Tóm tắt và giải hóa lớp 9 bài 10: Một số muối quan trọng
Tóm tắt và giải hóa lớp 9 bài 10: Một số muối quan trọng
Mục lục
Dưới đây là bài tóm tắt và giải hóa lớp 9 bài 10 mà bạn có thể tham khảo để học hóa tốt hơn !
1. Tóm tắt hóa học lớp 9 bài 10:
a) Muối natri clorua (NaCl)
- Trạng thái tự nhiên :
– Natri clorua có trong nước biển. Cho nước biển bay hơi, ta được chất rắn là hỗn hợp của nhiều muối, thành phần chính là NaCl.
– Trong lòng đất cũng chứa một khối lượng muối natri clorua kết tinh gọi là muối mỏ.
– Những mỏ muối có nguồn gốc từ những hồ nước mặn đã cạn đi từ hàng triệu năm.
- Cách khai thác :
– Ở những nơi có biển hoặc hồ nước mặn, người ta khai thác NaCl từ nước mặn trên. Cho nước mặn bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh.
– Ở những nơi có mỏ muối, người ta đào hầm hoặc giếng sâu đến mỏ muối để lấy muối lên. Muối mỏ sau khi khai thác, được nghiền nhỏ và tinh chế để có muối sạch.
- Ứng dụng :
Muối NaCl có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất, nó được dùng để :
– Làm gia vị và bảo quản thực phẩm. Muối iot là muối ăn NaCl có trộn thêm một ít KIO3 + KI.
– Làm nguyên liệu để sản xuất : Na, NaOH, H2, Cl2, Na2CO3, nước gia – ven NaClO,…
b) Kali nitrat (KNO3)
- Tính chất :
– KNO3 là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, khi tan thu nhiệt.
– KNO3 bị nhiệt phân hủy :
KNO3 KNO3 + O2
- Ứng dụng :
– KNO3 dùng chế tạo thuốc nổ đen.
– Làm phân bón, cung cấp nguyên tố nitơ và kali cho cây trồng.
– Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.
2. Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 9 bài 10:
Bài 1 trang 36
Có những muối sau : CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên :
a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó ?
b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước ăn vì vị mặn của nó ?
c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao ?
d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao ?
Bài giải :
a) Không được phép có trong nước uống vì tính độc hại là : Pb(NO3)2
b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó là : NaCl
c) Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao là : CaCO3
d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao là : CaSO4
Bài 2 trang 36
Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl. Hãy cho biết hai cặp dung dịch các chất ban đầu có thể đã dùng. Minh họa bằng các phương trình hóa học.
Bài giải :
Từ dung dịch ban đầu, phản ứng có sinh ra muối NaCl ⇒ Một dung dịch phải là dung dịch của hợp chất có chứa Na, dung dịch còn lại là dung dịch của hợp chất có chứa Cl. Mặt khác, vì NaCl tan nên sản phẩm còn lại phải là hợp chất không tan, chất khí hay H2O.
– Phản ứng trung hòa HCl bằng dung dịch NaOH
HCl + NaOH → NaCl + H2O
– Phản ứng trao đổi giữa
Muối + axit : Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
Muối + muối : Na2CO3 + BaCl2→ BaCO3 ↓ + 2NaCl
Muối + kiềm : CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
Bài 3 trang 36
a) Viết phương trình điện phân dung dịch muối ăn (có màng ngăn).
b) Những sản phẩm của sự điện phân dung dịch NaCl ở trên có nhiều ứng dụng quan trọng:
– Khí clo dùng để: 1)…, 2)…, 3)…
– Khí hidro dùng để: 1)…, 2)…, 3)…
– Natri hiđroxit dùng để: 1)…, 2)…, 3)…
Điền những ứng dụng sau đây vào những chỗ để trống ở trên cho phù hợp :
Tẩy trắng vải, giấy; nấu xà phòng; sản xuất axit clohiđric; chế tạo hóa chất trừ sâu, diệt cỏ dại; hàn cắt kim loại; sát trùng, diệt khuẩn nước ăn; nhiên liệu cho động cơ tên lửa; bơm khí cầu, bóng thám không; sản xuất nhôm, sản xuất chất dẻo PVC; chế biến dầu mỏ.
Bài giải :
a) Phương trình điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn) :
2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2↑ + Cl2↑
b)
– Khí clo dùng để :
1) tẩy trắng vải, giấy; sát trùng, diệt khuẩn nước ăn.
2) sản xuất axit HCl.
3) sản xuất chất dẻo PVC, chất trừ sâu, diệt cỏ dại.
– Khí hiđro dùng để :
1) hàn cắt kim loại.
2) làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa.
3) bơm khí cầu, bóng thám không.
– Natri hiđroxit dùng để :
1) nấu xà phòng.
2) sản xuất nhôm.
3) chế biến dầu mỏ.
Bài 4 trang 36
Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối có trong mỗi cặp chất sau đây được không ? (Nếu được thì ghi dấu (x), nếu không được thì ghi dấu (o) vào các ô vuông).
a) Dung dịch K2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3
b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4
c) Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2
Viết các phương trình hóa học nếu có.
Bài giải :
a) Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt được hai muối K2SO4 và Fe2(SO4)3 :
K2SO4 + NaOH → không phản ứng
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3↓
b) Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt được hai muối Na2SO4 và dung dịch CuSO4 :
Na2SO4 + NaOH → không phản ứng
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
c) Dung dịch NaOH không thể dùng để phân biệt được hai muối NaCl và BaCl2 :
Bài 5 trang 36
Trong phòng thí nghiệm có thể dùng những muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy.
a) Viết các phương trình hóa học đối với mỗi chất.
b) Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích khí oxi thu được có khác nhau hay không ? Hãy tính thể tích khí oxi thu được.
c) Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng.
Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài giải :
a) Phương trình hóa học :
2KNO3 2KNO2 + O2↑ (1)
2KClO3 2KCl + 3O2↑ (2)
b) Theo phương trình (1) và (2): số mol hai muối tham gia phản ứng như nhau (0,1 mol), nhưng số mol oxi sinh ra không như nhau.
Theo phương trình (1), ta có :
nO2 = 1/2nKNO3 = 1/2 x 0,1 = 0,05 (mol)
VO2 = n x 22,4 = 0,05 x 22,4= 1,12 (lít)
Theo phương trình (2), ta có :
nO2 = 3/2nKClO3 = 3/2 x 0,1 = 0,15 (mol)
VO2 = n x 22,4 = 0,15 x 22,4= 3,36 (lít)
c) Số mol khí oxi là :
nO2 = V / 22,4 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol)
Theo phương trình (1), ta có :
nKNO3 = 2nO2 = 2 x 0,05 = 0,1 (mol)
mKNO3 = nKNO3 x MKNO3 = 0,1 x 101 = 10,1 (g)
Theo phương trình (2), ta có :
nKClO3 = 2/3nO2 = 2/3 x 0,05 = 1/30 (mol)
mKClO3 = nKClO3 x MKClO3 = 1/30 x 122,5 = 4,08 (g)
3. Hướng dẫn giải bài tập Sách bài tập Hóa học 9 bài 10:
Bài 10.1 trang 13
Có những muối sau :
A. CuSO4 B. NaC
C. MgCO3 D. ZnSO4
E. KNO3.
Hãy cho biết muối nào :
a) Không nên điều chế bằng phản ứng của kim loại với axit vì gây nổ, không an toàn.
b) Có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit sunfuric loãng.
c) Có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohiđric.
d) Có thể điều chế bằng phản ứng trung hoà giữa hai dung dịch.
e) Có thể điều chế bằng phản ứng của muối cacbonat không tan với dung dịch axit sunfuric.
Bài giải :
a) B. NaCl và E. KNO3
b) D. ZnSO4
c) B. NaCl
d) B. NaCl và E. KNO3
e) A. CuSO4 và D. ZnSO4
Bài 10.2 trang 13
Trộn hai dung dịch A với dung dịch B được dung dịch NaCl. Hãy cho biết 3 cặp dung dịch A, B thoả mãn điều kiện trên. Minh hoạ cho câu trả lời bằng các phương trình hoá học.
Bài giải :
– Dung dịch axit và dung dịch bazơ: HCl và NaOH.
HCl + NaOH → NaCl + H2O
– Dung dịch axit và dung dịch muối: HCl và Na2CO3.
2HCl + Na2CO3 → NaCl + H2O + CO2
– Dung dịch hai muối: CaCl2 và Na2CO3.
CaCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + CaCO3
Bài 10.3 trang 13
Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.
Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.
Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
Bài giải :
Ghi số thứ tự của 3 lọ, lấy một lượng nhỏ hoá chất trong mỗi lọ vào 3 ống nghiệm và ghi số thứ tự ứng với 3 lọ.
Nhỏ dung dịch HNO3 cho đến dư vào mỗi ống, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng :
– Nếu có bọt khí thoát ra thì chất rắn trong ống nghiệm có thể là Na2CO3 hoặc hỗn hợp Na2CO3 và NaCl.
– Lọc lấy nước lọc trong mỗi ống nghiệm đã ghi số rồi thử chúng bằng dung dịch AgNO3. Nếu :
Nước lọc của ống nghiệm nào không tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì muối ban đầu là Na2CO3.
Nước lọc của ống nghiệm nào tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì chất ban đầu là hỗn hợp hai muối NaCl và Na2CO3.
Các phương trình hoá học :
Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + H2O + CO2 ↑
NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3
Bài 10.4 trang 13
Biết 5 gam hỗn hợp 2 muối là Na2CO3 và NaCl tác dựng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl, thu được 448 ml khí (đktc).
a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Bài giải :
Phương trình hóa học :
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
Số mol khí là :
nCO2 = VCO2 / 22,4 = 0,448/22,4 = 0,02 (mol)
Theo phương trình, ta có :
nHCl = 2nCO2 = 2 x 0,02 = 0,04 (mol)
a) Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng :
CM = nHCl / V = 0,04 / 0,02 = 2 (M)
b) Khối lượng muối thu được sau phản ứng :
Theo phương trình, ta có :
mNaCl = nNaCl x MNaCl = 0,04 x 58,5 = 2,34 (g)
c) Khối lượng Na2CO3 là :
mNa2CO3 = nNa2CO3 x MNa2CO3 = 0,02 x 106 = 2,12 (g)
Phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu là :
%mNa2CO3 = (mNa2CO3 / mhh) x 100% = (2,12/5) x 100% = 42,4%
%mNaCl = 100% – 42,4% = 57,6%
Bài 10.5 trang 13
Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và Na2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy tạo ra a gam kết tủa. Cho a gam kết tủa trên tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí ở đktc và còn lại b gam chất rắn không tan. Hãy tính a, b.
Bài giải :
Phương trình hóa học :
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
2HCl + BaCO3 → BaCl2 + CO2 + H2O
Kết tủa thu được gồm BaCO3, BaSO4.
Khí thoát ra là khí CO2.
Chất rắn còn lại không tan là BaSO4.
Số mol khí thoát ra là :
nCO2 = VCO2 / 22,4 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol)
Theo các phương trình hoá học, ta có :
nNa2CO3 = nBaCO3 = nCO2 = 0,1 (mol)
mNa2CO3 = nNa2CO3 x MNa2CO3 = 0,1 x 106 = 10,6 (g)
→ mNa2SO4 = 24,8 – 10,6 = 14,2 (g)
nNa2SO4 = mNa2SO4 / MNa2SO4 = 14,2/142 = 0,1 (mol)
mBaCO3 = nBaCO3 x MBaCO3 = 0,1 x 197 = 19,7 (g)
mBaSO4 = nBaSO4 x MBaSO4 = 0,1 x 233 = 23,3 (g) = b
→ a = 19,7 + 23,3 = 43 (g)
Vậy a = 43 (g) ; b = 23,3 (g)
Đây là nội dung tóm tắt và giải bài tập Chương 1 bài 10: Một số muối quan trọng của chương trình hóa học lớp 9 mà các bạn có thể tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục : Hóa học lớp 9
We on social :