Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 16: Phương trình hóa học

Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 16: Phương trình hóa học

Dưới đây là bài tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 16 mà bạn có thể tham khảo để học hóa tốt hơn!

Phan ung hoa hoc

1. Tóm tắt hóa học lớp 8 bài 16:

–   Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

–   Ba bước lập phương trình:

  • Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm.
  • Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố : tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.
  • Viết thành phương trình hóa học.

–   Ý nghĩa: Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

2. Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 8 bài 16:

Bài 1 trang 57

a) Phương trình hóa học biểu diễn gì, gồm công thức hóa học của những chất nào ?

Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. Gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm.

b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào ?

Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học là chưa có hệ số thích hợp, tức là chưa cân bằng nguyên tử. Tuy nhiên có một số trường hợp thì sơ đồ cũng là phương trình hóa học.

c) Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học.

Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

Bài 2 trang 57

Cho sơ đồ của các phản ứng sau :

a) Na + O2 → Na2O

b) P2O5 + H2O → H3PO4

Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

Bài giải:

Phương trình hóa học và tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất là:

a) 4Na + O2 → 2Na2O

Số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O là 4 : 1 : 2

b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Số phân tử P2O5 : số phân tử H2O : số phân tử H3PO4 là 1 : 3 :2

Bài 3 trang 58

Yêu cầu làm như bài tập 2 theo sơ đồ của các phản ứng sau:

a) HgO → Hg + O2

b) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

Bài giải:

Phương trình hóa học và tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất là:

a) 2HgO → 2Hg + O2

Số phân tử HgO : số nguyên tử Hg : số phân tử O2 là 2 : 2 : 1

b) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O là 2 : 1 : 3

Bài 4 trang 58

Cho sơ đồ phản ứng sau:

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + NaCl

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng (tùy chọn).

Bài giải:

a) Phương trình hóa học là:

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl

b) Tỉ lệ số phân tử là:

Số phân tử Na2CO3 : số phân tử CaCl2 = 1 : 1

Số phân tử CaCO3 : số phân tử NaCl = 1 : 2

Số phân tử Na2CO3 : số phân tử NaCl = 1 : 2

Số phân tử CaCl2 : Số phân tử CaCO3 = 1 : 1

Bài 5 trang 58

Biết rằng kim loại magie Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro H2 và chất magie sunfat MgSO4.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử Mg lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng.

Bài giải:

a) Phương trình hóa học:

Mg + H2SO4 → MgSO4+ H2

b) Tỉ lệ số nguyên tử Mg lần lượt với số phân tử của ba chất khác là:

Số nguyên tử Mg : số phân tử H2SO4 = 1:1

Số nguyên tử Mg : số phân tử MgSO4= 1:1

Số nguyên tử Mg : số phân tử H2 = 1:1

Bài 6 trang 58

Biết rằng photpho đỏ P tác dụng với khí oxi tạo ra hợp chất P2O5.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử P lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong phản ứng.

Bài giải:

a) Phương trình hóa học:

4P + 5O2 → 2P2O5

b) Tỉ lệ số nguyên tử P lần lượt với số phân tử của hai chất khác là:

Số nguyên tử P : số phân tử O2 : số phân tử P2O5 là 4 : 5 : 2

Bài 7 trang 58

Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp dặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau?

a) ?Cu + ? → 2CuO

b) Zn + ?HCl → ZnCl2 + H2

c) CaO + ?HNO3 → Ca(NO3)2 + ?

Bài giải:

a) 2Cu + O2 → 2CuO

b) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

c) CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O

3. Hướng dẫn giải bài tập Sách bài tập Hóa học 8 bài 16:

Bài 16.1 trang 21

Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ và cụm từ thích hợp chọn trong khung :

Chất, nguyên tử, nguyên tố, phân tử, chất phản ứng, phương trình hóa, chỉ số, hệ số, sản phẩm, tỉ lệ.

“Phản ứng hóa học được biểu diễn bằng …….., trong đó ghi công thức hóa học của các ……… và ……….. Trước mỗi công thức hoá học có thể có ….. (trừ khi bằng 1 thì không ghi) để cho số …….. của mỗi ……… đều bằng nhau.

Từ……… rút ra được tỷ lệ số ……….., số ………… của các chất trong phản ứng; …….. này bằng đúng tỷ lệ ………. trước công thúc hóa học của các ………. tương ứng “.

Bài giải:

”Phản ứng hoá học được biểu diễn bằng phương trình hoá học, trong đó ghi công thức hoá học của các chất phản ứngsản phẩm. Trước mỗi công thúc hoá học có thể có hệ số (trừ khi bằng 1 thì không ghi) để cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố đều bằng nhau.

Từ phương trình hoá học rút ra được tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng ; tỉ lệ này bằng đúng hệ số trước công thức hoá học của các chất tương ứng”.

Bài 16.2 trang 22

Cho sơ đồ của phản ứng sau:

a) Cr + O2 → Cr2O3;                                b) Fe + Br2 → FeBr2

Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

Bài giải:

Phương trình hóa học và tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất là:

a) 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

Số nguyên tử Cr : số phân tử O2 : số phân tử Cr2O3 = 4 : 3 : 2

b) 2Fe + 3Br2 → 2FeBr3

Số nguyên tử Fe : số phân tử Br2 : số phân tử FeBr2 = 2 : 3 : 2

Bài 16.3 trang 22

Yêu cầu làm như bài tập 16.2, theo sơ đồ của phản ứng sau:

a) KClO3 → KCl + O2                              b) NaNO3 → NaNO2 + O2

Bài giải:

Phương trình hóa học và tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất là:

a) 2KClO3 → 2KCl + 3O2

Số phân tử KClO3 : số phân tử KCl : số phân tử O2 = 2 : 2 : 3

b) 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2

Số phân tử NaNO3 : số phân tử NaNO2 : số phân tử O2 = 2 : 2 : 1

Bài 16.4 trang 22

Cho sơ đồ của phản ứng sau:

Al + CuO → Al2O3 + Cu

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng, tùy chọn.

Bài giải:

a) Phương trình hóa học:

2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

b) Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng là:

Cứ 2 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử CuO.

Cứ 2 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 1 phân tử Al2O3.

Cứ 1 phân tử Al2O3 được tạo ra cùng với 3 nguyên tử Cu.

Cứ 3 phân tử CuO phản ứng tạo ra 3 nguyên tử Cu.

Bài 16.5 trang 22

Yêu cầu như bài 16.4, theo sơ đồ của các phản ứng sau :

BaCl2 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2

Bài giải:

a) Phương trình hóa học:

BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2

b) Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng là:

Cứ 1 phân tử BaCl2 phản ứng tạo ra 2 phân tử AgCl.

Cứ 1 phân tử BaCl2 tác dụng với 2 phân tử AgNO3.

Cứ 2 phân tử AgNO3 phản ứng tạo ra 1 phân tử Ba(NO3)2.

Cứ 2 phân tử AgCl được tạo ra cùng 1 phân tử Ba(NO3)2.

Bài 16.6 trang 22

Biết rằng chất natri hiđroxit NaOH tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra chất natri sunfat Na2SO4 và nước.

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số phân tử NaOH lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng.

Bài giải:

a) Phương trình hóa học:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

b) Tỉ lệ số phân tử NaOH lần lượt với số phân tử của ba chất khác là:

Cứ 2 phân tử NaOH phản ứng với 1 phân tử H2SO4 .

Cứ 2 phân tử NaOH phản ứng tạo ra 1 phân tử Na2SO4

Cứ 2 phân tử NaOH phản ứng tạo ra 2 phân tử H2O.

Bài 16.7 trang 22

Hãy chọn hệ số và công thức hoá học thích hợp đặt vào chỗ có dấu hỏi trong các sơ đồ phản ứng sau để viết thành phương trình hoá học :

a) ?Al(OH)3 —> ? + 3H2O

b) Fe + ?AgNO3 —> ? + 2Ag

c) ? NaOH + ? —> Fe(OH)3 + ? NaCl

Bài giải:

a) 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O

b) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

c) 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3NaCl

Bài 16.8 trang 22

Biết rằng, kim loại nhôm tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra chất nhôm sunfat Al2(SO4)3 và khí hiđro.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng. Hiểu như thế nào về tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng ?

b) Nếu có 6,02.1023 nguyên tử Al sẽ tác dụng được với bao nhiêu phân tử H2SO4, tạo ra bao nhiêu phân tử Al2(SO4)3 và bao nhiêu phân tử H2 ?

c) Cũng câu hỏi như trên, nếu có 3,01.1023 nguyên tử Al. [Xem lại con số 6,02.1023 trong các bài tập 8.9*. và 9.6* trước khi làm phần b) và c)].

Bài giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Cứ 2 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử H2SO4 tạo ra 1 phân tử Al2(SO4)3 và 3 phân tử H2.

b) Nếu có 6,02.1023 nguyên tử Al sẽ tác dụng được với:

  • H2SO4:

SBT hoa 8 bai 16.8.1

  • Al2(SO4)3:

SBT hoa 8 bai 16.8.2

  • H2:

SBT hoa 8 bai 16.8.3

b) Nếu có 3,01.1023 nguyên tử Al sẽ tác dụng được với:

  • H2SO4:

SBT hoa 8 bai 16c.1

  • Al2(SO4)3:

SBT hoa 8 bai 16c.2

  • H2:

SBT hoa 8 bai 16c.3

 

Đây là nội dung tóm tắt và giải bài tập Chương 2 bài 16: Phương trình hóa học của chương trình hóa học lớp 8 mà các bạn có thể tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục : Hóa học lớp 8

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *