Soạn văn Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh lớp 9

Soạn văn Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh lớp 9

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Tham khảo thêm kiến thức về Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh tại đây!

Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh lớp 9

Phần I: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 

Câu 1: Đọc văn bản

Câu 2: Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Giải thích nhan đề văn bản

b) Tìm những câu trong văn bản thuyết minh về đặc biệt tiêu biểu của cây chuối.

c) Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó.

d) Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh, văn bản này có thể bổ sung những gì? Em hãy cho biết thêm công dụng của thân cây chuối, lá chuối (tươi và khô), nõn chuối, bắp chuối,…

Trả lời:

a) Nhan đề thể hiện đối tượng thuyết minh là cây chuối và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống nhân dân Việt Nam.

b) Những câu trong văn bản thuyết minh về đặc biệt tiêu biểu của cây chuối:

– “Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận.”

– “Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là “con đàn cháu lũ.” 

– “Cây chuối là thức ăn thức dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả”.

– “Quả chuối là một món ăn ngon.”

c) Những câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối:

– “Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp vườn tược đến núi rừng.”

– “Chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận.”

– “Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ gọi là con đàn cháu lũ”.

– “Chuối trứng cuốc – không phải quả tròn như trứng cuốc, mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như trứng cuốc.”

– “Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây, uốn trĩu đến gốc cây.”

– Tác dụng của yếu tố miêu tả: làm cho đối tượng thuyết minh trở nên nổi bật, gây ấn tượng.

d) Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh, văn bản này có thể bổ sung:

– Thân chuối: khi còn non có thể cắt mỏng làm rau sống. Với thân chuối già, người ta thường cắt mỏng làm thức ăn cho gia súc.

– Lá chuối: lá tươi để gói bánh, lá khô gói đồ đi chợ cho các bà.

– Bắp chuối: làm rau sống, làm nộm hoa chuối.

Kết luận: Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật và ấn tượng. 

Phần II: Luyện tập:

Câu 1: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau:

– Thân cây chuối có hình dáng cột trụ, nhẵn bóng và thường được sử dụng làm thức ăn nuôi gia súc.

– Lá chuối tươi có màu xanh mướt, từng tàu lá cứ tỏa ra che rợp cả một góc cây.

– Lá chuối khô là lá chuối khi đã già, chúng dần khô lại và rũ xuống bám chặt lấy thân cây như không muốn lìa xa.

– Nõn chuối có màu xanh non vô cùng tươi mát và căng tràn nhựa sống.

– Bắp chuối thường có màu xanh và dần chuyển đỏ theo thời gian.

– Quả chuối tùy theo loại mà khi chín có thể có màu xanh hoặc vàng, nó có hình dáng cong cong chụm lại như một bàn tay.

Câu 2: Yếu tố miêu tả trong đoạn văn:

– “Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai.”

– “Chén của ta không có tai”.

– “Khi mời ai uống trà thì nâng hai tay mà mời”.

– “Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống”.

Câu 3: Những câu miêu tả trong đoạn văn:

– “Những nhóm quan họ nam và nữ trong trang phục dân tộc đi tìm nhau trong ngày hội”.

– “Những con thuyền thúng nhỏ mang theo làn điệu dân ca điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng, trữ tình”.

– “Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết đẹp”.

– “Múa lân rất sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản”.

– “Mỗi phe có 16 người mặc đồng phục đỏ hoặc xanh, cầm trên tay hay đeo trước ngực biển ký hiệu quân cờ”.

– “Hai tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng”. 

Đó là cách soạn văn Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh lớp 9 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 9 hoặc trong list bài soạn văn 9

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *