Soạn văn Vào phủ chúa Trịnh tóm lược dành cho học sinh lớp 11

Soạn văn Vào phủ chúa Trịnh tóm lược dành cho học sinh lớp 11

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Vào phủ chúa Trịnh tóm lược dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Soạn văn vào phủ chúa Trịnh

I: Bố cục

  • Phần 1: Từ đầu đến “không có dịp”: Miêu tả quang cảnh xa hoa trong phủ chúa Trịnh.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “phòng chè ngồi”: Thực trạng trong phủ chúa.
  • Phần 3: Phần còn lại: suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật “tôi” (Lê Hữu Trác)

II: Soạn văn – Hướng dẫn học bài

Câu 1: Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào? 

Trả lời:

Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như sau:

+ Phải qua nhiều lần cửa khi vào phủ

+ Ở mỗi cửa đều có người canh gác. 

+ Cảnh trí khác lạ với vườn hoa “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”.

+Trong phủ là những đại đồng, quyền bổng, gác tía, kiệu son, mâm vàng, chén bạc.

+ Vào nội cung thế tử phải qua năm, sáu lần trướng gấm.

=> Quang cảnh xa hoa, lộng lẫy.

Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:

+ Phải có chỉ khi vào phủ.

+ Lính gác đầy phủ, người giữ cửa, người hầu kẻ hạ đi qua lại đông đúc.

+ Dùng những lời lẽ đầy cung kính khi nhắc đến gia đình chúa.

+ Xung quanh chúa Trịnh luôn có “phi tần chầu chực”, tác giả chỉ làm theo lệnh mà không được thấy mặt chúa.

+ Thái tử bị bệnh lại có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch và mấy người đứng hầu hai bên.

+ Người thầy thuốc dù đã lớn tuổi vẫn phải cúi lạy hết sức cung kính lúc vào lẫn lúc ra.

=> Lễ nghi, khuôn phép trong sinh hoạt thể hiện sự cao sang, quyền quý và lộng hành của nhà chúa.

– Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa:

+ Tác giả phơi bày sự xa hoa ở phủ chúa qua các miêu tả, ghi chép tỉ mỉ và những lời nhận xét, bình giá của bản thân ông.

=> Có thể khẳng định, mặc dù tác giả đã có khen cái đẹp, cái sang, cái xa hoa nơi phủ chúa, nhưng ông lại tỏ ra vô cùng dửng dưng trước sự hấp dẫn của vật chất. Ngoài ra, ông còn bày tỏ sự không đồng tình với cuộc sống quá đủ đầy mà lại thiếu sinh khí nơi đây.

Câu 2: Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà anh (chị) cho là “đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.

Trả lời:

– Những chi tiết “đắt” trong đoạn trích:

+ Chi tiết đối lập thể hiện sự quyền uy tối cao, sự lộng quyền của gia đình chúa Trịnh: chi tiết tác giả – một ông già quỳ lạy trước thế tử – một đứa trẻ năm, sáu tuổi.

+ Chi tiết miêu tả khung cảnh xa hoa, lộng lẫy nhưng lại quá đỗi ngột ngạt, thiếu sinh khí của phòng thế tử khi tác giả xem mạch cho thế tử.

Câu 3: Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến, tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này? 

Trả lời:

– Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác:

+ Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác:

+ Có cách lý giải đúng đắn về căn bệnh của thái tử.

+ Muốn chữa theo phương án cầm chừng, vô thưởng vô phạt để tránh bị công danh trói buộc.

+ Cuối cùng lại quyết tâm làm tròn trách nhiệm của người thầy thuốc, bảo vệ ý kiến bản thân dù nó trái với ý kiến đa số thầy thuốc trong cung

– Từ đó ta có thể thấy, Lê Hữu Trác là một người:

+ Ông là một người thầy thuốc giỏi, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. 

+ Ông còn là một người thầy y đức, có lương tâm và sự tôn trọng nghề nghiệp.

+ Đặc biệt, ông còn tỏ ra khinh thường lợi danh, quyền quý và yêu thích sự tự do, thanh đạm, giản dị nơi quê nhà.

Câu 4: Theo anh (chị), bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó? 

Trả lời:

– Những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả:

+ Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực.

+ Tả cảnh một cách vô cùng sinh động.

+ Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn.

+ Không bỏ sót các chi tiết nhỏ để tô đậm giá trị hiện thực của tác phẩm.

Đó là cách soạn văn Vào phủ chúa Trịnh tóm lược mà các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 11 hoặc trong list bài soạn văn 11

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *