Soạn văn Thương vợ tóm lược dành cho học sinh lớp 11

Soạn văn Thương vợ tóm lược dành cho học sinh lớp 11

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Thương vợ tóm lược dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

soạn văn Thương vợ lớp 11 chi tiết 

Bố cục: 

Cách 1: chia thành một câu đề, một câu thực, một câu luận và câu kết.

Cách 2: 

– 6 câu thơ đầu: Hình ảnh của bà Tú.

– 2 câu cuối: Nỗi lòng của Tú Xương.

Hướng dẫn soạn văn Thương vợ lớp 11 tóm lược

Câu 1: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? (Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo).

Trả lời:

– Công việc của bà Tú là buôn bán, địa điểm buôn bán ở mom sông.

– “Quanh năm”: diễn tả thời gian suốt cả năm, từ ngày này sang ngày khác, từ năm này sang năm khác.

– “Mom sông”: một phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông. 

– Con cò trong thơ không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian như con cò trong ca dao, mà nó còn hiện lên giữa cái rợn ngợp của thời gian.

– “Khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp với đầy nguy hiểm và âu lo. 

“Eo sèo”:gợi nên cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước.

– “Đò đông”: chứa đựng sự chen lấn, xô đẩy và nhiều bất trắc trong kinh doanh.

=> Hoàn cảnh lam lũ, vất vả, gian truân của bà Tú. Bà Tú không chỉ vất vả, đơn chiếc mà còn phải luôn bươn bả trong cảnh chen chúc vì miếng cơm manh áo. 

Câu 2: Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp bà Tú.

Trả lời:

– Là một người đảm đang, tháo vát và chu đáo đối với chồng con: “Nuôi đủ năm con với một chồng”.

– Là một người giàu đức hi sinh: “Một duyên hai nợ âu đành phận – Năm nắng mười mưa dám quản công”

Câu 3: Lời chửi trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Lời chửi trong câu kết là lời chửi của nhà thơ Tú Xương tự chửi mình. 

– Tú Xương tự trách mình vô dụng, khiến vợ phải chịu cực khổ. Đồng thời, ông chửi phận đời bạc bẽo cùng xã hội trọng nam khinh nữ đã khiến vợ ông chịu khổ.

Câu 4: Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

Trả lời:

– Tú Xương là một người yêu thương, quý trọng và tri ân vợ: viết về vợ, ông luôn kể về vợ trước rồi mới đến mình, ông tự ví mình như con dại, khiến vợ cực khổ và gánh nặng trong bài “Thương vợ”.

– Tú Xương là một con người có nhân cách qua lời tự trách của mình: ông coi mình là cái nợ của vợ, ông tự chửi mình đồng thời lên án xã hội phong kiến với thói đời bạc bẽo trọng nam khinh nữ.

Đó là cách  soạn văn Thương vợ tóm lược mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 11 hoặc trong list bài soạn văn 11

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *