Soạn văn Trong lòng mẹ tóm lược (Trích Những ngày thơ ấu) – Nguyên Hồng
Soạn văn Trong lòng mẹ tóm lược (Trích Những ngày thơ ấu) – Nguyên Hồng
Mục lục
Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Trong lòng mẹ tóm lược dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!
Bố cục
Đoạn trích được chia làm 2 phần, bao gồm:
Phần 1: Từ đầu cho đến “người ta hỏi đến chứ”: cuộc đối thoại giữa Hồng và người cô cùng ý nghĩ cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh.
Phần 2: Còn lại: cuộc gặp gỡ đầy cảm động của hai mẹ con Hồng và cảm giác vui sướng cực đỉnh của chú bé.
Đọc hiểu văn bản
Câu hỏi 1. Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng.
Trả lời:
Nhân vật người cô hiện ra theo một trình tự với các bước ngày càng lộ rõ:
Bước 1: Chi tiết người cô hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ cậu hay không: chi tiết này thể hiện những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và nét cười rất kịch của cô.
Bước 2: Cậu bé đáp không muốn vào nhưng bà cô vẫn ngọt giọng không buông tha. Chi tiết này thể hiện sự mỉa mai qua giọng nói cùng hai con mắt long lanh chằm chặp nhìn cậu bé. Bà ta cứ thế tiếp tục tấn công cậu với những cử chỉ và lời nói mang đầy sự nhục mạ và châm chọc.
Bước 3: Người cô vẫn không buông tha dẫu chú bé đã nức nở khóc. Bấy giờ, bà ta lại hạ giọng bày tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Chi tiết này thể hiện sự giả dối đầy thâm hiểm và trơ trẽn đã bị phơi bày toàn bộ của bà cô cay nghiệt.
Từ đó hiện ra một bà cô lạnh lùng, thâm hiểm và độc ác.
Câu hỏi 2. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào ?
Trả lời:
Tình yêu thương mãnh liệt của Hồng được thể hiện qua hai tình huống:
Khi trả lời bà cô: nhận ra sự cay nghiệt của bà cô, không muốn tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị rắp tâm tanh bẩn xâm phạm. Cùng với đó là tâm trạng đau đớn đầy uất ức của cậu bé khi bà cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ.
Khi gặp lại mẹ: cảm giác sung sướng đến cực điểm khi ngồi trong lòng mẹ. Cậu bồng bềnh trôi trong sự rạo rực không nghĩ ngợi điều gì. Đồng thời, cảm giác tủi cực cùng lời bà cô cũng theo đó tan biến.
Câu hỏi 3*. Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.
Trả lời:
- Chất trữ tình được thể hiện trong tình huống và nội dung truyện
- Chất trữ tình được thể hiện qua dòng cảm xúc phong phú của Hồng.
- Cách thể hiện của tác giả cũng tạo nên chất trữ tình của chương hồi kí: kết hợp kể với bộc lộ cảm xúc, lời văn đầy cảm xúc, hình ảnh giàu sức gợi.
Câu hỏi 4. Qua văn bản trích giảng, em hiểu thế nào là hồi kí ?
Trả lời:
Hồi kí là một thể của kí, người viết qua đó kể lại những câu chuyện, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến.
Câu hỏi 5*. Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó ? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.
Trả lời:
- Nguyên Hồng viết nhiều tác phẩm về phụ nữ và nhi đồng.
- Nguyên Hồng luôn dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng yêu thương và trân trọng.
- Nguyên Hồng diễn tả và thấu hiểu nỗi cơ cực, tủi hờn mà phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu thời kì trước.
- Nhà văn này cũng luôn trân trọng vẻ đẹp và đức tính cao quý của phụ nữ và nhi đồng.
Đó là cách soạn văn Trong lòng mẹ tóm lược mà các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 8 hoặc trong list bài soạn văn 8
We on social :