Soạn văn Tức nước vỡ bờ tóm lược dành cho học sinh lớp 8 

Soạn văn Tức nước vỡ bờ tóm lược dành cho học sinh lớp 8 

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Tức nước vỡ bờ tóm lược dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Soạn văn Tức nước vỡ bờ tóm lược

Bố cục văn bản 

Văn bản được chia làm hai phần 

  • Phần 1: Từ đầu đoạn văn đến “ngon miệng hay không”: phần này nói về chị Dậu chăm sóc chồng.
  • Phần 2: Đoạn còn lại: hình ảnh chị Dậu khôn ngoan và can đảm đương đầu với bọn tay sai.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu tình thế của chị như thế nào?

Trả lời:

Tình thế của chị Dậu Khi bọn tay sai xông vào đó là vụ Thế đang trong thời điểm gay gắt nhất chị Dậu đã phải bán con bán chó bán cả gánh khoai để có tiền nộp sưu cho chồng.

Tuy nhiên chị vẫn phải nộp cho người em chồng đã chết từ năm ngoái nên anh Dậu vẫn cứ thiếu sưu. Mà anh Dậu thì đang đau ốm và chị Dậu chỉ quan tâm làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy cấp ấy.

Câu 2: Phân tích nhân vật Cai Lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?

Trả lời:

Nhân vật cai lệ là tay sai chuyên nghiệp tiêu biểu cho hạng tay sai và hắn là công cụ bằng sắt đắc lực của trật tự xã hội tàn bạo ngày ấy.

Hắn hung dữ sẵn sàng gây ra tội ác mà không bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho nhà nước, nhân danh phép nước.

Hắn được miêu tả với những hành động như sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, sấn đến, tát vào mặt chị Dậu… Cùng với đó là những ngôn ngữ không phải ngôn ngữ của con người như sủa, rít, gầm…

Toàn bộ ý thức của tên Cai lệ chỉ là ra tay đánh người thiếu thuế mà không bận tâm đến tình người. Tác giả đã khắc họa nhân vật này một cách nổi bật, sống động và có giá trị điển hình rõ ràng dù chỉ qua một đoạn văn ngắn. Nhân vật này là điển hình cho tầng lớp tay sai thống trị của xã hội đương thời.

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lý không. Qua đoạn trích này em có nhận xét gì về tính cách của chị.

Trả lời:

Ban đầu chị Dậu van xin tha thiết bằng lý lẽ và sự lễ phép để khơi gợi lương tâm ông cai. Lúc này chị xưng hô “cháu” và “ông”

Nhưng khi tên Cai lệ không thèm nghe lấy chị nửa lời mà đáp lại bằng những quả bịch vào ngực và xông đến anh Dậu, chị bắt đầu thay đổi xưng hô tôi – ông và giọng điệu, đứng ngang hàng và nhìn thẳng vào mặt đối thủ. 

Tiếp đó, tên Cai lệ vẫn không thèm trả lời mà nhảy vào anh Dậu, chị đã đứng dậy với sự căm phẫn ngùng ngụt. Bây giờ chị đã thay đổi xưng hô bằng bà – mày và đứng với tư thế sẵn sàng đè bẹp đối phương. Lúc này, chị không thèm nói lí mà quyết đấu lực với bọn tay sai của chính quyền.

Sự thay đổi trên đã cho ta thấy tính cách của nhân vật chị Dậu. Chị Sống hiền dịu, mộc mạc, vị tha và biết nhẫn nhục chịu đựng. Nhưng chị không phải là người yếu đuối mà chị vẫn có một sức sống mạnh mẽ và một tinh thần phản kháng tiềm tàng.

Câu 4: Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?

Trả lời:

Nhan đề đã tóat lên một chân lý, đó là con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng.

Câu 5: Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên Cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

Trả lời:

  • Đoạn trích trên đã khắc họa nhân vật một cách rõ nét hai tuyến nhân vật Cai lệ và chị Dậu. 
  • Tác giả sử dụng ngòi bút miêu tả một cách linh hoạt và sống động, các hoạt động dù dồn dập mà vẫn rõ nét, không dối và mỗi chi tiết đều “đắt”.
  • Ngôn ngữ kể chuyện miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật vô cùng đặc sắc. 

Câu 6: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt Đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về nhận xét đó qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ? Hãy làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Tuân. 

Trả lời:

Nhận xét của Nguyễn Tuân là vô cùng đúng đắn vì đoạn trích đã làm toát lên một lôgic hiện thực: có áp bức tất có đấu tranh. Cùng với đó, tác giả đã nói lên một chân lý đó là “con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng và không có con đường nào khác”.

Đó là cách soạn văn Tức nước vỡ bờ tóm lược mà các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 8 hoặc trong list bài soạn văn 8

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *