Tóm tắt kiến thức toán lớp 6 bài 1: Tập hợp, phần tử của tập hợp

Tóm tắt kiến thức toán lớp 6 bài 1: Tập hợp, phần tử của tập hợp 

Hãy cùng Vui Học Online tìm hiểu bài tóm tắt kiến thức lớp 6 bài 1: Tập hợp, phần tử của tập hợp dưới đây mà các bạn có thể tham khảo để học tốt hơn!

Tóm tắt kiến thức toán lớp 6 bài 1: Tập hợp, phần tử của tập hợp

 

1. Các ví dụ:

Khái niệm: tập hợp thường gặp trong toán học và cả trong đời sống.

Ví dụ: 

  • Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.
  • Tập hợp các học sinh lớp 6B.
  • Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5.
  • Tập hợp các chữ cái a, b, c. 

2. Cách viết. Các kí hiệu.

Cách viết: tên tập hợp thường được đặt bằng chữ cái in hoa.

Ví dụ: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5. Gọi B là tập hợp các chữ cái a,b,c. ta viết:

  • A = { 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 } hay A = { 3 ; 0 ; 2 ; 1 ; 4 } …
  • B = { a ; b ; c } hay  B = { b ; c ; a } …

Các số 0, 1, 2, 3, 4 là các phần tử của tập hợp A. các chữ cái a, b, c là các phần tử của tập hợp B.

Kí hiệu: 

  • 1 ∈ A, đọc là 1 thuộc A hoặc 1 là phần tử của A ;
  • 6 ∉ A, đọc là 6 không thuộc A hoặc 6 không phải là phần tử của A.

Chú ý:

  • Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {  } và cách nhau bằng dấu “ ; “.
  • Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
  • Để viết tập hợp A nói trên, ngoài cách viết liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp đó, ta còn có thể viết: A = { x ∈ N l x < 4 } trong đó N là tập hợp các số tự nhiên. Trong cách viết này, ta đã chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A, đó là x ∈ N và x < 4.
Để viết tập hợp, thường có hai cách :

  • Liệt kê các phần tử của tập hợp.
  • Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

Người ta còn minh họa tập hợp bằng một vòng kín, trong đó mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên trong vòng kín đó.

3. Hướng dẫn giải bài tập toán lớp 6 bài 1

Câu hỏi trong sách:

? Viết tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7 rồi điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông: 2 … D; 10 … D.

Lời giải:

  • Tập hợp D = { 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 }
  • Kí hiệu thích hợp: 2 ∈ D; 10 ∉ D

? Viết tập hợp các chữ cái trong từ “NHA TRANG”.

Lời giải:

  • Các chữ cái trong từ NHA TRANG gồm N, H, A, T, R, A, N, G
  • Có thể thấy chữ N và chữ A xuất hiện 2 lần, nhưng mỗi phần tử chỉ liệt kê một lần ( phần chú ý ), ta có tập hợp các chữ cái A = { N ; H ; A ; T ; R ; G }

Bài tập sách giáo khoa (sgk/6)

Câu 1: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách, sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông: 

12 … A,   16 … A

Lời giải:

  • Các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 là: 9; 10; 11; 12; 13.
  • Ta có tập hợp A = { 9 ; 10 ; 11 ; 12 ; 13 }
  • 12 ∈ A, 16 ∉ A  

  Câu 2: Viết các tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC’.

Lời giải:

  • Các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC” bao gồm T, O, A, N, H, O, C.
  • Gọi D là tập hợp các chữ cái trên, ta có: D = { T ; O ; A ; N ; H ; C }

Câu 3: Cho hai tập hợp: A = { a ; b } , B = { b ; x ; y }. Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

 x … A;     y … B;    b … A;    b … B

Lời giải:

  • Tập hợp A không chứa phần tử x, nên ta viết x ∉ A
  • Tập hợp B có chứa phần tử y, nên ta viết y ∈ B
  • Tập hợp A có chứa phần tử b, nên ta viết b ∈ A
  • Tập hợp B có chứa phần tử b, nên ta viết b ∈ B

Câu 4: Nhìn các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.

       tom tat kien thuc toan lop 6 bai 1      

Lời giải:

  • Các tập phần tử của một tập hợp là các điểm nằm trong vòng kín của tập hợp đó, nên ta có:
  • A = { 15 ; 26 }
  • B = { 1 ; a ; b }
  • M = { bút }
  • H = { bút ; sách ; vở }

Câu 5:

  1. a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý trong 2 năm.
  2. b) Viết tập hợp B các tháng ( dương lịch ) có 30 ngày.

Lời giải:

  1. a) Một năm có 12 tháng, chia lần lượt theo 4 quý đó là:
  • Quý 1: tháng 1, 2, 3.
  • Quý 2: tháng 4, 5, 6.
  • Quý 3: tháng 7, 8, 9.
  • Quý 4: tháng 10, 11, 12.

Vậy tập hợp các tháng trong quý 2 là: A = { tháng 4; tháng 5; tháng 6 }

b) Các tháng dương lịch có 30 ngày là tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11. Ta có tập hợp: B = { tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11 }

Đó là cách bài tóm tắt kiến thức lớp 6 bài 1: Tập hợp, phần tử của tập hợp mà các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài giải toán khác tại  chuyên mục : Toán Học lớp 6.

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *