Tham khảo cách soạn văn Thương vợ lớp 11 chi tiết 

Tham khảo cách soạn văn Thương vợ lớp 11 chi tiết 

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Thương vợ lớp 11 chi tiết dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

soạn văn Thương vợ lớp 11 chi tiết 

Bố cục: 

Cách 1: chia thành một câu đề, một câu thực, một câu luận và câu kết.

Cách 2: 

– 6 câu thơ đầu: Hình ảnh của bà Tú.

– 2 câu cuối: Nỗi lòng của Tú Xương.

Hướng dẫn soạn văn Thương vợ lớp 11 chi tiết

Câu 1: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? (Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo).

Trả lời:

Câu thơ mở đầu (câu đề) nói lên hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú: 

– “Quanh năm buôn bán ở mom sông”. Đây như một lời giới thiệu và cũng là bối cảnh làm hiện lên hình ảnh một bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi vì gia đình.

– “Quanh năm” là cách nói diễn tả thời gian suốt của năm, không trừ ngày nào dù là ngày mưa hay ngày nắng, nó còn là sự lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác. Địa điểm mà Tú bà buôn bán là “mom sông” – một phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông. Với cách nên thời gian và địa điểm này, hoàn cảnh vất vả, lam lũ của bà Tú đã hiện lên rõ rệt chỉ với một câu thơ ngắn.

Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn về cuộc sống tần tảo, tất bật ngược xuôi của bà Tú:

– Tú Xương đã vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ từ văn học dân gian một cách sáng tạo và độc đáo. Con cò trong thơ không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian như con cò trong ca dao, mà nó còn hiện lên giữa cái rợn ngợp của thời gian.

– “Khi quãng vắng” là ba từ được tác giả sử dụng nhằm tạo nên một thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp với đầy nguy hiểm và âu lo. Bên cạnh đó, cách đảo ngữ từ lặn lội lên đầu, thay từ con cò thành thân cò đã càng nhấn mạnh nỗi vất vả đầy gian truân của bà Tú, đồng thời gợi nên nỗi đau thân phận.

Câu thơ thứ tư gợi sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú:

– “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”: Câu thơ đã gợi nên cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước. Sự cạnh tranh không quá gay gắt nhưng cũng không thiếu đi những lời qua tiếng lại.

– “Buổi đò đông” là một lời phàn nàn, cáu gắt, chứa đựng sự chen lấn, xô đẩy, đồng thời ẩn chứa nhiều điều bất trắc trong kinh doanh.

– Hai câu thực có sự đối nhau “khi quãng vắng” và “buổi đò đông” nhưng nó lại nối tiếp ý nhau nhằm nhấn mạnh sự vất vả, gian truân của bà Tú. Bà Tú không chỉ vất vả, đơn chiếc mà còn phải luôn bươn bả trong cảnh chen chúc vì miếng cơm manh áo. Qua đó, người đọc càng hiểu rõ hơn tấm lòng xót thương da diết của Tú Xương dành cho vợ mình.

Câu 2: Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp bà Tú.

Trả lời:

– Là một người đảm đang, tháo vát và chu đáo đối với chồng con: “Nuôi đủ năm con với một chồng”.

– Là một người giàu đức hi sinh: “Một duyên hai nợ âu đành phận – Năm nắng mười mưa dám quản công”

+ Duyên một mà nợ đến hai, nhưng bà Tú lại chưa từng phàn nàn mà luôn lặng lẽ chấp nhận vất vả vì miếng cơm manh áo, vì gia đình, vì chồng vì con.

+ “Nắng”, “mưa” thể hiện sự vất vả, “năm”, “mười” là số lượng dùng để chỉ số nhiều được tách ra để tạo nên một thành ngữ đan chéo. Từ đó, nói lên sự vất vả gian truân cùng đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì gia đình của bà Tú.

Câu 3: Lời chửi trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Lời chửi trong câu kết là lời chửi của nhà thơ Tú Xương tự chửi mình. 

– Ông chửi bản thân một cách thẳng thắn vì nhận ra sự vô dụng của chính mình. Ông không chỉ không chăm lo cho gia đình, còn khiến cho vợ phải chịu khổ với cuộc sống bon chen, sương gió. Đồng thời, đó là lời chửi cho phận đời bạc bẽo, lời chửi xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương đã dám ra mặt thấu hiểu cho vợ, còn nhận mình là “quan ăn lương vợ”, tự nhận khuyết điểm của mình. Đó là một minh chứng cho tâm hồn đẹp hết lòng yêu thương vợ của tác giả.

Câu 4: Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

Trả lời:

Tú Xương là một người yêu thương, quý trọng và tri ân vợ:

– Trong các bài thơ tác giả viết về vợ, bao giờ ông cũng tả bà Tú hiện ra trước, còn ông khuất lấp ở phía sau.

– Ở bài Thương vợ, ông Tú không xuất hiện một cách trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Sau sự khôi hài, trào phúng là tấm lòng thương vợ và tri ân vợ. Ông tự ví mình như một đứa con dại, để vợ phải bươn chải lo toan nuôi đủ năm con với một chồng. 

Tú Xương là một con người có nhân cách qua lời tự trách của mình

– Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm của mình. Hai người lấy nhau là do cái duyên, nhưng lại một duyên hai nợ, và ông coi chính mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Duyên ít mà nợ thì nhiều, và sự “hờ hững” của ông chính là biểu hiện của cái “thói đời” bạc bẽo. Câu thơ ông tự rủa mát mình là một lời tự phán xét và tự lên án bản thân “có chồng hờ hững cũng như không”.

– Xã hội xưa rất trọng nam khinh nữ, coi phụ nữ là thân phận chịu sự lệ thuộc. Một nhà nho như Tú Xương lại dám sòng phẳng với bản thân, cuộc đời, dám nhận mình là quan ăn lương vợ, dám nhận thiếu sót và khiếm khuyết của mình thì chính là một người có nhân cách cao đẹp.

– Lời chửi trong hai câu kết là lời của Tú Xương tự chửi mình. Là một lời tự chửi mình, nhưng nó lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tú Xương chửi “thói đời” bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải chịu khổ. Từ hoàn cảnh riêng của bản thân, ông đã lên án thói đời bạc bẽo nói chung.

Đó là cách  soạn văn Thương vợ lớp 11 chi tiết mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 11 hoặc trong list bài soạn văn 11

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *