Soạn văn Tổng quan nền văn học Việt Nam tóm lược lớp 10

Soạn văn Tổng quan nền văn học Việt Nam tóm lược lớp 10

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Tổng quan nền văn học Việt Nam tóm lược lớp 10 dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Tổng quan nền văn học Việt Nam tóm lược

Câu 1: Vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam

Tổng quan nền văn học Việt Nam tóm lược

Câu 2: Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam

Trả lời:

Quá trình phát triển của văn học Việt Nam: gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Từ đó văn học Việt Nam đã trải qua ba thời kỳ:

+ Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX 

+ Từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945

+ Từ CMT8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Đặc trưng: tác giả là đội ngũ chuyên nghiệp, đời sống văn học được nâng cao, xuất hiện nhiều thể loại mới và thi pháp mới được sử dụng.

1. Văn học trung đại (từ thế kỷ X – hết thế kỷ XIX): viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Văn học chữ Hán (Từ thế kỉ X và kết thúc ở cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX): Tiếp nhận học thuyết của phương Đông và thi pháp văn học cổ – trung đại Trung Quốc. 

– Văn học chữ Nôm (Từ thế kỉ XV và đạt đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX): Là kết quả của lịch sử phát triển văn học dân tộc, gắn liền với truyền thống lớn nhất của văn học trung đại, đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo.

2. Văn học hiện đại (văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX): viết bằng chữ quốc ngữ, được chia làm hai giai đoạn, bao gồm:

– Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945: một mặt kế thừa tinh hoa văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa văn học thế giới. 

– Giai đoạn từ 1945 đến cuối thế kỉ XX: nền văn học mới ra đời và phát triển dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng Sản Việt Nam, phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới.

Câu 3: Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

Trả lời:

– Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng:

– Mối quan hệ với thiên nhiên:

+ Văn học Việt Nam phản ánh lại quá trình cha ông ta nhận thức, cải tạo và chinh phục thiên nhiên. 

+ Thiên nhiên hiện lên không chỉ tươi đẹp, thơ mộng, mà còn đa dạng và luôn thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ riêng của từng thời đại. 

– Mối quan hệ với dân tộc:

+ Văn học yêu nước là một nội dung tiêu biểu và xuyên suốt trong nền văn học nước ta. 

+ Tình yêu nước thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về truyền thống văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước.

– Mối quan hệ với quan hệ xã hội:

+ Tố cáo đầy mặt trái xã hội

+ Lòng cảm thông sâu sắc với người bị áp bức.

+ Thể hiện ước mơ về một xã hội dân chủ, một cuộc sống công bằng và tươi đẹp.

– Mối quan hệ với ý thức về bản thân:

+ Văn học Việt Nam ghi lại quá trình đấu tranh khẳng định đạo lý làm người của dân tộc.

Đó là cách soạn văn Tổng quan nền văn học Việt Nam tóm lược mà các bạn học sinh lớp 10 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 10

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *