Soạn văn Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh lớp 9

Soạn văn Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh lớp 9

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Tham khảo thêm kiến thức về Cách sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh tại đây!

Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Phần I: Chuẩn bị ở nhà

Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.

Câu 1:

Đề yêu cầu thuyết minh về con trâu trong phạm vi làng quê Việt Nam.

Với đề này, cần trình bày: đặc điểm của con trâu; vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam; con trâu trong việc đồng áng, trong cuộc sống làng quê.

Câu 2:

Có thể sử dụng một số ý cho bài văn thuyết minh sau:

– Trâu là động vật thuộc họ Bò…

– Trâu Việt Nam (Bubalus bubalis)…

– Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu…

– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày…

Phần II: Luyện tập trên lớp.

Lập dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu và sự gắn bó của nó đối với đồng quê Việt.

Thân bài:

– Giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm của con trâu Việt Nam

+ Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

+ Một số đặc điểm về lông, thân hình… của con trâu.

+ Đặc điểm về sinh sản của trâu.

– Lợi ích của con trâu đối làng quê Việt Nam.

+ Con trâu ở làng quê Việt Nam: gắn liền với đồng ruộng, cuộc sống của dân tộc Việt; nó ra sức kéo cày, bừa, kéo xe, trục lúa… cùng người nông dân.

+ Con trâu trong lễ hội, đình đám: con trâu xuất hiện trong nhiều lễ hội gắn liền với bản sắc văn hóa của vùng miền đó: hội chọi trâu Đồ Sơn; con trâu là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

+ Con trâu đối với tuổi thơ con người Việt Nam: gắn liền với hình ảnh trẻ chăn trâu; là người bạn gắn với tuổi thơ trẻ em nông thôn.

+ Ngoài ra, con trâu còn cung cấp thịt, da, sừng… cho con người.

– Ý nghĩa của con trâu đối với đời sống nhân dân Việt Nam.

+ Gắn liền với cánh đồng, tuổi thơ của mỗi con người.

+ Là biểu tượng của sự cần cù, siêng năng.

Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân.

Đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả

“Trâu ơi, ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”.

Con trâu từ lâu đã trở thành một người bạn trung thành, gắn bó với người nông dân Việt Nam. Hình ảnh một con trâu to lớn đang nặng nhọc bước từng bước kéo cày trên đồng ruộng, dù khá mệt mỏi nhưng chú ta vẫn không hề ngừng làm việc, cứ cần mẩn bước từng bước nhỏ để kịp cày xong thửa ruộng cùng chủ là một hình ảnh quen thuộc thường thấy tại các làng quê Việt. Ở nước ta, trâu được nuôi chủ yếu để kéo cày và ít khi người ta nuôi lấy thịt. Lực kéo trung bình trên ruộng của một con trâu là 70 – 75kg, bằng 0.36 – 0.3 mã lực. Trâu loại A có thể cày một ngày được 3 – 4 sào, trâu loại B thì khoảng 2 – 3 sào và trâu loại C thì chỉ được 1.5 – 2 sào. Trâu giúp ích rất nhiều cho người nông dân trong việc đồng áng. Dù hiện nay, công nghệ phát triển đã khiến cho các loại máy móc dần thế chỗ của con trâu trên cánh đồng, nhưng tình cảm mà người nông dân dành cho trâu luôn vẹn nguyên và chẳng hề thay đổi theo thời gian.

Đó là cách soạn văn Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh mà các bạn học sinh lớp 9 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 9 hoặc trong list bài soạn văn 9

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *