Dàn ý viết bài văn số 1 lớp 9: Văn thuyết minh

Dàn ý viết bài văn số 1 lớp 9: Văn thuyết minh 

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Dàn ý viết bài văn số 1 lớp 9 dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

bài viết số 1 lớp 9

Đề 1: Cây lúa Việt Nam

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu chung về cây lúa trên đồng ruộng Việt Nam

2. Thân bài:

Giới thiệu khái quát về cây lúa

– Lúa là một loại cây lương thực chính của thế giới.

– Cây lúa gắn liền với lịch sử nông nghiệp nước ta, là người bạn thân thuộc của nhân dân Việt Nam.

– Với thế mạnh là một nước xuất khẩu lúa gạo, cây lúa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.

Đặc điểm sinh học của cây lúa

– Lúa là loại thực vật thuộc nhóm các loài cỏ thuần dưỡng.

– Lúa sống một năm, có thể cao 1 – 1.8m.

– Lá lúa mỏng, hẹp và dài; rễ mọc chùm, dài khoảng 2 – 3m trong thời kỳ trổ bông; hoa lúa nhỏ, màu trắng sữa và có khả năng tự thụ phấn; hạt lúa khá nhỏ, cứng.

– Môi trường sống của lúa là nơi đồng ruộng, ngập nước.

– Lúa phát triển qua các giai đoạn: hạt giống – nảy mầm – mạ non – trổ bông – kết hạt – lúa chín.

Đặc điểm canh tác của lúa

– Nghề lúa có nhiều gian nan, phụ thuộc vào đất đai, thời tiết. Người nông dân phải trải qua rất nhiều giai đoạn và công sức mới có thể tạo nên hạt gạo.

– Thông thường, có 2 vụ lúa được gieo trồng trong một năm. Người nông dân cần phải thực hiện qua các bước: ủ mầm – gieo mầm – cấy mạ – chăm sóc và thu hoạch.

– Tại Việt Nam có hai vựa lúa lớn là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, ngoài ra, lúa còn được trồng tại đồng bằng ven biển miền Trung, thung lũng giữa các vùng núi cao.

Những công dụng của cây lúa

– Cây lúa là lương thực chính của Việt Nam. Cây lúa đóng góp lớn trong sự phát triển nông nghiệp cũng như kinh tế của nước ta.

– Từ cây lúa có thể sản xuất ra các loại cồn, rượu, bột mĩ phẩm, mĩ nghệ từ cây lúa, giấy, than hoạt tính, phân bón… Không chỉ thế, ngày xưa cây lúa còn được làm áo tơi, ổ rơm, lợp mái nhà hay làm phên…

Cây lúa đối với đời sống nhân dân Việt Nam

– Cây lúa được tôn vinh trong đời sống dân tộc ta, hằng năm có nhiều lễ hội đình đám liên quan đến việc trồng lúa như: lễ cúng cơm mới, lễ cầu mưa, tục dâng thờ cúng cơm, hội xuống đồng…

– Cây lúa gắn liền với đời sống nhân dân. Nền văn minh lúa nước sông Hồng đã có từ ngàn năm mây.

– Cây lúa xuất hiện trong tuổi thơ của mỗi người, đó là những kỉ niệm được chạy nhảy trên đồng ruộng bao la, kỉ niệm ngày trồng lúa, gieo gặt cùng bố mẹ, hay những ngày chăn trâu ngoài đồng lúa vừa gặt…

– Cây lúa gắn liền với nền văn học Việt Nam, không ít tác phẩm đã gợi nhắc về hình ảnh cây lúa nước mộc mạc mà thân thương.

3. Kết bài: Cây lúa là một loại lương thực quý giá, không chỉ có giá trị về kinh tế, cây lúa còn là người bạn đồng hành và chiếm tình cảm to lớn từ nông dân Việt Nam bao đời nay.

Đề 2: Cây … ở quê em 

Dàn ý thuyết minh cây mai quê em

1. Mở bài: giới thiệu, dẫn dắt vấn đề về cây mai quê em (cụ thể là dịp Tết)

2. Thân bài:

Nguồn gốc, xuất xứ của cây mai

– Cây mai có nguồn gốc từ Trung Hoa, thực tế thì hình ảnh hoa mai đã xuất hiện cách đây khoảng 3000 năm trước qua những ghi chép trong cuốn sách Trân hương bảo ngự của Phí Cung Ấn vào đời Minh.

Đặc điểm, hình dáng của cây mai

– Cây mai có ba rễ chính, chúng nằm cố định để giúp cây mai luôn đứng một cách chắc chắn trên mặt đất. Đồng thời, cây mai còn có nhiều rễ nhỏ xung quanh.

– Thân cây mai khá mềm mại, đây chính là lý do các nghệ nhân có thể tạo nên hình dáng uốn lượn cho chúng như ý muốn. 

– Hoa mai có lớp vỏ xù xì màu nâu, nhưng chính điều này đã tạo nên vẻ đẹp rất riêng của nó.

– Lá cây mai có màu xanh biếc, xung quanh mép lá có cả viền răng cưa. Khi mới mọc, lá cây mang một màu xanh nhạt rất dễ chịu, đến khi lá mai già và chuyển sang xanh thẫm, người ta sẽ tỉa hết lá vào tầm cuối đông để cây kịp ra hoa vào mùa xuân sắp tới.

– Nụ hoa mai có màu xanh biếc, chúng trông nho nhỏ, tròn vo e ấp chúm chím như nụ hoa đào. Đầu nụ hoa thường sẽ hơi hé sắc vàng như đang muốn thoát khỏi vỏ bọc mà tỏa sắc với ánh nắng của mùa xuân.

– Hoa mai khi nở mang một màu vàng tươi với năm cánh khoe sắc thắm. Vào dịp Tết, người ta thường chưng hoa mai bởi màu sắc của nó khiến ta dường như cảm thấy hân hoan, vui vẻ hơn trong một năm mới đến.

Cách chọn hoa mai

– Nên chọn hoa mai có màu sắc sáng, cánh hoa đều và mịn, đặc biệt nên chọn cây có quá nhiều nụ chưa nở hoặc đã nở gần hết, vì như thế hoa sẽ không nở đúng dịp Tết.

– Lá hoa mai chỉ nên có vừa phải để tôn lên sắc vàng của hoa. Gốc cây cần chắc chắn và dáng cây nên đẹp, được uốn kì công.

Ý nghĩa của hoa mai

– Theo Trung Quốc, mai là một trong bốn loại cây cao quý nhất, bao gồm Tùng, Cúc, Trúc và Mai. Mỗi một loại hoa trong bốn cái tên trên đều tượng trưng cho mỗi mùa trong năm, đồng thời ứng với đức tính và phẩm chất của bậc chính nhân quân tử.

– Trong văn hóa người Việt, sắc vàng của hoa mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có và phú quý. Chính vì thế, vào dịp Tết Nguyên Đán, hoa mai vẫn luôn góp mặt trong mỗi gia đình, nhất là ở miền Nam.

– Hoa mai còn được ví như khí chất, sắc đẹp hơn người của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân trong Truyện Kiều. Hoa mai cũng là cốt cách, phẩm chất quân tử được nhiều nhà văn, nhà thơ khác đưa vào văn chương.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân về hoa mai và ý nghĩa của hoa mai đối với cuộc sống mỗi người.

Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em.

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu và sự gắn bó của nó đối với đồng quê Việt.

2. Thân bài:

Giới thiệu khái quát về con trâu

– Trâu là một loài vật nuôi phổ biến ở nông thôn Việt Nam.

– Trâu gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam từ xưa đến nay.

Giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm của con trâu Việt Nam 

– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. 

– Một số đặc điểm về hình dáng của con trâu:

+ Trâu là động vật thuộc lớp thú.

+ Lông trâu có màu xám đen.

+ Thân hình vạm vỡ, thấp và khá ngắn, bụng to, mông dốc.

+ Đuôi trâu khá dài, thường xuyên phe phẩy cái đuôi.

+ Bầu vú nhỏ, sừng trâu hình lưỡi liềm… 

– Đặc điểm về sinh sản của trâu:

+ Thời gian mang thai của trâu thường giao động trong khoảng từ 358 – 365 ngày, trung bình là 360 ngày.

+ Trong khoảng thời gian mang thai, trâu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưởng cho duy trì cơ thể, tăng trọng bản thân và nuôi bào thai.

+ Có thể chia thời gian mang thai làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 là lúc bắt đầu chửa đến 7 – 8 tháng, giai đoạn hai là thời gian tiếp theo đến khi đẻ.

Lợi ích của con trâu đối làng quê Việt Nam. 

– Con trâu ở làng quê Việt Nam:

+ Con trâu là động vật gắn liền với đồng ruộng và cuộc sống của người dân Việt Nam.

+ Từ xưa đến nay, trâu luôn ra sức kéo cày, bừa, kéo xe, trục lúa, cùng người nông dân trải qua bao thăng trầm, khó khăn, khắc nghiệt của nghề trồng lúa nước. 

– Con trâu trong lễ hội, đình đám:

+ Con trâu xuất hiện trong nhiều lễ hội gắn liền với bản sắc văn hóa của vùng miền đó: hội chọi trâu Đồ Sơn; 

+ Con trâu còn là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam. 

– Con trâu đối với tuổi thơ con người Việt Nam: Con trâu gắn liền với hình ảnh trẻ chăn trâu; là người bạn gắn với tuổi thơ trẻ em nông thôn. 

– Ngoài ra, con trâu còn cung cấp thịt, da, sừng… cho con người. 

Ý nghĩa của con trâu đối với đời sống nhân dân Việt Nam. 

– Gắn liền với cánh đồng, tuổi thơ của mỗi con người. 

– Con trâu là biểu tượng của sự cần cù, siêng năng – đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bao đời nay. 

3. Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân.

Đề 4: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề về di tích, thắng cảnh quê em (Bà Nà Hills)

2. Thân bài:

Vị trí địa lí 

– Bà Nà Hills thuộc huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố khoảng 25km về phía Tây. Đây là nơi nằm ở độ cao 1487m so với mực nước biển.

– Bà Nà được ví như Đà Lạt của miền Trung, là “lá phổi xanh” hay “hòn ngọc khí hậu” của nước ta.

Nguồn gốc lịch sử:

– Để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi của người Pháp tại miền Trung, nhiều nhà nghỉ, khách sạn, biệt thự đã mọc lên dọc các triền núi, trên đỉnh Bà Nà và đỉnh Núi Chúa vào đầu thế kỉ XX.

– Bà Nà Hills sở hữu kiến trúc Pháp cũng chính từ đây. Về sau, vì chiến tranh tàn phá nặng nề nên nơi đây trở thành một nơi hoang phế và dần bị lãng quên theo thời gian.

Những đặc điểm về thiên nhiên, khí hậu của Bà Nà Hills

– Vì nằm trên đỉnh núi nên Bà Nà mang khí hậu  ôn đới, nhiệt độ nơi đây thấp nhất từ 0 – 2 độ C và cao nhất rơi vào khoảng 25 – 30 độ C.

– Bà Nà là nơi có khí hậu trong lành, se lạnh. Nơi đây có sự chuyển hóa nhịp nhàng giữa bốn mùa để rồi tạo nên một cảnh sắc thơ mộng tuyệt đẹp.

– Tại Bà Nà có nhiều sản vật đặc sắc, đặc biệt là đào chuông vô cùng quý hiếm chỉ nở rộ vào mỗi dịp xuân về. Khi hoa nở trông như những chiếc chuông nhỏ màu hồng đậm treo lủng lẳng trên cành, điểm tô cả một vùng trời trong xanh.

Những địa điểm tham quan nổi tiếng tại Bà Nà Hills

– Lên Bà Nà Hills, bạn không thể bỏ qua một số điểm đến đặc trưng của nơi này như chùa Linh Ứng, suối Mơ, khu vui chơi Fantasy Park, cáp treo Bà Nà, Cầu Vàng,… và đặc biệt là khu làng Pháp với kiến trúc được thiết kế theo phong cách châu Âu. Làng Pháp được bao bọc bởi những hàng rào sắt kiểu gothic, những con đường lát gạch và những tòa nhà cổ kính sẽ đưa chúng ta về lại với nước Pháp những năm của thế kỷ XIX.

3. Kết bài: Nêu những ý nghĩa vĩnh hằng của địa danh này và bày tỏ tình cảm của bản thân đối với địa điểm đó.

Đó là các dàn ý viết bài văn số 1 lớp 9 mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 9

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *