Soạn văn Văn bản dành cho học sinh lớp 10

Soạn văn Văn bản dành cho học sinh lớp 10

Mục lục

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Văn bản dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Soạn văn Văn bản

Phần I: Khái niệm, đặc điểm

Câu 1: Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu hỏi) ở mỗi văn bản như thế nào? 

Trả lời:

– Mỗi một văn bản trên đều được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

– Nhu cầu đáp ứng và dung lượng ở mỗi văn bản:

+ Văn bản 1 đề cập đến một kinh nghiệm sống, gồm một câu.

+ Văn bản 2 bày tỏ tâm tình, gồm có 4 câu và viết dưới dạng bài thơ.

+ Văn bản 3 bày tỏ tâm tình liên quan đến một vấn đề chính trị, gồm có rất nhiều câu, là một đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ với nhau, viết dưới dạng văn xuôi. 

=> Văn bản có thể bao gồm 1 câu, nhiều câu, có thể viết bằng văn thơ hoặc văn xuôi.

Câu 2: Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?

Trả lời:

– Văn bản 1 đề cập đến một kinh nghiệm sống: môi trường sống có sự ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.

– Văn bản 2 đề cập đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

– Văn bản 3 đề cập đến một vấn đề chính trị: kêu gọi kháng chiến chống thực dân Pháp.

=> Các câu trong văn bản 2 và 3 đều có mối quan hệ nhất quán và cùng thể hiện một vấn đề. Các câu trong văn bản có quan hệ ý nghĩa vô cùng rõ ràng và chúng được liên kết với nhau một cách chặt chẽ.

Câu 3: Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo các cấu ba phần như thế nào?

Trả lời:

– Ở văn bản 2: 

+ Được tạo nên từ 2 cặp lục bát, mỗi cặp đều được sử dụng phép so sánh để tạo thành một ý riêng.

+ Các ý liên kết với nhau và được sắp xếp theo một trình tự các sự việc.

+ Sử dụng pháp lặp “thân em” để liên kết giữa các câu thơ, đồng thời, nội dung và vấn đề tác giả muốn biểu đạt cũng được thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc và ý nghĩa.

– Văn bản 3:

+ Sử dụng kết cấu 3 phần : Mở bài – thân bài – kết bài.

+ Đưa ra vấn đề với câu kêu gọi ở mở bài.

+ Phần thân bài dùng để triển khai vấn đề muốn nhắc đến.

+ Kết bài dùng để khẳng định lại vấn đề.

=> Các đoạn, các câu có sự liên kết với nhau một cách mạch lạc nhằm làm rõ vấn đề tác giả muốn nói đến.

Câu 4: Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?

Trả lời:

Văn bản 3 được trình bày dưới hình thức một lời kêu gọi. 

Mở bài là tiêu đề và câu kêu gọi để dẫn dắt người đọc tiếp tục theo dõi phần nội dung tiếp theo của văn bản.

Kết bài đưa ra lời kêu gọi và câu khẩu hiệu đanh thép nhằm khích lệ ý chí đấu tranh, khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc.

Câu 5: Mỗi văn bản trên tạo ra nhằm mục đích gì?

Trả lời:

– Văn bản 1: Cung cấp kinh nghiệm sống cho người đọc.

– Văn bản 2: Phơi bày sự bất công của xã hội xưa và thân phận đáng thương của người phụ nữ.

– Văn bản 3: Kêu gọi nhân dân toàn quốc đứng lên kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

Phần II: Các loại văn bản:

Câu 1: So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 (ở mục 1) về các phương diện sau: 

  • Vấn đề được đề cập đến trong mỗi văn bản là vấn đề gì? Thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống?

  • Từ ngữ được sử dụng trong văn bản thuộc loại nào (từ ngữ thông thường trong cuộc sống hai từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị)?

  • Cách thức thể hiện nội dung như thế nào (thông qua hình ảnh hai thể hiện trực tiếp bằng lí lẽ, lập luận)?

Trả lời:

– Văn bản 1 đề cập đến một kinh nghiệm sống, văn bản 2 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản 3 đề cập đến một vấn đề chính trị: kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Từ ngữ của văn bản 1 và 2 là những từ ngữ thông thường, riêng văn bản 3 dùng nhiều từ ngữ chính trị – xã hội.

– Văn bản 1 và 2 trình bày thông qua hình ảnh cụ thế nên có tính hình tượng. Với văn bản 3 lại dùng lí lẽ và lập luận để khẳng định cần đứng lên kháng chiến chống Pháp.

=> Văn bản 1 và 2 thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản 3 thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2: So sánh các văn bản 2,3 (ở mục 1) với:

  •  Một bài học trong sách giáo khoa thuộc môn học khác (Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý,…)

  • Một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh. 

Từ sự so sánh các văn bản trên hãy rút ra nhận xét về những phương diện sau:

  1. a) Phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản trong hoạt động giao tiếp xã hội.

  2. b) Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản.

  3. c) Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản.

  4. d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản.

Trả lời:

Văn bản 2 Văn bản 3 Văn bản SGK Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh
Phạm vi sử dụng Dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật. Dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị Dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học Dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính
Mục đích giao tiếp Bộc lộ cảm xúc Kêu gọi kháng chiến Truyền thụ kiến thức khoa học Trình bày ý kiến, nguyện vọng hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng trong đời sống hay quan hệ giữa cá nhân và tổ chức hành chính.
Từ ngữ Từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh Từ ngữ chính trị Từ ngữ khoa học Từ ngữ hành chính
Kết cấu Ca dao, thơ lục bát Ba phần rõ rệt, mạch lạc Mạch lạc, chặt chẽ Có mẫu hoặc in sẵn

Đó là cách soạn văn Văn bản mà các bạn học sinh lớp 10 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 10 hoặc trong list bài soạn văn 10

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *