Tóm tắt và giải hóa lớp 11 bài 2: Axit, bazơ và muối

Tóm tắt và giải hóa lớp 11 bài 2: Axit, bazơ và muối

Dưới đây là bài tóm tắt và giải hóa lớp 11 bài 2 mà bạn có thể tham khảo để học hóa tốt hơn !

Tóm tắt và giải hóa lớp 11 bài 2
1. Tóm tắt hóa học lớp 11 bài 2:

a) Axit

–   Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

–   Những axit mà tan trong nước chỉ phân li một nấc ra ion H+ gọi là các axit một nấc.

–   Những axit mà tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là các axit nhiều nấc.

b) Bazơ

–   Theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH.

–   Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

c) Muối

–   Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.

–   Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.

–   Muối axit là muối mà anion gốc axit có khả năng phân li ra ion H+.

–   Sự điện li của muối trong nước tạo cation kim loại (hoặc NH4+, ion phức) và anion gốc axit.

2. Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 11 bài 2:

Bài 1 trang 10

Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh hoạ và viết phương trình điện li của chúng.

Bài giải :

–   Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Ví dụ :

   HCl → H+ + Cl

   H2S ⇌ 2H+ + S2-

–   Những axit mà tan trong nước chỉ phân li một nấc ra ion H+ gọi là các axit một nấc.

Ví dụ :

HCl → H+ + Cl

–   Những axit mà tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là các axit nhiều nấc.

Ví dụ :

H2S : axit hai nấc

H2S ⇌ H+ + HS

HS ⇌ H+ + S2-

H3PO4 : axit ba nấc

H3PO4 ⇌ H+ + H2PO4

H2PO4 ⇌ H+ + HPO42-

HPO42- ⇌ H+ + PO43-

–   Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH.

Ví dụ :

Ba(OH)2 ⇌ Ba2+ + 2OH

–   Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

Ví dụ :

 Al(OH)3 ⇌ Al3+ + 3OH

HAlO2 ⇌ AlO2 + H+

–   Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.

Ví dụ :

Al(NO3)3 → Al3+ + 3NO3

– Muối axit là muối mà anion gốc axit có khả năng phân li ra ion H+.

Ví dụ :

NaHSO4 → Na+ + HSO4

HSO4 ⇌ H+ + SO42-

Bài 2 trang 10

Viết phương trình điện li của các chất sau :

a) các axit yếu : H2S, H2CO3.

b) bazơ mạnh : LiOH.

c) các muối : K2CO3, NaClO, NaHS.

d) hiđroxit lưỡng tính : Sn(OH)2.

Bài giải :

a) Phương trình điện li các axit yếu H2S, H2CO3 :

H2S ⇌ H+ + HS

HS ⇌ H+ + S2-

H2CO3 ⇌ H+ + HCO3

HCO3 ⇌ H+ + CO32-

b) Phương trình điện li các bazơ mạnh LiOH :

LiOH → Li+ + OH

c) Phương trình điện li các muối K2CO3, NaClO, NaHS :

K2CO3 → 2K+ + CO32-

NaClO → Na+ + ClO

NaHS → Na+ + HS

HS ⇌ H+ + S2-

d) Phương trình điện li hiđroxit lưỡng tính Sn(OH)2 :

Sn(OH)2 ⇆ Sn2+ + 2OH

H2SnO2 ⇆ 2H+ + SnO22-

Bài 3 trang 10

Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng ?

A. Một hợp chất trong thành phẩn phân tử có hiđro là axit.

B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.

D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

Bài giải :

A. Sai vì axit là chất khi tan trong nước phân li ra H+ ( định nghĩa theo thuyết A-re-ni-ut). Nhiều chất trong phân tử có hiđro nhưng không phải axit như: H2O, NH3,

B. Sai vì các hiđroxit lưỡng tính trong thành phần phân tử cũng có nhóm OH: Zn(OH)2, Al(OH)3,

D. Sai vì bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH, nên trong phân tử bazơ luôn có nhóm OH (định nghĩa theo thuyết A-re-ni-ut).

⇒ Chọn đáp án C.

Bài 4 trang 10

Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?

A. [H+] = 0,10M

B. [H+] < [CH3COO]

C. [H+] > [CH3COO]

D. [H+] < 0,10M

Bài giải :

Do CH3COOH là chất điện li yếu nên trong nước chỉ phân li một phần.

CH3COOH ⇌ H+ + CH3COO

Vì vậy [H+] < [CH3COO]

⇒ Chọn đáp án D.

Bài 5 trang 10

Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?

A. [H+] = 0,10M                                                B. [H+] < [NO3]

C. [H+] < [NO3]                                                 D. [H+] < 0,10M

Bài giải :

HNO3 là một axit mạnh nên khi hòa tan trong nước bị phân li hoàn toàn thành ion.

HNO3   →   H+   +   NO3

  0,1    →   0,1    → 0,1 (M)

⇒ [H+] = [NO3] = 0,1M

⇒ Chọn đáp án A.

3. Hướng dẫn giải bài tập Sách bài tập Hóa học 11 bài 2:

Bài 2.1 trang 4

Theo A-rê-ni-ut chất nào dưới đây là axit ?

A. Cr(N03)3                                                 B. HBrO3

C. CdSO4                                                    D. CsOH

Bài giải :

Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

⇒ Chọn đáp án B.

Bài 2.2 trang 4

Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính?

A. Zn(OH)2                                                 B. Pb(OH)2

C. Al(OH)3                                                  D. Ba(OH)2

Bài giải :

Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.

⇒ Chọn đáp án D.

Bài 2.3 trang 4

Axit mạnh HNO3 và axit yếu HNO2 có cùng nồng độ 0,1 mol/l và ở cùng nhiệt độ. Sự so sánh nồng độ mol ion nào sau đây là đúng ?

A. [H+]HNO3 < [H+]HNO2

B. [H+]HNO3 > [H+]HNO2

C. [H+]HNO3 = [H+]HNO2

D. [NO3]HNO3 < [NO3]HNO2

Bài giải :

HNO3 là axit mạnh sẽ điện li hoàn toàn còn axit yếu HNO2 điện li không hoàn toàn

⇒ HNO3 sẽ cho nồng độ ion H+ lớn hơn HNO2.

⇒ Chọn đáp án B.

Bài 2.4 trang 4

Có bao nhiêu dung dịch chỉ chứa một chất được tạo thành từ các ion: Ba2+; Mg2+; SO42-; Cl– ?

A. 4                      B. 3                      C. 2                       D. 1

Bài giải :

Lấy lần lượt các ion dương kết hợp với các ion âm ta được các chất sau :

BaSO; MgSO; BaCl2 ; MgCl2

Trong 4 chất trên có BaSO4 là chất kết tủa ⇒ Loại

⇒ Có 3 chất thỏa mãn đề bài.

⇒ Chọn đáp án B.

Bài 2.5 trang 4

Các muối thường gọi là “không tan”, ví dụ BaSO4 , AgCl có phải là các chất điện li mạnh không ? Giải thích, biết rằng ở 25°C độ hoà tan trong nước của BaSO4 là 1,0.10-5 mol/l, của AgCl là 1,2.10-5 mol/l. Dung dịch các muối này chỉ chứa các ion, không chứa các phân tử hoà tan.

Bài giải :

BaSO4 và AgCl là các chất điện li mạnh, vì các phân tử hoà tan của chúng đều phân li ra ion.

Bài 2.6 trang 4

Hai chất điện li mạnh A và B khi tan trong nước phân li ra a mol Mg2+, b mol Na+, c mol SO42- và d mol Cl :

1. Biết a = 0,0010 ; b = 0,010 ; c = 0,0050 ; vậy d bằng bao nhiêu ?

2. Viết công thức phân tử của A và B.

Bài giải :

1. Trong dung dịch, điện tích của các cation bằng điện tích của các anion, nên :

2a + b = 2c + d

⇒ 0,001.2 + 0,01 = 0,005.2 + d

⇒ d = 0,002

2. Công thức của hai chất là : MgCl2 và Na2SO4.

Bài 2.7 trang 5

Trong một dung dịch CH3COOH, người ta xác định được nồng độ H+ bằng 3.10-3M và nồng độ CH3COOH bằng 3,97.10-1M. Tính nồng độ mol ban đầu của CH3COOH.

Bài giải :

Gọi C là nồng độ mol ban đầu của CH3COOH, ta có :

CH3COOH        ⇆       CH3COO        +       H+

(C – 3.10-3)M                 3.10-3M                 3.10-3M

C – 3.10-3 = 3,97.10-1 = 397.10-3

C = 397.10-3 + 3.10-3 = 400.10-3

⇒ C = 0,4M.

Vậy nồng độ mol ban đầu của CH3COOH là 0,4M.

 

Đây là nội dung tóm tắt và giải bài tập Chương 1 bài 2: Axit, bazơ và muối của chương trình hóa học lớp 11 mà các bạn có thể tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục : Hóa học lớp 11

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *