Soạn văn Các phương châm hội thoại (tt) trang 36
Soạn văn Các phương châm hội thoại (tt) trang 36
Mục lục
Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Các phương châm hội thoại (tt) trang 36 dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!
Phần I: Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
Câu 1: SGK Ngữ văn 9 tập 1/trang 36
Trả lời:
– Nhân vật chàng rể không tuân thủ phương châm lịch sự vì anh ta không hề quan tâm đến tình huống cụ thể khi giao tiếp.
– Câu hỏi “Bác làm việc vất vả và nặng nhọc lắm phải không?” không vi phạm phương châm lịch sự, nhưng nó không tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống gọi một người đang làm việc từ trên cao xuống chỉ để hỏi điều này.
– Điều đó khiến người khác không hài lòng, còn gây phiền toái và tức giận cho người được hỏi.
Kết luận:
– Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với các đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?).
Phần II: Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
Câu 1: SGK Ngữ văn 9 tập 1/trang 37
Trả lời:
– Chỉ có tình huống truyện “Người ăn xin” là tuân thủ phương châm hội thoại, còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
Câu 2: SGK Ngữ văn 9 tập 1/trang 37
Trả lời:
– Trường hợp trên, người nói đã vi phạm phương châm về lượng. An hỏi cụ thể năm nào, nhưng Ba chỉ đáp chung chung và không cụ thể. Tuy nhiên, nếu trả lời cụ thể mà với một thông tin sai và không xác thực, sẽ vi phạm nghiêm trọng hơn phương châm về chất. Chính vì tránh vi phạm này, Ba đã trả lời chung chung và chấp nhận vi phạm phương châm về lượng.
Câu 3: SGK Ngữ văn 9 tập 1/trang 37
Trả lời:
– Người bác sĩ không có sự tuân thủ phương châm về chất. Bởi vì nếu nói thật, tình trạng người bệnh sẽ càng xấu đi do bị suy sụp. Người bác sĩ lựa chọn nói dối để động viên bệnh nhân lạc quan hơn, đây chính là hành động nhân đạo. Vì thế, để đạt được những mục đích cao cả, quan trọng hơn, người ta có thể bỏ qua hoặc không tuân thủ một phương châm nào đó.
Câu 4: SGK Ngữ văn 9 tập 1/trang 37
Trả lời:
– Câu “tiền bạc chỉ là tiền bạc” nhìn chung có vẻ không đem lại cho chúng ta thông tin mới, và nó có thể đã không tuân thủ phương châm về lượng. Tuy nhiên, nếu xét về ý nghĩa nội hàm, câu nói này chưa thông tin quan trọng: tiền bạc chỉ là phương tiện, không phải là tất cả, vì thế chúng ta cần biết có những thứ còn quan trọng, quý giá hơn cả tiền bạc.
Kết luận:
Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
– Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
– Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
– Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Phần III: Luyện tập
Câu 1: SGK Ngữ văn 9 tập 1/trang 38
Trả lời:
– Người bố đã không tuân thủ phương châm cách thức.
– Đứa bé chưa tới 5 tuổi chưa thể biết được đâu là tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, vì thế đây là một thông tin mơ hồ.
=> Không đảm bảo mối quan hệ giữa các phương châm và tình huống giao tiếp.
Câu 2: SGK Ngữ văn 9 tập 1/trang 38
Trả lời:
– Thái độ của Chân, Tay, Tai, Mắt là bất hòa với chủ nhà (lão Miệng). Lời nói của Chân và Tay không tuân thủ phương châm lịch sự và việc không tuân thủ đó là không phù hợp với tình huống giao tiếp.
– Thông thường, khi đến nhà người khác ta cần chào hỏi rồi mới đề cập đến vấn đề khác, nhưng những vị khách này lại không chào hỏi mà nặng lời, giận giữ với chủ nhà với lý do không chính đáng.
Đó là cách soạn văn Các phương châm hội thoại (tt) trang 36 mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 9 hoặc trong list bài soạn văn 9
We on social :