Soạn văn Tức nước vỡ bờ chi tiết dành cho học sinh lớp 8 

Soạn văn Tức nước vỡ bờ chi tiết dành cho học sinh lớp 8 

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Tức nước vỡ bờ chi tiết dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Soạn văn Tức nước vỡ bờ tóm lược

Giới thiệu văn bản

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tại Việt Nam. Ông đã có những đóng góp to lớn trong văn học nước nhà và được mệnh danh là “nhà văn của nông dân” bởi những tác phẩm của ông gần như đều viết về nông thôn và đã gặt hái được những thành công nhất định ở đề tài này. Trong đó, tiểu thuyết “Tắt Đèn” là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của ông. Qua câu chuyện về vụ thuế ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ, bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ phong kiến đã được lột trần một cách rõ nét. Đồng thời, tác giả đã bày tỏ lòng thương cảm đối với tình trạng thống khổ của người nông dân được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chị Dậu. Trong đó, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một trong những phân đoạn thành công nhất của tác phẩm này!

Tóm tắt văn bản

Nhờ bà lão hàng xóm cho vay một ít gạo mà chị Dậu có thể nấu cháo cho anh Dậu ăn. Ấy vậy mà, khi anh còn chưa kịp ăn miếng cháo thì tên Cai lệ và người nhà lí trưởng đã xông vào đòi bắt trói anh Dậu. Lúc đầu, chị Dậu đã van nài một cách thành khẩn, Nhưng lũ độc ác ấy vẫn không màn nghe lời chị mà hung hăng lao vào đánh trói anh Dậu. Sau một hồi không thể nói lý với bọn chúng mà còn bị đánh lại, chị Dậu đã uất ức vùng lên thách thức và quật ngã cả hai tên tay sai đó.

Bố cục văn bản 

Văn bản được chia làm hai phần 

  • Phần 1: Từ đầu đoạn văn đến “ngon miệng hay không”: phần này nói về chị Dậu chăm sóc chồng.
  • Phần 2: Đoạn còn lại: hình ảnh chị Dậu khôn ngoan và can đảm đương đầu với bọn tay sai.

Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu tình thế của chị như thế nào?

Trả lời:

Vụ thuế lúc này đang trong thời điểm gay gắt nhất! Chị Dậu mặc dù đã phải bán con, bán chó, bán cả gánh khoai để nộp thuế sưu cho chồng, nhưng vì chị phải nộp cả xuất sưu cho người em chồng đã mất từ năm ngoái, nên anh Dậu vẫn bị thiếu sưu. Bọn chúng cứ thế xông và nã thuế, mà anh Dậu thì đang ốm đau, tưởng như đã chết từ đêm qua, bây giờ mới có thể tỉnh lại một chút. Nếu như lại bị chúng đánh trói một lần nữa thì khó mà qua khỏi hỏi. Vì thế, lúc bấy giờ, vấn đề to lớn nhất đối với chị Dậu đó là làm sao bảo vệ được cồng trong tình thế nguy cấp trên.

Câu 2: Phân tích nhân vật Cai Lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?

Trả lời:

Cai lệ là tay sai chuyên nghiệp, là công cụ đắc lực của xã hội tàn bạo ngày ấy. Chức năng của hắn là đánh trói người. Đây là công việc mà hắn luôn làm với một kỹ thuật thành thạo và sự say mê Mặc dù chỉ là một gã tay sai vặt mạt hạng nhưng Cai lệ được xem là nhân vật có ý nghĩa tiêu biểu. Hắn là người đại diện cho “nhà nước”, nhân danh “phép nước” để hành động. Vì vậy, hắn hung dữ gây ra tội ác mà không hề bị ngăn chặn hay sợ hãi .

Ngô Tất Tố Hùng đã dùng những từ ngữ để miêu tả về hành động của nhân vật này như “sầm sập tiến vào”, “đùng đùng giật phắc cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”… Có vẻ toàn bộ ý thức của hắn chỉ là ra tay đánh trói người thiếu thuế. Ngôn ngữ của hắn cũng không phải là ngôn ngữ của con người, mà là ngôn ngữ của thú dữ. Vì lẽ đó mà hắn hình như không có khả năng nghe tiếng nói của đồng loại. Vậy nên mặc cho hoàn cảnh của anh Dậu đáng thương là thế, nhưng hắn vẫn không hề bận tâm mà chỉ đáp lại những lời van xin thiết tha của chị Dậu bằng những câu chửi thô tục, những hành động hung hăng tán tận lương tâm.

=> Bản chất của hắn: Tàn bạo, không có chút tình người. 

Dẫu chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn, nhưng hình ảnh của nhân vật này đã được tác giả khắc họa vô cùng sống động và có giá trị điển hình. Hắn là hiện điển hình cho tầng lớp tay sai thống trị và là một trong những hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời.

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lý không. Qua đoạn trích này em có nhận xét gì về tính cách của chị.

Trả lời:

Ban đầu chị Dậu đã dùng những lời lẽ van xin một cách tha thiết. Chị xưng bằng “ông” và “cháu” bởi vì chị biết rằng, chị chỉ là một người nông dân thấp cổ bé họng. Với bản tính mộc mạc, quen nhẫn nhịn, chị đã cố khơi gợi lương tâm của những ông cai.

Nhưng tên Cai lệ nào thèm nghe lấy lời nào của chị, mà chúng chỉ đã đáp trả chị bằng những quả bịch vào ngực và xông đến anh Dậu. Lúc này chị mới “liều mình cự lại”. Quá trình cự lại của chị cũng bao gồm 2 bước 

Bước 1: Chị cự lại bằng lý lẽ “Chồng tôi đau ốm! Ông không được phép hành hạ”. Ở đây chị đã dùng đến cái đạo lý tối thiểu của con người để phản kháng lại. Cũng trong chi tiết này, chị Dậu đã thay đổi cách xưng hô bằng tôi – ông và có vị thế ngang hàng với đối thủ. 

Bước 2: Tên Cai lệ ấy vẫn không trả lời mà tát vào mặt chị rồi nhảy đến cạnh anh Dậu. Lúc này, cơn giận trong chị đã lên đến đỉnh điểm. Chị vụt đứng dậy với vời niềm căm giận ngùn ngụt, nghiến hai hàm răng lại và đe dọa chúng “Mày trói ngay chồng bà đi Bà cho mày xem”. Không còn là cách xưng hô như trước, chị đã đổi thành bà – mày, đây là một cách xưng hô vô cùng đanh đá của phụ nữ bình dân ngày xưa. Sự thay đổi này đã thể hiện cơn tức giận cùng sự khinh bỉ cao độ, đồng thời khẳng định tư thế sẵn sàng đè bẹp đối phương. Chị bây giờ chị không cần đấu tí nữa mà quyết ra tay đấu lực với chúng. 

Từ những hình ảnh trên, tính cách nhân vật chị Dậu đã được bộc lộ một cách rõ nét. Chị là một người mộc mạc với đầy lòng vị tha, hiền dịu, khiêm nhường, luôn biết nhẫn nhục chịu đựng. Nhưng chị không phải là một người yếu đuối mà vẫn có một sức sống mạnh mẽ cùng một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới đường cùng, chị sẵn sàng vùng dậy để chống trả quyết liệt. Chị chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp nhân dân cơ cực đáng thương của Việt Nam trong thời kỳ này. 

Câu 4: Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?

Trả lời:

Tức nước vỡ bờ là cụm từ ám chỉ rằng, bất cứ sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì sự chịu đựng không còn nữa mà thay vào đó bằng một hành động phản kháng quyết liệt, giống như bờ bị nước ép quá không thể nào giữ yên được và phải vỡ ra. Như vậy, hành động đấu tranh của chị Dậu Đã thể hiện rõ được cái nhan đề. Đó là một logic hiện thực, rằng có áp bức thì tất có đấu tranh, và con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng và không còn con đường nào khác. Dù là một hành động tự phát, nhưng nó đã cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy được bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương con người 

Câu 5: Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên Cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

Trả lời:

  • Đoạn trích trên đã khắc họa nhân vật một cách rõ nét hai tuyến nhân vật Cai lệ và chị Dậu qua các hành động, lời nói và cử chỉ khác biệt. Đồng thời, qua đoạn văn, diễn biến tâm lý của chị Dậu đã được thể hiện vô cùng tự nhiên và chân thực.
  • Tác giả sử dụng ngòi bút miêu tả một cách linh hoạt và sống động, các hoạt động dù dồn dập mà vẫn rõ nét, không dối và mỗi chi tiết đều “đắt”.
  • Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật vô cùng đặc sắc. 

Câu 6: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt Đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về nhận xét đó qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ? Hãy làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Tuân. 

Tương tự câu 5. Nhưng có thể bổ sung thêm:

Nguyễn Tuân đã nói rằng, Ngô Tất Tố, với Tắt Đèn đã “xúi người nông dân nổi loạn”. Mặc dù thời điểm ấy rất, nhà văn chưa nhận thức được chân lý cách mạng nên chưa tìm ra được con đường đấu tranh đúng đắn khi quần chúng nhân dân bị áp bức. Nhưng bằng cảm quan hiện thực vô cùng mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhận được xu thế “Tức nước vỡ bờ” cùng với sức mạnh vô cùng to lớn của sự vỡ bờ khi bị áp bức đến đường cùng đó. Chính vì thế, phân cảnh này đã dự báo một cơn bão táp quần chúng nhân dân nổi loạn sau này.

Đó là cách soạn văn Tức nước vỡ bờ chi tiết mà các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 8 hoặc trong list bài soạn văn 8

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *