Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 24: Tính chất của oxi

Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 24: Tính chất của oxi

Dưới đây là bài tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 24 mà bạn có thể tham khảo để học hóa tốt hơn!

Hoa 8 bai 24

1. Tóm tắt hóa học lớp 8 bài 24:

–   Tính chất vật lí : Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC, oxi ở thể lỏng có màu xanh nhạt.

–   Tính chất hóa học : Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.

2. Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 8 bài 24:

Bài 1 trang 84

Dùng từ hoặc cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

kim loại phi kim rất hoạt động phi kim rất hoạt động hợp chất

Khí oxi là một đơn chất ..……….. Oxi có thể phản ứng với nhiều ……………., ……………, ……………..

Bài giải:

Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động. Oxi có thể phản ứng với nhiều phi kim, kim loại, hợp chất.

Bài 2 trang 84

Nêu các thí dụ chứng minh rằng oxi là đơn chất rất hoạt động (đặc biệt ở nhiệt độ cao).

Bài giải:

Oxi là một đơn chất rất hoạt động, khi ở nhiệt độ cao oxi tác dụng với:

  •  Phi kim:

S + O2 Mui ten SO2

  • Kim loại

3Fe + 2O2 Mui ten Fe3O4

  • Hợp chất:

CH4 + 2O2 Mui ten CO2 + 2H2O

Bài 3 trang 84

Butan có công thức C4H10 khi cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước, đồng thời tỏa nhiều nhiệt. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của butan.

Bài giải:

Phương trình hóa học:

2C4H10 + 13O2 Mui ten 8CO2 + 10H2O + Q (Q là nhiệt lượng).

Bài 4 trang 84

Đốt cháy 12,4 g photpho trong bình chứa 17 g khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5 (là chất rắn, trắng).

a) Photpho hay oxi chất nào còn thừa và số mol chất còn dư là bao nhiêu ?

b) Chất nào được tạo thành ? Khối lượng là bao nhiêu ?

Bài giải:

a)

SGK hoa 8 bai 24.1

b)

Chất được tạo thành là P2O5. Theo phương trình phản ứng ta có:

nP2O5 = 1/2.nP = 1/2 . 4 = 0,2 (mol)

Khối lượng điphotpho pentaoxit tạo thành là :

mP2O5 = nP2O5 . MP2O5 =  0,2.(31.2 + 16.5) = 28,4 (gam)

Bài 5 trang 84

Đốt cháy hoàn toàn 24 kg than đá có chứa 0,5% tạp chất của lưu huỳnh và 1,5% tạp chất khác không cháy được. Tính thể tích CO2 và SO2 tạo thành (ở điều kiện tiêu chuẩn).

Bài giải:

Phần trăm khối lượng cacbon có trong than đá là:

%C = 100% – 0,5% – 1,5% = 98%

Khối lượng của cacbon là:

mC = 24 x 98% = (24 x 98) / 100 = 23,52 (kg) = 23520 (g)

nC = mC / MC = 23520 / 12 = 1960 (mol)

Khối lượng của lưu huỳnh là:

mS = 24 x 0,5% = (24 x 0,5) / 100 = 0,12 (kg) = 120 (g)

nS = mS / MS = 120 / 32 = 3,75 (mol)

Phương trình hóa học các phản ứng xảy ra:

Bài 6 trang 84

Giải thích tại sao :

a) Khi nhốt một con dế mèn (hoặc một con châu chấu) vào một cái lọ nhỏ rồi đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết dù có đủ thức ăn ?

b) Người ta phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh hoặc chậu bể cá sống ở các cửa hàng bán cá ?

Bài giải:

a) Vì trong quá trình hô hấp của chúng cần oxi cho quá trình trao đổi chất (quá trình này góp phần vào sự sinh tồn của người và động vật), khi ta đậy nút kín tức có nghĩa là sau một thời gian trong lọ sẽ hết khí oxi để duy trì sự sống. Do đó con vật sẽ chết.

b) Người ta phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh hoặc chậu bể chứa cá sống ở các cửa hàng bán cá vì cá cũng cần oxi cho quá trình hô hấp, mà trong bể cá thường thiếu oxi. Do đó cần phải cung cấp thêm oxi cho cá bằng cách sục khí vào bể.

3. Hướng dẫn giải bài tập Sách bài tập Hóa học 8 bài 24:

Bài 24.1 trang 32

Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Oxi là chất khí tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí.

B. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.

C. Khí oxi dễ dàng tác dụng được với nhiều đơn chất (kim loại, phi kim) và hợp chất.

D. Ở nhiệt độ cao, khí oxi dễ dàng tác dụng được với nhiều đơn chất (kim loại, phi kim) và hợp chất.

Bài giải:

Phương trình hóa học:

3Fe + 2O2 Mui ten Fe3O4

S + O2 Mui ten SO2

CH4 + 2O2 Mui ten CO2 + 2H2O

⇒ Chọn đáp án D.

Bài 24.2 trang 32

Viết các phương trình hoá học của phản ứng giữa O2 với :

a) 3 kim loại hoá trị I, II, III.

b) 3 phi kim, thí dụ như C, S, P…

c) 3 hợp chất, thí dụ như :

– khí ga (butan C4H10) sinh ra cacbon đioxit và nước.

– khí amoniac (NH3) sinh ra khí nitơ và nước.

– khí hiđro sunfua (H2S) sinh ra khí sunfurơ và nước.

Bài giải:

a) Ba kim loại:

SBT hoa 8 bai 24.1.1

b) Ba phi kim:

c) Ba hợp chất:

SBT hoa 8 bai 24.1.3

Bài 24.3 trang 32

Oxi trong không khí là đơn chất hay hợp chất ? Vì sao cá sống được trong nước ? Những lĩnh vực hoạt động nào của con người cần thiết phải dùng bình nén oxi để hô hấp ?

Bài giải:

–   Oxi trong không khí là đơn chất.

–   Cá sống được trong nước vì trong nước có hoà tan khí oxi.

–   Những lĩnh vực hoạt động của con người cần thiết phải dùng bình nén oxi để hô hấp là : thợ lặn, phi công lái máy bay, phi công vũ trụ, bệnh nhân khó thở, công nhân làm việc ở các hầm mỏ sâu…

Bài 24.4 trang 32

Trong ba bình giống hệt nhau và có chứa thể tích oxi như nhau. Đồng thời ta cho vào 3 bình : bình (1) một cục than đang cháy, bình (2) hai cục than đang cháy, bình (3) ba cục than đang cháy (các cục than có kích thước như nhau).

Mo hinh bai 24.4

Em hãy nhận xét về hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên.

Bài giải:

Ở bình (1) cục than cháy lâu hơn ở bình (2). Bình (2) cục than cháy lâu hơn ở bình (3) vì lượng oxi ở 3 bình đều như nhau.

Bài 24.5 trang 33

Người và động vật trong quá trình hô hấp hấp thụ O2, thở ra khí CO2. Nhiên liệu xăng, dầu trong quá trình đốt cháy cũng cần O2 và thải ra CO2. Như vậy lượng O2 phải mất dần, nhưng trong thực tế hàng nghìn năm nay, tỉ lệ về thể tích của oxi trong không khí luôn luôn xấp xỉ bằng 20%. Hãy giải thích.

Bài giải:

Lượng O2 không mất dần do sự quang hợp của cây xanh đã hấp thụ khí CO2 và tạo ra lượng khí oxi rất lớn. Do đó tỉ lệ oxi trong không khí (tính theo thể tích) luôn luôn xấp xỉ bằng 20%.

Bài 24.6 trang 33

Có những chất sau : O2, Mg, P, Al, Fe

Hãy chọn một trong những chất trên và hệ số thích hợp điền vào chỗ trống trong các phương trình hoá học sau :

a) 4Na + … Mui ten 2Na2O

b) … + O2 Mui ten MgO

c) … + 5O2 Mui ten 2P2O5

d) … + 3O2 Mui ten 2Al2O3

e) … + … Mui ten Fe3O4

Bài giải:

a) 4Na + O2 Mui ten 2Na2O

b) 2Mg + O2 Mui ten 2MgO

c) 4P + 5O2 Mui ten 2P2O5

d) 4Al + 3O2 Mui ten 2Al2O3

e) 3Fe + 2O2 Mui ten Fe3O4

Bài 24.7 trang 33

Đổ đầy nước vào hộp các-tông (hộp đựng nước uống Vinamilk) kín, đun hộp đó trên bếp lửa, hộp các-tông không cháy mà nước lại sôi.

a) Ở nhiệt độ nào thì nước sôi ?

b) Trong thời gian nước sôi nhiệt độ có thay đổi không ?

c) Vỏ các-tông cháy ở nhiệt độ trên hay dưới 100°C ? Tại sao ?

d) Điều gì xảy ra nếu như trong hộp không chứa nước ?

Bài giải:

a) Ở 100oC thì nước sôi.

b) Trong thời gian sôi, nhiệt độ của nước không đổi.

c) Vỏ cát-tông cháy ở nhiệt độ trên 100oC, khi chứa đầy nước vỏ hộp cac-tông không cháy trên bếp lửa, khi hết nước hộp cac-tông sẽ cháy.

d) Nếu trong hộp cat-tông hết nước thì vỏ hộp sẽ cháy khi đun hộp trên bếp lửa.

Bài 24.8 trang 33

Trong giờ học về sự cháy, một em học sinh phát biểu : Cây nến cháy và bóng đèn điện cháy. Phát biểu đó có đúng không ?

Bài giải:

Phát biểu chỉ đúng câu đầu : Cây nến cháy vì có phản ứng cháy của nến với khí oxi, còn bóng đèn sáng lên không phải là phản ứng cháy (vì không có khí oxi) mà là dây tóc bóng đèn nóng lên thì phát sáng nhờ nguồn điện.

Bài 24.9 trang 33

a) Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hoàn toàn 5 mol cacbon ? 5 mol lưu huỳnh ?

b) Trong giờ thực hành thí nghiệm, một em học sinh đốt cháy 3,2 g lưu huỳnh trong 1,12 lít oxi (đktc). Vậy theo em lưu huỳnh cháy hết hay còn dư ?

Bài giải:

a)

C       +      O2 Mui ten   CO2

5 mol  →  5 mol

Khối lượng oxi để đốt cháy 5 mol cacbon là : 5 x 32 = 160 (g)

S          +      O2 Mui ten SO2

5 mol  →  5 mol

Khối lượng oxi để đốt cháy 5 mol lưu huỳnh là : 5 x 32 = 160 (g)

b)

SBT hoa 8 bai 24.9

Bài 24.10 trang 33

Tính thể tích khí oxi và thể tích không khí (đktc) cần thiết để đốt cháy :

a) 1 mol cacbon ; b) 1,5 mol photpho

Cho biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.

Bài giải:

a) Phương trình phản ứng khi đốt cháy cacbon:

C       +      O2 Mui ten   CO2

1 mol  →  1 mol

Thể tích oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy 1 mol C là:

VO2 = nO2 x 22,4 = 1 x 22,4 = 22,4 (lít)

Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy 1 mol C là:

Vkk = 5VO2 = 5 x 22,4 = 112 (lít)

b) Phương trình hóa học khi đốt cháy photpho:

4P      +     5O2 Mui ten 2P2O5

4 mol        5 mol             2 mol

1,5 mol     ? mol

nO2 = (1,5 x 5) / 4 = 1,875 (mol)

Thể tích oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy 1,5 mol P là:

VO2 = nO2 x 22,4 = 1,875 x 22,4 = 42 (lít)

Thể tích của không khí cần dùng là:

Vkk = 5VO2 = 5 x 42=210 (lít)

Bài 24.11 trang 34

Tính khối lượng của N/2 nguyên tử oxi, của N/4 phân tử oxi và so sánh hai kết quả này.

Bài giải:

Khối lượng của N nguyên tử oxi bằng 16 g

⇒ Khối lượng của N/2 nguyên tử oxi bằng 8 g

Khối lượng của N phần tử oxi bằng 32 g.

⇒ khối lượng của N/4 phân tử oxi bằng 8 g.

Hai khối lượng này giống nhau.

Bài 24.12 trang 34

Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 5% tạp chất không cháy.

a) Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1 kg than trên.

b) Tính thể tích khí cacbonic (đktc) sinh ra trong phản ứng.

Bài giải:

1kg = 1000g

Khối lượng than nguyên chất: mC = 1000 x 95% = (1000 x 95) / 100 = 950 (g)

Số mol than nguyên chất: nC = mC / MC = 950/12

C          +      O2       Mui ten   CO2

1 mol             1 mol                 1 mol

950/12 mol  →  950/12 mol  →  950/12 mol

a) Thể tích oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy 1 kg than là:

VO2 = nO2 x 22,4 = 950/12 x 22,4 = 1773,3 (lít)

b) nCO2 = nO2 = 950/12 (mol) → VCO2 = VO2 = 1773,3 (lít)

Bài 24.13 trang 34

Người ta dùng đèn xì oxi-axetilen để hàn và cắt kim loại. Phản ứng cháy của axetilen C2H2 trong oxi tạo thành khí cacbonic và hơi nước. Hãy tính thể tích khí oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1 mol khí axetilen.

Bài giải:

Phương trình hóa học:

2C2H2  +   5O2 Mui ten 4CO2 + 2H2O

1 mol  → 2,5 mol

Thể tích oxi (đktc) dùng để đốt cháy 1 mol C2H2 là:

VO2 = nO2 x 22,4 = 2,5 x 22,4 = 56 (lít).

Bài 24.14 trang 34

Hãy cho biết 1,5.1024 phân tử oxi:

a) Là bao nhiêu mol phân tử oxi.

b) Có khối lượng là bao nhiêu gam.

c) Có thể tích là bao nhiêu lít (đktc).

Bài giải:

a) Số mol phân tử oxi:

(1,5 x 1024) / 6.1023 = 2,5 (mol)

b) Khối lượng của 1,5.1024 phân tử oxi:

mO2 = nO2 x MO2 = 2,5 x 32 = 80 (g)

c) Thể tích của 1,5.1024 phân tử oxi là:

VO2 = nO2 x 22,4 = 2,5 x 22,4 = 56 (l)

Bài 24.15 trang 34

a) Trong 16 g khí oxi có bao nhiêu mol nguyên tử oxi và bao nhiêu mol phân tử oxi ?

b) Tính tỉ khối của oxi với nitơ, với không khí.

Bài giải:

a) Trong 16g khí oxi có 16/16 = 1 mol nguyên tử oxi và 16/32 = 0,5 mol phân tử oxi.

b) Tỷ khối của oxi với nitơ:

dO2/N2 = MO2 / MN2 = 32 / 28 ≈ 1,14

Tỷ khối của oxi với không khí:

dO2/kk = MO2 / Mkk = 32 / 29 ≈ 1,10

Bài 24.16 trang 34

Cho 3,36 lít oxi (ở đktc) phản ứng hoàn toàn với một kim loại hoá trị III thu được 10,2 g oxit. Xác định tên kim loại.

Bài giải:

Số mol của oxi là:

nO2 = 3,36 / 22,4 = 0,15 mol

Gọi A là kí hiệu và nguyên tử khối của kim loại hóa trị III

Phương trình hóa học;

4A      +      3O2       →       2A2O3

3 mol             (4A + 6.16) g

0,15 mol              10,2 g

Theo phương trình hóa học trên, ta có:

0,15.(4A + 6.16) = 10,2.3

0,6A + 14,4 = 30,6

A = 27

⇒ Vậy kim loại là Al

Bài 24.17 trang 34

Để đốt cháy 1 mol chất X cần 6,5 mol O2, thu được 4 mol khí cacbonic và 5 mol nước. Xác định công thức phân tử của X.

Bài giải:

Theo đề bài, ta có phương trình hóa học:

X + 6,5O2 Mui ten 4CO2 + 5H2O

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

1 mol chất X phải có 4 mol C (4 mol CO2), 10 mol H (5 mol H2O) và không chứa oxi (vì ở vế phải và trái số mol nguyên tử oxi bằng nhau).

Vậy công thức hóa học của phân tử X là C4H10.

Bài 24.18 trang 34

Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g photpho trong bình chứa 8,96 lít khí oxi (ở đktc), sản phẩm thu được là chất rắn, màu trắng. Nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng chất rắn thu được là bao nhiêu ?

Bài giải:

nO2 = nO2 / 22,4 = 8,96 / 22,4 = 0,4 (mol)

nP = mP / MP = 6,2 / 31 = 0,2 (mol)

Phương trình hóa học của phản ứng :

4P      +     5O2 Mui ten 2P2O5

4 mol        5 mol             2 mol

0,2 mol     0,4 mol

Tỉ lẹ số mol:

0,2/4  <  0,4/5

→ Oxi dư, vậy phải tính theo số mol của P2O5 theo photpho.

nP2O5 = (0,2 x 2) / 4 = 0,1 (mol)

Do H = 80% nên khối lượng P2O5 thực tế thu được là:

0,1 x 142 x 80% = 11,36 (g)

Bài 24.19 trang 34

Đốt cháy một hỗn hợp gồm bột Fe và Mg, trong đó Mg có khối lượng 0,48 g cần dùng 672 ml O2 (ở đktc). Hãy tính khối lượng kim loại Fe.

Bài giải:

nMg = 0,48 / 24 = 0,02 (mol)

nO2 = VO2 / 22,4 = 0,672 / 22,4 = 0,02 (mol)

Phương trình hóa học của phản ứng:

  2Mg     +     O2 Mui ten   2MgO

  2 mol        1 mol

0,02 mol    0,01 mol

nO2 còn lại tác dụng với Fe: 0,03 – 0,01 = 0,02 (mol)

 3Fe       +       2O2  Mui ten    Fe3O4

 3 mol            2 mol

0,03 mol  ←  0,02 mol

Khối lượng kim loại Fe là:

mFe = nFe x MFe = 0,03 x 56 = 1,68 (g)

 

Đây là nội dung tóm tắt và giải bài tập Chương 4 bài 24: Tính chất của oxi của chương trình hóa học lớp 8 mà các bạn có thể tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục : Hóa học lớp 8

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *