Tóm tắt kiến thức toán lớp 6 bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con

Tóm tắt kiến thức toán lớp 6 bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con

Dưới đây là bài tóm tắt kiến thức toán lớp 6 bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con, mà các bạn có thể tham khảo để học tốt hơn!

kiến thức toán lớp 6 bài 4

1. Số phần tử của một tập hợp:

Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào. 

Chú ý:

Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng.

Tập hợp rỗng được kí hiệu là 

Ví dụ: Tập hợp các số tự nhiên x sao cho x + 7 = 3 là tập hợp rỗng.

2. Tập hợp con:

Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B.

Ta kí hiệu: A ⊂ B hay B ⊃ A và đọc là: A là tập hợp con của tập hợp B, hoặc A được chứa trong B, hoặc B chứa A.

Chú ý: Nếu A ⊂ B B ⊃ A thì ta nói A B hai tập hợp bằng nhau, A = b.

Hướng dẫn giải bài tập toán lớp 6 bài 4

Câu hỏi trong sách:

?1 Các tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?

D = {0} ,      E = {bút, thước} ,      H = {x ∈ N | x 10}

Lời giải:

Tập hợp D có một phần tử là 0.

Tập hợp E có hai phần tử là bút, thước.

Tập hợp H có 11 phần tử là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ,8 ,9, 10.

?2 Tìm số tự nhiên x mà x + 5 = 2.

Lời giải:

Không có số tự nhiên nào cộng 5 bằng 2

?3 Cho ba tập hợp: M = {1 ; 5}, A {1 ; 3 ; 5}, B = {5 ; 1 ; 3}.

      Dùng kí hiệu để thể hiện quan hệ giữa hai trong ba tập hợp trên.

Lời giải:

Mọi phần tử của tập hợp M đều thuộc tập hợp A nên M ⊂ A

Mọi phần tử của tập hợp M đều thuộc tập hợp B nên M ⊂ B

Mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B nên A ⊂ B

Mọi phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A nên B ⊂ A

Bài tập sách giáo khoa (sgk/13):

Câu 16: Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?

a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 8 = 12.

b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7.

c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x . 0 = 0.

d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x . 0 = 3.

Lời giải:

a) x – 8 = 12 ⇒ x = 20

A = {20} A có một phần tử.

b) x + 7 = 7 ⇒ x = 0

B = {0}, B có 1 phần tử.

c) x . 0 = 0 ⇒ x = N (mọi số tự nhiên nhân với 0 đều bằng 0)

C = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 …}, C có vô số phần tử.

d) x . 0 = 3 ⇒ (không có số tự nhiên nào nhân với 0 bằng 3)

D = ∅, D không có phần tử nào

Câu 17: Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?

a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20.

b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6.

Lời giải: 

a) A = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; … ; 20}

Tập hợp A có 21 phần tử.

  1. b) B = ∅ (5 và 6 là hai số tự nhiên liên tiếp nhau nên không có số nào giữa 5 và 6)

Tập hợp B không có phần tử nào

Câu 18: Cho A = {0} . Có thể nói rằng A là tập hợp rỗng hay không?

Lời giải: 

Tập hợp rỗng là tập hợp không có phần tử nào.

Ta có A có một phần tử là 0, nên A không phải là tập hợp rỗng (A ∅).

Câu 19: Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5, rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.

Lời giải:  

Tập hợp A = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9}

Tập hợp B = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4}

Tất cả các phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A, nên ta có B ⊂ A

Câu 20:  Cho tập hợp A = {15 ; 24}. Điền kí hiệu ∈ , ⊂ hoặc = vào ô vuông cho đúng:

a) 15 … A     b) {15} … A     c){15 ; 24} … A

Lời giải: 

a) 15  ∈  A     b) {15} ⊂ A     c){15 ; 24}  =  A

Đó là tóm tắt kiến thức và hướng dẫn giải toán lớp 6 bài 4 các bạn có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài giải toán khác tại chuyên mục : Toán Học lớp 6.

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *