ta có :

x : y = 50/32 : 50/ 16 = 1 : 2

Công thức hóa học cần tìm là SO2.

b) Phần trăm khối lượng của O là : 100% – 42,8% = 57,2%

Đặt công thức hoá học của cacbon oxit là CxOy, ta có :

x : y = 42,8/12 : 57,2/16 = 1 : 1

Công thức hóa học cần tìm là CO.

c) Phần trăm khối lượng của O là : 100% – 49,6% = 50,4%

Đặt công thức hóa học cần tìm là MnxOy , ta có :

x : y = 49,6/55 : 50,4/16 = 2 : 7

Công thức hóa học cần tìm là Mn2O7.

d) Phần trăm khối lượng của O là: 100% – 86,6% = 13,4%

Đặt công thức hóa học cần tìm là PbxOy, ta có :

x : y = 86,6/207 : 13,4/16 = 1 : 2

Công thức hóa học cần tìm là PbO2.

Bài 1.5 trang 3

Biết rằng 1,12 lít khí cacbon đioxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hoà.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng.

Bài giải :

a) Phương trình hoá học :

2NaOH + CO2 ⟶ H2O + Na2CO3

b) Số mol của CO2 là :

 nCO2 = V / 22,4 = 1,12 / 22,4 = 0,05 (mol)

nNaOH = 2nCO2 = 0,05 x 2 = 0,1 (mol)

Nồng độ mol của dung dịch NaOH là :

CM = n / V = 0,1/0,1 = 1(M)

Bài 1.6 trang 4

Cho 15,3 gam oxit của kim loại hoá trị II vào nước thu được 200 gam dung dịch bazơ với nồng độ 8,55%. Hãy xác định công thức của oxit trên.

Bài giải :

Đặt công thức hoá học của oxit là MO ⇒ Công thức bazơ là M(OH)2

Khối lượng chất tan là :

mct = (mdd x C%) / 100% = (200 x 8,55%) / 100% = 17,1 (g)

MM(OH)2 = M + (16 + 1).2 = M + 34 (g/mol)

Phương trình hóa học :

MO + H2O → M(OH)2

Ta có :

nMO = mMO / MMO = 15,3 / (M + 16)

nM(OH)2 = mM(OH)2 / MM(OH)2 = 17,1 / (M + 34)

Từ phương trình ta có :

nMO = nM(OH)2 

→ 15,3 / (M + 16) = 17,1 / (M + 34)

→ M = 137 (Ba)

Vậy công thức oxit là BaO.

Bài 1.7 trang 4

Cho 38,4 gam một oxit axit của phi kim X có hoá trị IV tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 400 gam dung dịch muối nồng độ 18,9%. Xác định công thức của oxit.

Bài giải :

Đặt công thức của oxit là XO2.

mmuối = (mdd x C%) / 100% = (400 x 18,9%) / 100% = 75,6 (g)

Phương trình hóa học :

XO2 + 2NaOH → Na2XO3 + H2O

Ta có :

nXO2 = mXO2 / MXO2 = 38,4 / (X + 32)

nNa2XO3 = mNa2XO3 / MNa2XO3 = 75,6 / (X + 94)

Theo phương trình ta có :

nXO2 = nNa2XO3

→ 38,4 / (X + 32) = 75,6 / (X + 94)

→ X = 32 (S)

Vậy công thức oxit là SO2.

 

Đây là nội dung tóm tắt và giải bài tập Chương 1 bài 1: Tính chất hóa học của oxit – Khái quát về sự phân loại oxit trong chương trình hóa học lớp 9 mà các bạn có thể tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục : Hóa học lớp 9

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *