Soạn văn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt) lớp 10

Soạn văn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt) lớp 10

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt) lớp 10 dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Phần I: Luyện tập

Câu 1: 

Trả lời:

a) Nhân vật giao tiếp là những người nam và nữ trẻ tuổi. Điều này được thể hiện qua từ “anh” và “nàng”. 

b) Hoàn cảnh giao tiếp được diễn ra vào một đêm trăng thanh – là đêm trăng sáng và thanh vắng. Đây là thời điểm thích hợp cho những câu chuyện tâm tình của các cặp đôi nam nữ trẻ tuổi, để họ có thể bộc bạch những tình cảm, yêu đương.

c) Nhân vật anh nói về việc “tre non đủ lá” và đặt vấn đề “nên chăng” tính đến chuyện “đan sàng”. Tuy nhiên, đặt vào hoàn cảnh trên thì nội dung và mục đích của câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc đan sàng, mà nó mang hàm ý “họ đã đến tuổi trưởng thành và nên tính đến chuyện kết duyên cùng nhau”.

d) Cách nói của nhân vật anh rất phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp bởi vì nó vừa mang màu sắc văn chương, lại đậm sắc thái tình cảm một cách tinh tế và lịch sự.

Câu 2: 

Trả lời:

a) Các nhân vật đã thực hiện những hành động cụ thể sau:

– Chào: Cháu chào ông ạ! 

– Chào đáp: A Cổ hả? 

– Khen: Lớn tướng rồi nhỉ?

– Hỏi: Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?

– Đáp lời: Thưa ông, có ạ!

b) Cả ba câu trong lời của ông già đều có hình thức câu hỏi, nhưng chúng không phải đều nhằm mục đích hỏi. Chỉ có câu thứ ba là “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?” là hỏi nên A Cổ mới trả lời. Hai câu còn lại không phải câu hỏi nên A Cổ không trả lời chúng.

c) Lời nói của hai nhân vật đã bộc lộ rõ tình cảm thái độ và quan hệ của hai người. Qua các từ xưng hô (ông, cháu) các từ tình thái (thưa, ạ và hả, nhỉ) đã bộc lộ thái độ kính mến của A Cổ đối với ông và thái độ yêu quý, trìu mến của ông đối với cháu. 

Câu 3: 

Trả lời:

a) Thông qua hình tượng bánh trôi nước Hồ Xuân Hương muốn bộc bạch với người đọc về vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ nói chung và chính tác giả nói riêng, đồng thời khẳng định những phẩm chất trong sáng, cao đẹp của họ.

b) Người đọc căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ để lĩnh hội bài thơ. Cụ thể là các từ trắng tròn (nói về vẻ đẹp), bảy nổi ba chìm (số phận lận đận), tấm lòng son (vẻ đẹp bên trong). Đồng thời có thể liên hệ với cuộc đời của Hồ Xuân Hương để cảm nhận rõ hơn về bài thơ.

Câu 4:

Trả lời:

THÔNG BÁO

Nhân ngày Môi trường thế giới, Nhà trường tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để cùng chung tay giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. 

– Thời gian: từ 8 giờ sáng chủ nhật, ngày … tháng … năm …

– Nội dung công việc: Thu dọn rác thải, chăm sóc cây xanh, làm sạch cỏ, vun gốc cây xanh, trồng cây.

– Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh của trường.

– Dụng cụ: mỗi học sinh chuẩn bị một dụng cụ bao gồm: cuốc, xẻng, chổi, dao, rổ…

– Kế hoạch cụ thể: sẽ được phổ biến bởi GVCN từng lớp.

Nhà trường kêu gọi toàn thể học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và tích cực tham gia buổi lao động để góp phần bảo vệ môi trường cho trái đất xanh.

                                                                                                  …, ngày … tháng … năm …

                                                                            BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG…

Câu 5:

Trả lời:

a) Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ với tư cách là chủ tịch nước viết thư cho học sinh toàn quốc – thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.

b) Hoàn cảnh giao tiếp: đất nước vừa giành độc lập, học sinh Việt Nam sẽ nhận được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Đồng thời, trong thư có nhiều chi tiết khẳng định quyền lợi và nhiệm vụ của học sinh. 

c) Nội dung giao tiếp: Thể hiện niềm vui vì học sinh được hưởng nền độc lập và đề ra những nhiệm vụ, trách nhiệm của học sinh đối với đất nước.

d) Mục đích giao tiếp: Chúc mừng học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của học sinh Việt Nam.

e) Cách viết thư: Bác viết với những lời lẽ vừa chân tình, gần gũi lại không kém phần nghiêm túc và trang trọng khi xác định nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của học sinh.

Đó là cách soạn văn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt) lớp 10 mà các bạn học sinh lớp 10 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 10 hoặc trong list bài soạn văn 10

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *