Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 17: Bài luyện tập 3

Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 17: Bài luyện tập 3

Dưới đây là bài tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 17 – Bài luyện tâp 3 mà bạn có thể tham khảo để học hóa tốt hơn!

Luyen tap

1. Tóm tắt hóa học lớp 8 bài 17:

–   Hiện tượng hóa học khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Quá trình biến đổi của chất như thế được gọi là phản ứng hóa học.

–   Trong phản ứng hóa học chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử biến đổi, kết quả là chất biến đổi. Còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng.

–   Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng tính được khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất khác nhau trong phản ứng.

–   Phương trình hóa học gồm những công thức hóa học của các chất trong phản ứng với hệ số thích hợp sao cho số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai bên đều bằng nhau.

–   Để lập phương trình hóa học, ta phải cân bằng hệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố (và số nhóm nguyên tử, nếu có).

–   Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

2. Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 8 bài 17:

Bài 1 trang 60

Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí N2 và khí H2 tạo ra amoniac NH3 :

SGK hoa 8 bai 17.1

Hãy cho biết :

a) Tên các chất tham gia và sản phẩm của phản ứng.

b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào ? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra ?

c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng bao nhiêu, có giữ nguyên không ?

Bài giải:

a) Tên các chất tham gia và sản phẩm:

Chất tham gia: khí nitơ, khí hiđro.

Chất tạo thành: khí amoniac.

b) Trước phản ứng, 2 nguyên tử hiđro liên kết với nhau. Sau phản ứng, 3 nguyên tử hiđro liên kết với 1 nguyên tử nitơ. Phân tử hiđro và nguyên tử nitơ biến đổi, phân tử amoniac được tạo ra.

c) Số nguyên tử nguyên tố N trước và sau phản ứng đều là 2. Số nguyên tử nguyên tố H trước và sau phản ứng đều bằng 6.

Như vậy, số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi.

Bài 2 trang 60

Khẳng định sau gồm hai ý : “Trong phản ứng hóa học, chỉ phân tử biến đổi còn các nguyên tử giữ nguyên, nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn”.

Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau :

A. Ý 1 đúng, ý 2 sai ;

B. Ý 1 sai, ý 2 đúng ;

C. Cả hai ý đều đúng, nhưng ý 1 không giải thích cho ý 2 ;

D. Cả hai ý đều đúng và ý 1 giải thích cho ý 2 ;

E. Cả hai ý đều sai.

Bài giải:

Chọn đáp án D.

Bài 3 trang 61

Canxi cacbonat (CaCO3) là thành phần chính của đá vôi. Khi nung đá vôi xảy ra phản ứng hóa học sau :

Canxi cacbonat → Canxi oxit + Cacbon đioxit

Biết rằng khi nung 280 kg đá vôi tạo ra 140 kg canxi oxit CaO (vôi sống) và 110 kg khí cacbon đioxit CO2.

a) Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng.

b) Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi.

Bài giải:

a) Phương trình hóa học:

SGK hoa 8 bai 17.3

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

SGK hoa 8 bai 17.3.2

b) Khối lượng của CaCO3 đã phản ứng:

SGK hoa 8 bai 17.3.2

       =   140      +    110     =     250 (kg)

Tỉ lệ phần trăm khối lượng CaCO3 chứa trong đá vôi:

SGK hoa 8 bai 17.3.3

Bài 4 trang 61

Biết rằng khí etilen C2H4 cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2, sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử etilen lần lượt với số phân tử oxi và số phân tử cacbon đioxit.

Bài giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O.

b) Tỉ lệ giữa số phân tử etilen lần lượt với số phân tử oxi và số phân tử cacbon đioxit:

Số phân tử C2H4 : số phân tử O2 : số phân tử CO2 : số phân tử H2O là 1 : 3 : 2 : 2.

Cứ 1 phân tử etilen tác dụng với 3 phân tử oxi. Cứ 1 phân tử etilen phản ứng tạo ra 2 phân tử cacbon đioxit.

Bài 5 trang 61

Cho sơ đồ của phản ứng như sau:

Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu

a) Xác định các chỉ số x và y.

b) Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử của cặp đơn chất kim loại số phân tử của cặp hợp chất.

Bài giải:

a) Chỉ số x và y:

SGK hoa 8 bai 17.5

⇒ x = 2 , y = 3

⇒ Al2(SO4)3

b) Phương trình hóa học :

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Tỉ lệ số nguyên tử của cặp đơn chất kim loại là số nguyên tử Al : số nguyên tử Cu = 2 : 3.

Tỉ lệ số phân tử của cặp hợp chất là số phân tử CuSO4 : số phân tử Al2(SO4)3 = 3 : 1

3. Hướng dẫn giải bài tập Sách bài tập Hóa học 8 bài 17:

Bài 17.1 trang 23

Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí hidro H2 và chất đồng (II) oxit CuO tạo ra kim loại đồng và nước.

SBT hoa 8 Bai 17.1

Hãy chỉ ra:

a) Mỗi phản ứng xảy ra với bao nhiêu phân tử của mỗi chất phản ứng, tạo ra bao nhiêu phân tử nước và nguyên tử đồng.

b) Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử nào bị tách rời, trong phân tử nào được tạo ra.

Bài giải:

a) Mỗi phản ứng xảy ra với 1 phân tử H2 và 1 phân tử CuO, tạo ra 1 phân tử H2O và 1 nguyên tử Cu.

b) Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử H2 và trong phân tử CuO bị tách rời, liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử nước tạo ra.

Bài 17.2 trang 23

Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và các sản phẩm phải chứa cùng :

A. Số nguyên tử trong mỗi chất.

B. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

C. Số phân tử của mỗi chất.

Bài giải:

Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và các sản phẩm phải chứa cùng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

⇒ Chọn đáp án B.

Bài 17.3 trang 23

Dây tóc trong bóng đèn điện nóng đỏ và phát sáng mỗi khi có dòng điện đi qua. Trường hợp bóng đèn bị rạn nứt và không khí (có khí oxi) chui vào bên trong thì dây tóc bị cháy khi bật công tắc điện. (Xem lại bài tập 2.2 về dây tóc trong bóng đèn điện.)

Hãy phân tích và chỉ ra khi nào xảy ra hiện tượng vật lí, khi nào xảy ra hiện tượng hoá học.

Bài giải:

–   Hiện tượng vật lí : Mỗi khi có dòng điện đi qua, kim loại vonfram (dây tóc bóng đèn điện) nóng đỏ và phát sáng, sau khi ngắt điện (không có dòng điện) kim loại vonfram lại trở về như cũ. Do tác dụng của dòng điện làm cho kim loại vonfram nóng đỏ và phát sáng.

–   Hiện tượng hóa học : Khi bóng đèn điện nứt và không khí chui vào bên trong thì dây tóc bóng đèn bị cháy khi bật công tắc điện. Là do kim loại nóng lên lại có khí oxi (trong không khí chui vào) nên phản ứng với chất này và biến đổi thành chất khác.

Bài 17.4 trang 23

Đá đôlômit là hỗn hợp hai chất canxi cacbonat CaCO3 và magie cacbonat MgCO3. Khi nung nóng, tương tự canxi cacbonat, chất magie cacbonat cũng bị phân huỷ tạo ra chất magie oxit MgO và khí cacbon đioxit.

a) Viết công thức về khối lượng của hai phản ứng xảy ra khi nung nóng đôlômit.

b) Nung nóng 192 kg đôlômit thì có 88 kg khí cacbon đioxit thoát ra. Tính khối lượng của hỗn hợp hai chất canxi oxit và magie oxit.

Bài giải:

Phương trình hóa học của hai phản ứng:

SBT hoa 8 Bai 17.4

a) Công thức về khối lượng của hai phản ứng:

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

SBT hoa 8 Bai 17.4.2

b) Khối lượng của hỗn hợp 2 chất canxit oxit và magie oxit:

SBT hoa 8 Bai 17.4.3

Bài 17.5 trang 23

Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

a) K + O2 → K2O

b) Al + CuCl2 → AlCl3 + Cu

c) NaOH + Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 + Na2SO4

Lập phương trình hóa học của mỗi phản ứng và cho biết tỉ lệ só nguyên tử, số phân tử của hai cặp chất trong phản ứng ( tùy chọn).

Bài giải:

a) Phương trình hóa học:

4K + O2 → 2K2O

Số nguyên tử K : số phân tử O2 = 4 : 1

Số nguyên tử K : số phân tử K2O = 4 : 2 = 2 : 1

b) Phương trình hóa học:

2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu

Số nguyên tử Al : số phân tử CuCl2 = 2 :3

Số phân tử CuCl2 : số phân tử AlCl3 = 3 : 2

c) Phương trình hóa học:

6NaOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)+  3Na2SO4

Số phân tử NaOH : số phân tử Fe2(SO4)3 = 6 : 1

Số phân tử Na2SO4 : số phân tử Fe(OH) = 3 : 2

Bài 17.6 trang 24

Biết rằng khí axetilen (khí đất đèn) C2H2 cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2 , sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước.

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử axetilen lần lượt với số phân tử khí cacbon đioxit và số phân tử nước.

Bài giải:

a) Phương trình hoá học của phản ứng:

2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O

b) Tỉ lệ giữa số phân tử axetilen lần lượt với số phân tử khí cacbon đioxit và số phân tử nước:

Số phân tử C2H2 : số phân tử CO2 = 1 : 2

Số phân tử C2H2 : số phân tử H2O = 1 : 1

Bài 17.7 trang 24

Biết rằng kim loại nhôm tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro H2 và chất nhôm sunfat Al2(SO4)3.

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ giữa số nguyên tử Al lần lượt với số phân tử của ba chất trong phản ứng.

Bài giải:

a) Phương trình hoá học của phản ứng:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

b) Tỉ lệ giữa số nguyên tử Al lần lượt với số phân tử của ba chất trong phản ứng:

Số nguyên tử Al : số phân tử H2SO4 = 2 : 3

Số nguyên tử Al : số phân tử Al2(SO4)3 = 2 : 1

Số nguyên tử Al : số phân tử H2 = 2 : 3

Bài 17.8 trang 24

Hãy chọn hệ số và công thức hoá học thích hợp điền vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hoá học sau (chép vào vở bài tập).

a) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + ?

b) ? + ?AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

c) ?HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + ?

Bài giải:

a) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

b) Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

c) 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2

Bài 17.9 trang 24

Cho sơ đồ của phản ứng sau :

Fe(OH)y + H2SO4 —> Fex(SO4)y + H2O

a) Hãy biện luận để thay x, y (biết rằng x ≠ y) bằng các chỉ số thích hợp rồi lập phương trình hoá học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng (tuỳ chọn).

Bài giải:

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng:

Nguyên tố Fe có hoá trị II và III nên y có thể bằng 2 hoặc bằng 3.

Nhóm (SO4) có hoá trị II nên x bằng 2.

Vì x ≠ y nên cặp nghiệm x = 2 và y = 3 là phù hợp.

Phương trình hoá học :

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

b) Tỉ lệ số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng:

Số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử H2SO4 = 2 : 3

Số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2(SO4)3 = 2 : 1

Số phân tử H2SO4 : số phân tử Fe2(SO4)3 = 3 : 1

Số phân tử H2SO4 : số phân tử H2O = 3 : 6 = 1 : 2

Bài 17.10 trang 24

a) Biết rằng, khí hiđro dễ tác dụng với chất chì (IV) oxit PbO2, chiếm lấy oxi của chất này để tạo ra nước.

Viết phương trình hoá học của phản ứng và tên chất mới sinh ra.

b)Biết rằng, 3 g khí hiđro tác dụng vừa đủ với 179,25 g PbO2, tạo ra 27 g nước. Tính khối lượng chất mới sinh ra.

Bài giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

SBT hoa 8 Bai 17.10

Chất sinh ra là kim loại chì (Pb).

b) Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

SBT hoa 8 Bai 17.10.1

          =    3      +  179,25  –  27

 =    155,25 (g)

Bài 17.11 trang 24

Quặng malachit có thành phần chính là hai hợp chất của đồng được ghi bằng công thức chung là Cu2(OH)2CO3. Khi nung nóng thì hai hợp chất này bị phân huỷ, sản phẩm của phản ứng phân huỷ gồm có CuO, H2O và CO2.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng phân huỷ mỗi hợp chất của đồng.

b) Biết rằng khi nung nóng 4,8 kg quặng thì thu được 3,2 kg CuO cùng với 0,36 kg nước và 0,88 kg CO2. Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng hai hợp chất của đồng có chứa trong quặng.

Bài giải:

a) Phương trình hoá học của phản ứng phân huỷ mỗi hợp chất của đồng:

Công thức hóa học của hai hợp chất của đồng:

Cu2(OH)2CO3 → Cu(OH)2 và CuCO3

Các phương trình hóa học của phản ứng phân hủy:

SBT hoa 8 Bai 17.11

b) Theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng hai hợp chất của đồng phân hủy bằng:

SBT hoa 8 Bai 17.11.1

 =    3,2     +    0,36   +   0,88  = 4,44 (kg)

Tỉ lệ phần trăm về khối lượng hai hợp chất của đồng có chứa trong quặng:

SBT hoa 8 Bai 17.11.2

   =   92,5%

Bài 17.12 trang 25

Để điều chế kali clorua KCl (dùng làm phân bón), người ta cho kim loại kali K tác dụng với khí clo Cl2.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng.

b) Nếu có 6,02.1023 nguyên tử K, cần lấy vào phản ứng bao nhiêu phân tử Cl2 và thu được bao nhiêu phân tử KCl ?

Bài giải:

a) Phương trình hoá học của phản ứng:

2K + Cl2 → 2KCl

b) Theo phương trình hóa học, ta có tỉ lệ:

Cứ 2 nguyên tử K tác dụng với 1 phân tử Cl2 tạo thành 2 phân tử KCl

SBT hoa 8 Bai 17.12

Bài 17.13 trang 25

Những câu trong bài tập này coi là tiếp theo của bài tập 17.12*.

a) Tính khối lượng bằng gam của :

– 6,02.1023 nguyên tử K,

– 6,02.1023 phân tử Cl2,

– 6,02.1023 phân tử KCl.

b) Tính khối lượng khí clo để tác dụng vừa đủ với 39 g kim loại kali.

c) Từ khối lượng kim loại cho biết và khối lượng khí clo tính được trong câu b), tính khối lượng kali clorua thu được theo hai cách.

Bài giải:

a) Khối lượng tính bằng gam của 6,02.1023 nguyên tử K (nguyên tử khối là 39 đvC) bằng :

6,02.1023 x 39.1,66.10-24 ≈ 39 (g)

Khối lượng tính bằng gam của 6,02.1023 phân tử Cl2 (phân tử khối là 71 đvC) bằng :

6,02.1023 x 71.1,66.10-24 ≈ 71 (g)

Khối lượng tính bằng gam của 6,02.1023 phân tử KCl (phân tử khối là 74,5 đvC) bằng :

6,02.1023 x 74,5.1,66.10-24 ≈ 74,5 (g)

b) Khối lượng khí clo:

39 g kim loại kali là khối lượng của 6,02.1023 nguyên tử K. Số lượng nguyên tử K này tác dụng đủ với 3,01.1023 phân tử Cl2.

Khối lượng của số phân tử khí Cl2 này là 71/2 = 35,5 (g)

c) Khối lượng kali clorua thu được:

Cách 1: Tính theo định luật bảo toàn khối lượng:

mKCl = mK + mCl2 = 39 + 35,5 = 74,5 (g)

Cách 2: Theo phương trình hóa học:

2K + Cl2 → 2KCl

Cứ 6,02.1023 nguyên tử K tác dụng với 3,01.1023 phân tử Cl2 tạo ra 6,02.1023 phân tử KCl. Vậy khối lượng của KCl trong 6,02.1023 sẽ bằng 74,5g.

 

Đây là nội dung tóm tắt và giải bài tập Chương 2 bài 17: Bài luyện tâp 3 của chương trình hóa học lớp 8 mà các bạn có thể tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục : Hóa học lớp 8

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *