Tóm tắt và giải hóa lớp 9 bài 2: Một số oxit quan trọng

Tóm tắt và giải hóa lớp 9 bài 2: Một số oxit quan trọng

Dưới đây là bài tóm tắt và giải hóa lớp 9 bài 2 mà bạn có thể tham khảo để học hóa tốt hơn !

Hoa 9 bai 2

1. Tóm tắt hóa học lớp 9 bài 2 :

A. Canxi oxit (CaO) 

–   Canxi oxit là chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao (khoảng 2585°C).

–   Canxi oxit là oxit bazơ : tác dụng với nước thành thành bazơ, tác dụng với axit tạo thành muối và nước, tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

–   Canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa học và dùng để khử chua đất, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường …

–   Canxi oxit được sản xuất bằng phản ứng phân hủy canxi cacbonat (đá vôi) ở nhiệt độ cao.

B. Lưu huỳnh đioxit (SO2) : 

–   Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp…) và nặng hơn không khí.

–   Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit : tác dụng với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.

–   Ứng dụng quan trọng nhất của là để sản xuất axit sunfuric.

–   Điều chế lưu huỳnh đioxit :

Đốt lưu huỳnh trong không khí (trong công nghiệp).

Muối sunfit tác dụng với axit HCl, H2SO4 … (trong phòng thí nghiệm).

2. Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 9 bài 2 :

A. Canxi oxit (CaO) 

Bài 1 trang 9

Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau ?

a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.

b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2.

Viết các phương trình hóa học.

Bài giải :

a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.

Lấy mỗi chất cho vào mỗi cốc đựng nước, khuấy cho đến khi chất cho vào không tan nữa, sau đó lọc để thu lấy hai dung dịch. Dẫn khí CO2 vào mỗi dung dịch :

Nếu ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa (làm dung dịch hóa đục) thì đó là dung dịch Ca(OH)2, suy ra cho vào cốc lúc đầu là CaO, nếu không thấy kết tủa xuất hiện chất cho vào cốc lúc đầu là Na2O.

Các phương trình hóa học đã xảy ra :

Na2O + H2O → 2NaOH

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O (tan trong nước)

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOH (kết tủa không tan trong nước)

b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2.

Cách 1: Cho tàn đóm đỏ vào từng khí. Khí nào làm tàn đóm bùng cháy trở lại là khí O2 còn lại là CO2.

Cách 2: Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca(OH)2 trong. Ống nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO2, khí còn lại là O2.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

Bài 2 trang 9

Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học.

a) CaO, CaCO3                                                        b) CaO, MgO

Viết phương trình hóa học

Bài giải :

a) CaO, CaCO3         

Lấy mẫu thử từng chất cho từng mẫu thử vào nước khuấy đều.

Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn tan và nóng lên, chất cho vào là CaO.

Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn không tan và không nóng lên, chất cho vào là CaCO3.

Phương trình hóa học:

CaO + H2O → Ca(OH)2

 b) CaO, MgO

Lấy mẫu thử từng chất cho từng mẫu thử vào nước khuấy đều.

Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn tan và nóng lên, chất cho vào là CaO.

Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn không tan và không nóng lên, chất cho vào là MgO.

Phương trình hóa học:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Bài 3 trang 9

200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3.

a) Viết các phương trình hóa học

b) Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.

Bài giải :

Số mol HCl là :

nHCl = CM x V = 3,5 x 0,2 = 0,7 (mol)

Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3

a)  Phương trình hóa học :

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

x mol    2x mol

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

y mol      6y mol

Từ phương trình phản ứng trên ta có:

nHCl (1) = 2nCuO = 2x (mol)

nHCl (2) = 6nFe2O3 = 6y (mol)

⇒ nHCl = 2x + 6y = 0,7 (mol) (1)

mCuO = (64 + 16)x = 80x (g)

mFe2O3 = (56.2 + 16.3)y = 160y (g)

Theo bài : mhỗn hợp = mCuO + mFe2O3 = 80x + 160y = 20 (g) (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình :

Vậy nCuO = 0,05 (mol) và nFe2O3 = 0,1 (mol)

Khối lượng của mỗi oxit bazơ là :

mCuO = nCuO x MCuO = 0,05 x 80 = 4 (g)

mFe2O3 = nFe2O3 x MFe2O3 = 0,1 x 160 = 16 (g)

Bài 4 trang 9

Biết 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 sản phẩm là BaCO3 và H2O.

a) Viết phương trình hóa học

b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng

c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

Bài giải :

Số mol CO2 là :

nCO2 = VCO2 / 22,4 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol)

a) Phương trình hóa học :

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O

b) Theo phương trình hóa học số mol Ba(OH)2 có trong 200 ml dung dịch là nBa(OH)2 = nCO2 = 0,1 mol (vì đề bài cho biết tác dụng vừa hết).

Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng là :

CM = n / V = 0,1/0,2 = 0,5M

c) Ta có : nBaCO3 = nCO2 = 0,1 (mol)

Khối lượng chất kết tủa thu được là :

mBaCO3 = nBaCO3 x MBaCO3 = 0,1 x 197 = 19,7 (g)

B. Lưu huỳnh đioxit (SO2)

Bài 1 trang 11

Viết phương trình hóa học cho mỗi chuyển đổi sau :

So hoa 9 bai 2 trang 11

Bài giải :

(1) S + OMui ten SO2

(2) SO2 + CaO → CaSO3

Hoặc SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

(3) SO2 + H2O → H2SO3

(4) H2SO3 + Na2O → Na2SO3 + H2O

(5) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O

(6) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Hoặc SO2 + Na2O → Na2SO3

Bài 2 trang 11

Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học

a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và P2O5

b) Hai chất khí không màu là SO2 và O2

Viết các phương trình hóa học.

Bài giải :

a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và P2O5

Nhận biết :

Cho nước vào hai ống nghiệm có chứa CaO và P2O5. Sau đó cho quỳ tím vào mỗi dung dịch :

Dung dịch nào làm đổi màu quỳ tím thành xanh là dung dịch bazơ, chất ban đầu là CaO.

Dung dịch nào làm đổi màu quỳ tím thành đỏ là dung dịch axit, chất ban đầu là P2O5.

Phương trình hóa học :

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

b) Hai chất khí không màu là SO2 và O2

Nhận biết :

Lấy mẫu thử từng khí.

Lấy quỳ tím ẩm cho vào từng mẫu thử.

Mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ là SO2, còn lại là O2.

Phương trình hóa học :

SO2 + H2O → H2SO3

Bài 3 trang 11

Có những khí ẩm (khí có lẫn hơi nước): cacbon đioxit, hiđro, oxi, lưu huỳnh đioxit. Khí nào có thể được làm khô bằng canxi oxit ? Giải thích.

Bài giải :

Làm khô một chất là loại nước ra khỏi chất đó nhưng không làm chất đó biến thành chất khác.

⇒ CaO chỉ làm khô những chất không có phản ứng hóa học với CaO, đó là các chất H2, O2. Những chất không làm khô bằng CaO là CO2 và SO2, vì có phản ứng với CaO :

SO2 + CaO → CaSO3

CO2 + CaO → CaCO3

Bài 4 trang 11

Có những chất khí sau : CO2, H2, O2, SO2, N2. Hãy cho biết chất nào có tính chất sau :

a) nặng hơn không khí.

b) nhẹ hơn không khí

c) cháy được trong không khí.

d) tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

e) làm đục nước vôi trong

g) đổi màu giấy quỳ tím ẩm thành đỏ.

Bài giải :

a) Những khí nặng hơn không khí là : CO2, O2, SO2

b) Những khí nhẹ hơn không khí là : H2, N2

c) Những khí cháy được trong không khí là: H2

2H2 + O2 Mui ten 2H2O

d) Những khí tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit là : CO2, SO2

SO2 + H2O → H2SO3

CO2 + H2O → H2CO3

e) Những khí làm đục nước vôi trong là : CO2, SO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

g) Những khí đổi màu giấy quỳ tím ẩm thành đỏ là : CO2, SO2

Bài 5 trang 11

Khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây ?

a) K2SO3 và H2SO4.

b) K2SO4 và HCl.

c) Na2SO3 và NaOH.

d) Na2SO4 và CuCl2.

e) Na2SO3 và NaCl.

Viết phương trình hóa học.

Bài giải :

Khí SO2 được tạo thành từ cặp chất: K2SO3 và H2SO4

Phương trình hóa học :

K2SO3 + H2SO4 → K2SO4 + SO2 ↑ + H2O

Bài 6 trang 11

Dẫn 112 ml khí SO2 (đktc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,01 M, sản phẩm là muối canxi sunfit.

a) Viết phương trình hóa học

b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng.

Bài giải :

a) Phương trình hóa học :

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

b) Số mol SO2 và Ca(OH)2 là :

nSO2 = V / 22,4 = 0,112/22,4 = 0,005 (mol)

nCa(OH)2 = CM x V = 0,01 x 0,7 = 0,007 (mol)

Tỉ lệ số mol :

0,005/1 < 0,007/1 ⇒ Sau phản ứng SO2 hết, Ca(OH)dư. Tính theo số mol SO2.

Các chất sau phản ứng là : CaSO3, H2O, Ca(OH)dư.

Số mol các chất sau phản ứng là :

nCaSO3 = nH2O = nCa(OH)2 pư = nSO2 = 0,005 (mol)

nCa(OH)2 dư = 0,007 – 0,005 = 0,002 (mol)

Khối lượng các chất sau phản ứng :

mCaSO3 = nCaSO3 x MCaSO3 = 0,005 x 120 = 0,6 (g)

mH2O = nH2O x MH2O = 0,005 x 18 = 0,09 (g)

mCa(OH)2 dư = nCa(OH)2 dư x MCa(OH)2 = 0,002 x 74 = 0,148 (g)

3. Hướng dẫn giải bài tập Sách bài tập Hóa học 9 bài 2 :

Bài 2.1 trang 4

Kim loại M tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro đi qua oxit của kim loại N nung nóng. Oxit này bị khử cho kim loại N. M và N là

A. đồng và chì.                                            B. chì và kẽm.

C. kẽm và đồng.                                          D. đồng và bạc.

Bài giải :

Cặp kim loại kẽm và đồng (M là Zn, N là Cu).

Phương trình hoá học :

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

CuO + H2 Mui ten Cu + H2O

⇒ Chọn đáp án C.

Bài 2.2 trang 4

Canxi oxit tiếp xúc lâu ngày với không khí sẽ bị giảm chất lượng. Hãy giải thích hiện tượng này và minh hoạ bằng phương trình hoá học.

Bài giải :

CaO là oxit bazơ tác dụng với oxit axit CO2 trong không khí, tạo ra CaCO3 (đá vôi).

Phương trình hóa học :

CaO + CO2 → CaCO3

Bài 2.3 trang 4

Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học theo sơ đồ sau :

Bài giải :

(1) CaO + CO2 → CaCO3

(2) CaO + H2O → Ca(OH)2

(3) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

(4) CaCO3 Mui ten CaO + CO2

(5) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Bài 2.4 trang 4

CaO là oxit bazơ, P2O5 là oxit axit. Chúng đều là những chất rắn, màu trắng. Bằng những phương pháp hoá học nào có thể giúp ta nhận biết được mỗi chất trên ?

Bài giải :

Cho mỗi chất tác dụng với H2O, sau đó thử dung dịch bằng quỳ tím.

CaO tan trong nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2 là dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi sang màu xanh.

P2O5 tan trong H2O tạo ra dung dịch H3PO4 là axit làm quỳ tím đổi thành màu đỏ.

Phương trình hóa học :

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Bài 2.5 trang 4

Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. Nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được bao nhiêu kg vôi sống CaO, nếu hiệu suất là 85% ?

Bài giải :

mCaCO3 = 80/100 x 1000 = 800 (kg)

Phương trình hóa học :

CaCO3 Mui ten CaO + CO2

Cứ 100 kg CaCO3 thì tạo ra 56 kg CaO.

⇒ Với 800 kg CaCO3 tạo ra :

mCaO = (800 x 56)/100 = 448 (kg)

Do hiệu suất là 85% nên khối lượng CaO thực tế là :

mCaO = (448 x 85%) / 100% = 380,8 (kg)

Bài 2.6 trang 4

Để tôi vôi, người ta đã dùng một khối lượng nước bằng 70% khối lượng vôi sống. Hãy cho biết khối lượng nước đã dùng lớn hơn bao nhiêu lần so với khối lượng nước tính theo phương trình hoá học.

Bài giải :

Theo phương trình hoá học : 56 kg CaO tác dụng với 18 kg H2O.

Thực tế thì khối lượng H2O dùng để tôi vôi sẽ là : (56 x 70) / 100 = 39,2 (kg)

Khối lượng nước đã dùng lớn hơn là : 39,2/18 ≈ 2,2 (lần)

Bài 2.7 trang 4

Cho 8 gam lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng với H2O, thu được 250 ml dung dịch axit sunfuric (H2SO4).

a) Viết phương trình hoá học.

b) Xác định nồng độ mol của dung dịch axit thu được.

Bài giải :

a) Phương trình hoá học :

SO3 + H2O → H2SO4

b) Nồng độ mol của dung dịch H2SO­4 :

Theo phương trình hoá học :

nH2SO4 = nSO3 = 8/80 = 0,1 (mol)

Ta có : 250 ml = 0,25 lít

Nồng độ mol của dung dịch axit thu được là :

CM = n / V =  0,1/0,25 = 0,4 M

Bài 2.8 trang 5

Đổi Dẫn 1,12 lít khí lưu huỳnh đioxit (đktc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng.

Bài giải :

a) Phương trình hoá học :

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

b) Ta có : 700 ml = 0,7 lít

Số mol SO2 và Ca(OH)2 là :

nSO2 = VSO2 / 22,4 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol)

nCa(OH)2 = CM x VCa(OH)2 = 0,1 x 0,7 = 0,07 (mol)

Tỉ lệ số mol :

0,05/1 < 0,07/1 ⇒ Sau phản ứng SO2 hết, Ca(OH)dư. Tính theo số mol SO2.

Các chất sau phản ứng là : CaSO3, H2O, Ca(OH)dư.

Số mol các chất sau phản ứng là :

nCaSO3 = nH2O = nCa(OH)2 pư = nSO2 = 0,05 (mol)

nCa(OH)2 dư = 0,07 – 0,05 = 0,02 (mol)

Khối lượng các chất sau phản ứng :

mCaSO3 = nCaSO3 x MCaSO3 = 0,05 x 120 = 6 (g)

mH2O = nH2O x MH2O = 0,05 x 18 = 0,9 (g)

mCa(OH)2 dư = nCa(OH)2 dư x MCa(OH)2 = 0,02 x 74 = 1,48 (g)

Bài 2.9 trang 5

Có các chất sau :

A. CuO ;      B. H2;      C. CO;     D. SO3;     E. P2O5 ;      G. H2O

Hãy chọn những chất thích hợp trong các chất trên điền vào chỗ trống trong các sơ đồ phản ứng sau :

(1) … + H2O → H2SO4

(2) H2O + …→ H3PO4

(3) … + HCl → CuCl2 + H2O

(4) … + H2SO4 → CuSO4 + …

(5) CuO + … Mui ten Cu + H2O

Bài giải :

(1) D. SO3

(2) E. P2O5

(3) A. CuO

(4) A. CuO, G. H2O

(5) B. H2

Bài 2.10 trang 5

Nung nóng 13,1 gam một hỗn hợp gồm Mg, Zn, Al trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được 20,3 gam hỗn hợp gồm MgO, ZnO, Al2O3. Hoà tan 20,3 gam hỗn hợp oxit trên cần dùng V lít dung dịch HCl 0,4M.

a) Tính V.

b) Tính khối lượng muối clorua tạo ra.

Bài giải :

Ta có sơ đồ chuyển hoá :

a) Khối lượng oxi đã phản ứng là :

mO2 = 20,3 – 13,1 = 7,2 (g)

Vậy khối lượng oxi trong hỗn hợp oxit là 7,2 gam.

Khối lượng oxi trong H2O tạo thành khi oxit tác dụng với dung dịch HCl là 7,2 gam.

nO(trong nước) = m / M = 7,2/16 = 0,45 (mol)

nH2O = nO(trong nước) = 0,45 (mol)

nHCl = 2nH2O = 2 x 0,45 = 0,9 (mol)

VHCl = nHCl / CM = 0,9/0,4 = 2,25 (lít)

b) Khối lượng muối clorua tạo ra là :

mH2O = nH2O x MH2O = 0,45 x 18 = 8,1 (g)

mHCl = nHCl x MHCl = 0,9 x 36,5 = 32,85 (g)

Ta có : moxit + mHCl = mmuối + mH2O

⇒ 20,3 + 32,85 = mmuối + 8,1

⇒ mmuối = 45,05 (g)

 

Đây là nội dung tóm tắt và giải bài tập Chương 1 bài 2: Một số oxit quan trọng trong chương trình hóa học lớp 9 mà các bạn có thể tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục : Hóa học lớp 9

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *