Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 42: Nồng độ dung dịch

Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 42: Nồng độ dung dịch

Dưới đây là bài tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 42 mà bạn có thể tham khảo để học hóa tốt hơn !

1. Tóm tắt hóa học lớp 8 bài 42 :

–   Nồng độ phần trăm cho biết số gam chất tan có trong 100 g dung dịch :

C% = (mct / mdd) x 100%

Trong đó : mct là khối lượng chất tan, biểu thị bằng gam.

mdd là khối lượng dung dịch, biểu thị bằng gam.

Khối lượng dung dịch = khối lượng dung môi + khối lượng chất tan.

–   Nồng độ mol cho biết số mol chất tan trong một lít dung dịch.

CM = n / V (mol/l)

2. Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 8 bài 42 :

Bài 1 trang 145

Bằng cách nào có được 200 g dung dịch BaCl2 5% ?

A. Hòa tan 190 g BaCl2 trong 10 g nước.

B. Hòa tan 10 g BaCl2 trong 190 g nước.

C. Hòa tan 200 g BaCl2 trong 10 g nước.

D. Hòa tan 10 g BaCl2 trong 200 g nước.

Bài giải :

Khối lượng của chất tan BaCl2 có trong dung dịch là :

mBaCl2 = (mddBaCl2 x C%) / 100% = (200 x 5%) / 100% = 10 (g)

Khối lượng nước có trong dung dịch là:

mdd = mct + mnước

⇒ mnước = mdd – mct = 200 – 10 = 190 (g)

Vậy hòa tan 10 gam BaCl2 vào 190 gam nước ta sẽ thu được 200 gam dung dịch BaCl2 5%

⇒ Chọn đáp án B.

Bài 2 trang 145

Tìm nồng độ mol của 850 ml dung dịch có hòa tan 20 g KNO3. Kết qủa sẽ là:

A. 0,233M             B. 23,3M             C. 2,33M              D. 233M

Bài giải :

nKNO3 = mKNO3 / MKNO3 = 20/101 = 0,198 (mol)

Ta có : 850 ml = 0,85 lít

Nồng độ mol :

CM = n / V = 0,198/0,85 = 0,233 (M)

⇒ Chọn đáp án A.

Bài 3 trang 146

Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:

a) 1 mol KCl trong 750 ml dung dịch

b) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch

c) 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch

d) 0,06 mol Na2CO3 trong 1500 ml dung dịch

Bài giải :

a) Nồng độ mol của dung dịch là:

Ta có : 750 ml = 0,75 lít

CM = n / V = 1/0,75 = 1,33 mol/l

b) Nồng độ mol của dung dịch là :

CM = n / V = 0,5/1,5 = 0,33 mol/l

c) Số mol CuSO4 là :

nCuSO4 = mCuSO4 / MCuSO4 = 400/160 = 2,5 (mol)

Nồng độ mol của dung dịch là:

CM = n / V = 2,5/4 = 0,625 mol/l

d) Nồng độ mol của dung dịch là:

Ta có : 1500 ml = 1,5 lít

CM = n / V = 0,06/1,5 = 0,04 mol/l

Bài 4 trang 146

Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:

a. 1 lít dung dịch NaCl 0,5M

b. 500 ml dung dịch KNO3 2M

c. 250 ml dung dịch CaCl2 0,1M

d. 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M

Bài giải :

a)  nNaCl = CM x V = 1 x 0,5 = 0,5 (mol)

Khối lượng NaCl :

mNaCl = nNaCl x MNaCl = 0,5 x 58,5 = 29,25 (g)

b) Đổi 500 ml = 0,5 lít

Số mol KNO3 :

 nKNO3 = CM x V = 2 x 0,5 = 1 (mol)

Khối lượng KNO3 :

mKNO3 = nKNO3 x MKNO3 = 1 x 101 = 101 (g)

c) Đổi 250 ml = 0,25 lít

Số mol CaCl2 :

nCaCl2 = CM x V = 0,1 x 0,25 = 0,025 (mol)

Khối lượng CaCl2 :

mCaCl2 = nCaCl2 x MCaCl2 = 0,025 x 111 = 2,775 (g)

d) Số mol Na2SO4 :

nNa2SO4 = CM x V = 2 x 0,3 = 0,6 (mol)

Khối lượng Na2SO4 :

mNa2SO4 = nNa2SO4 x MNa2SO4 = 0,6 x 142 = 85,2 (g)

Bài 5 trang 146

Hãy tính nồng độ phần trăm của những dung dịch sau:

a) 20 g KCl trong 600 g dung dịch

b) 32 g NaNO3 trong 2 kg dung dịch

c) 75 g K2SO4 trong 1500 g dung dịch.

Bài giải :

Nồng độ phần trăm của dung dịch :

a) C% = (mct / mdd) x 100% = (20/600) x 100% = 3,33%

b) Ta có : 2 kg = 2000 gam.

C% = (mct / mdd) x 100% = (32/2000) x 100% = 1,6%

c) C% = (mct / mdd) x 100% = (75/1500) x 100% = 5%

Bài 6 trang 146

Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế mỗi dung dịch sau:

a) 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9 M

b) 50 g dung dịch MgCl2 4%

c) 250 ml dung dịch MgSO4 0,1 M

Bài giải : 

Số gam chất tan cần dùng để pha chế các dung dịch:

a) nNaCl = CM x V = 2,5 x 0,9 = 2,25 (mol)

mNaCl = nNaCl x MNaCl = 2,25 x 58,5 = 131,625 (g)

b) mMgCl2 = (mddMgCl2 x C%) / 100% = (50 x 4%) / 100% = 2 (g)

c) nMgSO4 = CM x V = 0,1 x 0,25 = 0,025 (mol)

mMgSO4 = nMgSO4 x MMgSO4 =0,025 x 120 = 3 (g)

Bài 7 trang 146

Ở nhiệt độ 25oC độ tan của muối ăn là 36 g, của đường là 204 g. Hãy tính nồng độ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt độ trên.

Bài giải : 

Khối lượng dung dịch muối ăn:

mdd muối = mmuối + mH2O = 36 + 100 = 136 (gam)

Nồng độ phần trăm của dung dịch muối :

C% = (mct / mdd) x 100% = (36/136) x 100% = 26,47%

Khối lượng dung dịch đường :

mdd đường = mđường + mH2O = 204 + 100 = 304 (gam)

Nồng độ phần trăm của dung dịch đường :

C% = (mct / mdd) x 100% = (204/304) x 100% = 67,1%

3. Hướng dẫn giải bài tập Sách bài tập Hóa học 8 bài 42 :

Bài 42.1 trang 57

Hãy chọn câu trả lời đúng nhất và chỉ ra chỗ sai của câu trả lời không đúng sau đây :

a) Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết:

1. Số gam chất tan trong 100 g dung môi.

2. Số gam chất tan trong 100 g dung dịch.

3. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch.

4. Số gam chất tan trong 1 lít dung môi.

5. Số gam chất tan trong một lượng dung dịch xác định.

b) Nồng độ mol của dung dịch cho biết:

1. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch.

2. Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.

3. Số mol chất tan trong 1 lít dung môi.

4. Số gam chất tan trong 1 lít dung môi

5. Số mol chất tan trong một thể tích xác định dung dịch.

Bài giải :

a) Chỗ sai của các câu là :

(1) : dung môi

(3) : 1 lít dung dịch

(4) : 1 lít dung môi

(5) : một lượng dung dịch xác định

⇒ Câu đúng là câu (2).

b) Chỗ sai của các câu là :

(1) : gam

(3) : dung môi

(4) : gam, dung môi

(5) : thể tích xác định

⇒ Câu đúng là câu (2).

Bài 42.2 trang 57

Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng dung dịch NaCl, H2SO4, NaOH có cùng nồng độ là 0,5M.

a) Lấy một ít mỗi dung dịch trên vào ống nghiệm riêng biệt. Hỏi phải lấy như thế nào để có số mol chất tan có trong mỗi ống nghiệm là bằng nhau ?

b) Nếu thể tích dung dịch có trong mỗi ống nghiệm là 5 ml, hãy tính số gam chất tan có trong mỗi ống nghiệm.

Bài giải :

a) Theo công thức: n = CM x V

Muốn có số mol (n) bằng nhau thì V phải bằng nhau. Vậy, muốn có số mol chất tan trong mỗi ống nghiệm là bằng nhau, ta phải lấy thể tích các dung dịch bằng nhau vào các ống nghiệm.

b) Ta có : V = 5 ml = 0,005 lít

Số mol chất tan có trong dung dịch của mỗi ống nghiệm :

n = CM x V = 0,5 x 0,005 = 0,0025 (mol)

Khối lượng các chất tan là :

mNaCl = n x MNaCl = 0,0025 x 58,5 = 0,14625 (g)

mH2SO4 = n x MH2SO4 = 0,0025 x 98 = 0,245(g)

mNaOH = n x MNaOH = 0,0025 x 40 = 0,1 (g)

Bài 42.3 trang 58

Để xác định độ tan của một muối trong nước bằng phương pháp thưc nghiệm, người ta dựa vào những kết quả như sau :

– Nhiệt độ của dung dịch muối bão hoà đo được là 19°C.

– Chén nung rỗng có khối lượng là 47,1 g.

– Chén nung đựng dung dịch muối bão hoà có khối lượng là 69,6 g.

– Chén nung và muối kết tinh thu được sau khi làm bay hết hơi nước, có khối lượng là 49,6 g.

Hãy cho biết:

a) Khối lượng muối kết tinh thu được là bao nhiêu.

b) Độ tan của muối ở nhiệt độ 19°C.

c) Nồng độ phần trăm của dung dịch muối bão hoà ở nhiệt độ 19°C.

Bài giải :

a) Khối lượng muối kết tinh : 49,6 – 47,1 = 2,5 (g)

b) Khối lượng nước có trong dung dịch muối bão hoà là :

mH2O = 69,6 – 49,6 = 20 (g)

Như vậy, ở 19°C thì 2,5 g muối tan trong 20 g nước sẽ tạo ra dung dịch bão hoà.

Độ tan của muối ở 19°C là :

S = (mct / mH2O) x 100% = (2,5/20) x 100 = 12,5 (g)

c) Khối lượng của dung dịch muối :

mdung dịch = 69,6 – 47,1 = 22,5 (g)

Nồng độ phần trăm của dung dịch muối là :

C% = (mct / mdd) x 100% = (2,5/22,5) x 100% ≈ 11,1%

Bài 42.4 trang 58

Làm bay hơi 300 g nước ra khỏi 700 g dung dịch muối 12%, nhận thấy có 5 g muối tách khỏi dung dịch bão hoà. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch muối bão hoà trong điều kiện thí nghiệm trên.

Bài giải :

Khối lượng muối có trong dung dịch ban đầu là :

mct = (mdd x C%) / 100% = (700 x 12%) / 100% = 84 (g)

 Khối lượng muối có trong dung dịch bão hòa :

mmuối = 84 – 5 = 79 (g)

Khối lượng dung dịch muối sau khi bay hơi :

mdd = 700 – (300 + 5) = 395 (g)

Nồng độ phần trăm của dung dịch bão hoà là :

C% = (mct / mdd) x 100% = (79/395) x 100% = 20%

Bài 42.5 trang 58

Một dung dịch CuSO4 có khối lượng riêng là 1,206 g/ml. Khi cô cạn 165,84 ml dung dịch này người ta thu được 36 g CuSO4. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 đã dùng.

Bài giải :

Khối lượng dung dịch CuSO4 ban đầu:

mdd = V x D = 165,84 x 1,206 = 200 (g)

Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 đã dùng :

C% = (mct / mdd) x 100% = (36/200) x 100% = 18%

Bài 42.6 trang 58

Hãy điền vào những ô trống của bảng các số liệu thích hợp của mỗi dung dịch glucozơ C6H12O6 trong nước :

Các dung dịch Khối lượng C6H12O6 Số mol C6H12O6 Thể tích dung dịch Nồng độ mol CM
Dung dịch 1 12,6 g 219 ml
Dung dịch 2 1,08 0,519M
Dung dịch 3 1,62 lít 1,08M

Bài giải :

Dung dịch 1 :

V = 219 ml = 0,219 lít

nC6H12O6 = mC6H12O6 / MC6H12O6 = 12,6/180 = 0,07 (mol)

CM = n / V = 0,07 / 0,219 = 0,32M

Dung dịch 2 :

mC6H12O6 = nC6H12O6 x MC6H12O6 = 1,08 x 180 = 194,4 (g)

V = n / CM = 1,08 / 0,519 ≈ 2081 (ml)

Dung dịch 3 :

n = CM x V = 1,08 x 1,62 = 1,75 (mol)

mC6H12O6 = nC6H12O6 x MC6H12O6 = 1,75 x 180 = 315 (g)

Các dung dịch Khối lượng C6H12O6 Số mol C6H12O6 Thể tích dung dịch Nồng độ mol CM
Dung dịch 1 12,6 g 0,07 219 ml 0,32M
Dung dịch 2 194,4 g 1,08 2081 ml 0,519M
Dung dịch 3 315 g 1,75 1,62 lít 1,08M

Bài 42.7 trang 58

Trình bày phương pháp thực nghiệm để xác định nồng độ phần trăm và nồng độ mol của một mẫu dung dịch CuSO4 có sẵn trong phòng thí nghiệm.

Bài giải :

* Phương pháp xác định nồng độ phần trăm dung dịch CuSO:

–   Cân một lượng dung dịch CuSO4 xác định.

–   Cô cạn dung dịch cho đến khi thu được chất rắn màu trắng đó là CuSO4. Sau đó đem cân lượng muối sau khi cô cạn này ta được số liệu là mct.

–  Sử dụng công thức : C% = (mct / mdd) x 100% ta sẽ tính được C% của dung dịch CuSO4.

* Phương pháp xác định nồng độ mol của dung dịch CuSO4 :

–   Đong 1 thể tích dung dịch CuSO4 xác định, đem cân lượng dung dịch đó.

–   Dùng công thức n = m / M để tính số mol của CuSO4.

–   Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 bằng công thức : CM = n / V.

 

Đây là nội dung tóm tắt và giải bài tập Chương 6 bài 42: Nồng độ dung dịch trong chương trình hóa học lớp 8 mà các bạn có thể tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục : Hóa học lớp 8

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *