Soạn văn Sọ Dừa tóm lược dành cho học sinh lớp 6

Soạn văn Sọ Dừa tóm lược dành cho học sinh lớp 6

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Sọ Dừa tóm lược dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

soạn văn Sọ Dừa tóm lược

Bố cục văn bản:

Văn bản gồm có ba phần

  • Phần 1: Từ đầu cho đến “đặt tên cho nó là Sọ Dừa”: Sự ra đời kì lạ của Sọ Dừa.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “phòng khi dùng đến:: Sọ Dừa cưới cô con gái út, trở về hình dáng khôi ngô và đỗ trạng nguyên.
  • Phần 3: Đoạn còn lại: Cô em út bị hãm hại và sự đoàn tụ của hai vợ chồng.

Đọc hiểu văn bản:

Câu 1: Sự ra đời của Sọ Dừa có gì khác thường? Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân muốn thể hiện điều gì và muốn chú ý đến những con người như thế nào trong xã hội xưa?

Trả lời:

Sự ra đời của Sọ Dừa có nhiều điểm khác thường sau: 

+ Việc bà mẹ mang thai Sọ Dừa vô cùng khác thường.

+ Sọ Dừa ra đời với một hình dạng khác thường.

+ Việc đi đứng sinh hoạt của Sọ Dừa cũng khác thường. 

Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân muốn thể hiện điều sau:

+ Nhân dân ta luôn quan tâm đến những người đau khổ, có số phận thấp hèn.

+ Chi tiết này gợi ở người nghe sự thương cảm đối với nhân vật.

+ Mở ra tình huống khác thường để phát triển cốt truyện. 

Câu 2: Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật? 

Trả lời:

Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết:

+ Chăn bò rất giỏi và có tài thổi sáo. 

+ Sọ Dừa tự biết khả năng của mình và kiếm đủ sinh lễ theo yêu cầu nan giải của Phú Ông. 

+ Sọ Dừa thông minh khác người, thi đỗ Trạng Nguyên và có tài dự đoán chính xác.

Quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật:

+ Nhân vật Sọ Dừa có sự đối lập giữa vẻ bề ngoài và phẩm chất bên trong. 

+ Sự đối lập đó là sự khẳng định về con người bên trong và đề cao giá trị chân chính của con người.

+ Sự biến đổi kỳ diệu của Sọ Dừa thể hiện ước mơ mãnh liệt về sự đổi đời của người lao động xưa. 

+ Sự trái ngược đó còn là yếu tố chi phối toàn bộ kết cấu tác phẩm và mở ra tình huống truyện. 

Câu 3: Tại sao cô Út lại bằng lòng lấy Sọ Dừa? Em có nhận xét gì về nhân vật cô Út?

Trả lời:

Cô Út lại bằng lòng lấy Sọ Dừa vì: 

+ Cô Út là một người thật thà, tốt bụng, trong sáng và thiện lương. 

+ Cô út nhận biết thực chất đẹp đẽ của Sọ Dừa.

Nhận xét về nhân vật cô Út:

+ Cô Út là người hiền lành, tính hay thương người. 

+ Thông minh, luôn biết tự tìm cách để thoát nạn một cách kịp thời. 

+ Đây là nhân vật giàu tình yêu thương, thể hiện ước mơ của nhân dân ta về triết lý đã trở thành lẽ sống “ở hiền gặp lành”.

Câu 4: Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai chị thì phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này em thấy người lao động mơ ước điều gì?

Trả lời:

Kết cục khác nhau của các nhân vật cho em thấy những mơ ước của người lao động:

+ Mơ ước về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xấu xí trở thành một người thông minh, tài giỏi và sống hạnh phúc

+ Mơ ước về sự công bằng: đây là ước mơ và niềm tin mà người lao động luôn hướng đến: kẻ độc ác sẽ bị trừng phạt, người ở hiền sẽ gặp được điều lành.

Câu 5: Hãy nêu những ý nghĩa chính của truyện Sọ Dừa? 

Trả lời:

Ý nghĩa của truyện Sọ Dừa:

+ Đề cao giá trị của vẻ đẹp bên trong con người

+ Đề cao lòng nhân ái tình yêu thương đối với những con người bất hạnh 

+ Đề cao sức sống mãnh liệt và tinh thần lạc quan vượt qua mọi khó khăn. trở ngại của nhân dân lao động.

Đó là cách soạn văn soạn văn Sọ Dừa tóm lược mà các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 6 hoặc trong list bài soạn văn 6

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *