Soạn văn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ lớp 10

Soạn văn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ lớp 10

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ lớp 10 dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Phần I: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Câu 1: 

a) Hoạt động giao tiếp bằng văn bản trên ghi lại diễn ra giữa vua nhà Trần và các bô lão. Vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước, các bô lão là đại diện cho các tầng lớp nhân dân. 

=> Vì có vị thế giao tiếp khác nhau, nên ngôn ngữ giao tiếp cũng khác nhau, bao gồm từ xưng hô (bệ hạ) và các từ thể hiện thái độ (xin, thưa).

b) Sự đổi vai của các nhân vật giao tiếp diễn ra như sau:

– Nhà vua là người mở đầu hỏi các bô lão một cách “trịnh trọng” về vấn đề đối phó với quân giặc. Ở đây vua là người nói và các bô lão là người nghe.

– Các bô lão lắng nghe và trả lời câu hỏi của nhà vua bằng cách đưa ra ý kiến, “xôn xao, tranh nhau nói”, họ quyết đánh giặc đến cùng. Lúc này vua Trần là người nghe và các bô lão là người nói.

=> Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. 

  1. c) Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe dọa (thế kỷ thứ XIII, khi giặc Nguyên Mông lăm le xâm lược Việt Nam lần 2), quân và nhân dân nhà Trần phải cùng nhau bàn bạc để tìm ra sách lược đối phó tốt nhất. Địa điểm bàn bạc cụ thể là điện Diên Hồng. 
  2. d) Nội dung giao tiếp: Thảo luận tình hình đất nước đang bị giặc ngoại xâm lăm le và bàn bạc tìm sách lược để đối phó. Nhà vua nói lên những điều cơ bản về tình hình đất nước hiện tại và hỏi ý kiến các bô lão. Các bô lão đã thể hiện quyết tâm đánh giặc, cùng đồng tâm nhất trí rằng đánh là sách lược đúng đắn nhất.
  3. e) Mục đích giao tiếp: Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc. Cuộc giao tiếp đã đem đến sự thống nhất về hành động, điều đó có nghĩa là đã đạt được mục đích giao tiếp. 

Câu 2:

a) Thông qua văn bản Tổng quan văn học Việt Nam, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật bao gồm:

– Người nói (người viết): tác giả SGK: là người có tuổi tác cao hơn, có kiến thức, vốn sống và trình độ chuyên môn, hiểu biết về văn học cũng cao hơn. Nghề nghiệp của họ là nghiên cứu và giảng dạy văn học.

– Người nghe (người đọc): học sinh: là người trẻ tuổi, cụ thể là học sinh lớp 10, vốn sống và trình độ của học sinh cũng thấp hơn.

b) Hoàn cảnh giao tiếp: được giao tiếp trong hoàn cảnh có tính quy thức, hay cụ thể là nền giáo dục quốc dân trong nhà trường. 

c) Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học với đề tài Tổng quan văn học Việt Nam.

– Những vấn đề cơ bản trong tổng quan văn học Việt Nam là:

+ Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam. 

+ Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam. 

+ Con người Việt Nam qua văn học.

d) Mục đích giao tiếp:

– Xét từ phía người viết: Tổng quan một số vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam để học sinh lớp 10 có thể tìm hiểu và nghiên cứu.

– Xét từ phía người đọc: Thông qua việc đọc và học văn bản, học sinh có thể được tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam trong quá trình lịch sử. Đồng thời, đây là cơ hội rèn luyện và nâng cao những kỹ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học.

e) Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có những điểm nổi bật sau:

– Văn bản đã sử dụng một lượng lớn những thuật ngữ văn học. 

– Dùng các câu mang đặc điểm của văn bản khoa học. 

– Kết cấu của văn bản mạch lạc, rõ ràng, được phân chia thành các đề mục lớn, nhỏ. Hệ thống luận điểm được đánh dấu bằng các con số hoặc chữ cái một cách rõ ràng.

Kết luận: 

– Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (ở dạng nói hoặc dạng viết) nhằm thể hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm và hành động… 

– Mỗi hoạt động giao tiếp bao gồm hai quá trình tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác. 

– Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.

Đó là cách soạn văn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ lớp 10 mà các bạn học sinh lớp 10 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 10 hoặc trong list bài soạn văn 10

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *