Soạn văn Cổng trường mở ra tóm lược dành cho học sinh lớp 7

Soạn văn Cổng trường mở ra tóm lược dành cho học sinh lớp 7

Mục lục

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Cổng trường mở ra tóm lược dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Soạn văn Cổng trường mở ra tóm lược

Phân chia bố cục

Bố cục của văn bản gồm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “thế giới mà mẹ vừa bước vào”: tâm trạng của hai mẹ con trước ngày khai giảng”.
  • Phần 2: Đoạn còn lại: Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của người mẹ.

Đọc – Hiểu văn bản

Câu 1: Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Trả lời:

Cổng trường mở ra là lời tâm sự của người mẹ trong một đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con.

Câu 2: Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Trả lời:

Tâm trạng của người mẹ và con có sự đối nghịch:

  • Người mẹ: “Trằn trọc khôn ngủ được”, người mẹ thao thức, trằn trọc và lo lắng suy nghĩ triền miên chẳng thể chợp mắt.
  • Người con: “không có mối bận tâm nào khác”, đứa con vẫn thanh thản, nhẹ nhàng và vô tư ngủ

Câu 3: Theo em, tại sao người mẹ không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?

Trả lời:

Người mẹ không thể ngủ được vì:

  • Nghĩ tới ngày đầu tiên khai trường của con cùng tương lai sau cánh cổng trường.
  • Bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngày đầu khai trường của chính bản thân mình.
  • Nghĩ về ý nghĩa ngày khai trường đầu tiên đối với cuộc đời mỗi con người.

Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ: “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai … trên con đường dài và hẹp”, đó là cảm giác được nắm tay bà ngoại cùng bước qua cánh cổng trường – một bước ngoặc lớn của cuộc đời mỗi con người.

Câu 4: Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Trả lời:

Người mẹ không trực tiếp nói chuyện với con hay với một ai cả. Bà chỉ đang nhìn con ngủ, trông như đang tâm sự cùng con, nhưng thực chất lại đang nói với chính mình. Người mẹ cứ thể chìm vào những suy nghĩ riêng và trở về lại với kỉ niệm của chính mình.

Cách viết này có tác dụng làm nổi bật tâm trạng của người mẹ, để rồi khắc họa những tâm tư, tình cảm và bộc lộ những điều từ sâu thẳm tâm can khó có thể thổ lộ bằng lời.

Câu 5: Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ.

Trả lời:

Câu văn “Ai cũng biết rằng … đi chệch cả hàng dặm sau này” đã nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ. Từ đó, câu văn đã nhấn mạnh giáo dục cần tâm huyết và đúng đắn để không làm ảnh hưởng đến tương lai của cả một thế hệ.

Câu 6: Người mẹ nói: “… bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì?

Trả lời:

Thế giới kì diệu là thế giới của tri thức bao la. Và người giáo viên chính là người lái đò thầm lặng đưa học sinh đến với bến bờ tri thức của nhân loại. Đồng thời, đó còn là thế giới của tâm hồn, tình cảm, là thế giới của tình thầy trò bao la, tình bạn thắm thiết vĩnh hằng.

Luyện tập

Câu 1: Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

Ngày khai trường vào lớp 1 là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Bởi vì đó là lần đầu tiên chúng em rời xa vòng tay của bố mẹ để bay vào một môi trường mới. Đằng sau cánh cổng trường đó những người bạn mới, những người thầy cô tâm huyết đang chờ đợi chúng em. Cùng với đó là những trải nghiệm, những cảm xúc đầu đời mà chúng em không thể nào quên được.

Câu 2: Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.

Trả lời:

Viết theo dàn ý sau:

  • Trước ngày khai trường, em đã chuẩn bị những gì?
  • Cảm xúc của em tối hôm trước khi khai giảng?
  • Ai là người cùng em đi khai trường, khung cảnh hôm ấy như thế nào?
  • Cảm giác của em khi tạm biệt người thân và tự mình bước vào bên trong cổng trường?
  • Cảnh vật ngôi trường mới có gì khiến em chú ý?
  • Cảm nghĩ của em khi ngồi dự khai giảng, được gặp bạn mới và cô chủ nhiệm lớp?

Đó là cách soạn văn Cổng trường mở ra tóm lược nhất mà các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 7 hoặc trong list bài soạn văn 7

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *