Soạn văn lớp 6 bài 2 tóm lược – Bánh chưng, bánh giầy

Soạn văn lớp 6 bài 2 tóm lược – Bánh chưng, bánh giầy

Dưới đây là cách soạn văn lớp 6 bài 2 tóm lược – Bánh chưng, bánh giầy mà các em học sinh lớp 6 có thể tham khảo để soạn bài một cách ngắn gọn và đầy đủ trước khi đến lớp!

Soạn văn lớp 6 bài 2 tóm lược
Cách soạn văn lớp 6 bài 2 – Bánh chưng, bánh giầy

Tóm tắt câu chuyện

Hùng Vương lúc về già muốn truyền ngôi cho các con đã đưa ra một điều kiện, rằng trong các lang, ai làm vừa ý ngài trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Trong khi các lang đua nhau làm lễ thật ngon với đầy của ngon vật lạ, chỉ có Lang Liêu là không biết phải chọn vật gì. Bởi vì chàng từ trước đến nay chỉ biết đến việc đồng áng, trong nhà chỉ có mỗi khoai, lúa.

Đêm đến, chàng nằm mơ thấy một vị thần mách bảo nên chọn gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. Ngẫm thấy hạt gạo đúng thật là thứ quý giá nhất đất trời, chàng đã làm nên một chiếc bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất và một chiếc bánh hình tròn là bánh giầy tượng trưng cho trời. Vua Hùng rất hài lòng và đã chọn hai thứ bánh Lang Liêu dâng tế Đất, Trời, Tiên Vương, đồng thời, ngài đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành những một trong những phong tục cổ truyền đẹp đẽ trong mỗi dịp Tết đến Xuân về của nước ta. 

Soạn bài:

Câu 1: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

  • Hoàn cảnh: Nhà vua đã già, muốn truyền ngôi. Giặc đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân.
  • Ý vua: Người được truyền ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trai trưởng.
  • Hình thức: Cuộc thi tài.

Câu 2: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Lang Liêu được thần giúp đỡ vì: 

  • Lang Liêu là người thiệt thòi nhất.
  • Là người biết tự lập, gần gũi với dân thường.
  • Đặc biệt, chàng là người duy nhất có thể hiểu được ý thần. Bởi vì chàng biết quý hạt gạo và công sức của con người khi tạo nên nó.

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi?

Hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn tế lễ bởi vì:

  • Hai thứ bánh ấy tượng trưng cho Trời – Đất.
  • Hai thứ bánh ấy thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo là sản phẩm do chính con người tạo ra.
  • Đặc biệt, hai thứ bánh ấy chứng tỏ tài đức của một người có thể nối chí vua. Thể hiện Lang Liêu là một người con tài đức, thông minh, hiếu thảo và trân trọng người có công sinh thành. 

Câu 4: Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”

Ý nghĩa của câu chuyện:

  • Giải thích nguồn gốc của hai loại bánh chưng, bánh giầy.
  • Giải thích phong tục nấu bánh chưng, bánh giầy ngày Tết của dân tộc ta.
  • Đề cao lao động, đề cao nghề nông. Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, sự thờ kính đối với trời đất và tổ tiên của nhân dân Việt Nam.

Luyện tập

Câu 1: Trao đổi ý kiến ở lớp: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?

Ý nghĩa phong tục ngày Tết dân ta nấu bánh chưng, bánh giầy:

  • Đề cao nghề nông.
  • Thể hiện sự thờ kính đối với đất trời và tổ tiên, cha ông ta.
  • Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 2: Trong truyện này, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

Chi tiết Lang Liêu nằm mộng thấy thần với lời khuyên “Trong trời đất, không gì quý bằng…”: Đây là chi tiết nên bật giá trị của hạt gạo đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam. Đồng thời, nó làm tăng sự hấp dẫn của câu chuyện.

Chi tiết vua bình phẩm về hai loại bánh: Đây là một cách nhận xét về văn hóa. Những cái bình thường tuy giản dị nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa vô cùng to lớn. Đồng thời, lời nhận xét này cũng thể hiện ý nghĩa, tư tưởng và tình cảm của dân tộc ta về phong tục đáng tự hào này!

Xem thêm các bài giảng khác tại: Ngữ văn lớp 6 hoặc trong list bài soạn văn 6

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *