Soạn văn Thạch Sanh tóm lược dành cho học sinh lớp 6

Soạn văn Thạch Sanh tóm lược dành cho học sinh lớp 6

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Thạch Sanh tóm lược dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Soạn văn thạch sanh tóm lược

Bố cục văn bản:

Văn bản gồm có bốn phần

  • Phần 1: Từ đầu đến “mọi phép thần thông”: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh 
  • Phần 2: Tiếp theo đến “phong cho làm quận công”: Thạch Sanh tiêu diệt chằn tinh và bị Lý Thông cướp công 
  • Phần 3: Tiếp theo đến “hóa kiếp thành bọ hung”: Thạch Sanh cứu công chúa và con vua Thủy Tề. Mẹ con Lý Thông bị sét đánh
  • Phần 4: Đoạn còn lại: Thạch Sanh cưới công chúa và lên làm vua sau khi chiến thắng quân 18 nước chư hầu. 

Đọc hiểu văn bản:

Câu 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?

Trả lời:

Sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh:

+ Do Ngọc Hoàng thai sai thái tử xuống đầu thai làm con.

+ Bà mẹ mang thai Thạch Sanh trong nhiều năm mới sinh ra con.

+ Thạch Sanh được thiên thần dạy các môn võ nghệ và một phép thần thông.

Ý nghĩa:

+ Tô đậm tính chất kỳ lạ đẹp đẽ cho nhân vật. 

+ Làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. 

+ Báo trước những chiến công lớn được Thạch Sanh lập nên. 

Câu 2: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?

Trả lời:

Những thử thách mà Thạch Sanh đã phải trải qua:

+ Bị mẹ con Lí Thông lừa canh miếu thờ để thế mạnh và diệt chằn tinh.

+ Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.

+ Bị hoàng tử 18 nước chư hầu hội họp binh lính kéo sang đánh.

Qua những thử thách Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất của mình như sau:

+ Thạch Sanh là một người thật thà chất phát.

+ Là một người dũng cảm tài năng. 

+ Có lòng nhân đạo, yêu hòa bình. 

Câu 3: Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này?

Trả lời:

Đối lập về tính cách:

+ Thạch Sanh là người vô tư, thật thà và dũng cảm => đại diện cho nhân vật thiện

+ Ngược lại lí thông là một kẻ toan tính, xảo trá, độc ác và tham lam => đại diện cho nhân vật ác.

Đối lập về hành động:

+ Thạch Sanh luôn làm những việc tốt như giết chằn tinh giúp dân làng, giết đại bàng cứu công chúa và con của vua Thủy Tề, đồng thời dẹp loạn quân của 18 nước chư hầu.

+ Ngược lại, Lí Thông chỉ là một kẻ xảo trá đi cướp công giết chằn tinh của Thạch Sanh và lừa Thạch Sanh, lấp miệng hang để cướp công trạng.

Câu 4: Trong truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó? 

Trả lời: 

Chi tiết tiếng đàn thần kỳ:

+ Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan

+ Tiếng đàn giúp cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng trong hòa bình, là một vũ khí cảm hóa kẻ thù.

Chi tiết niêu cơm thần kỳ:

+ Có khả năng phi thường khiến quân 18 nước chư hầu phải ngạc nhiên khâm phục.

+ Niêu cơm tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo và tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta 

Câu 5: Thảo luận: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lý Thông phải chết còn Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ. 

Trả lời:

Qua cách kết thúc, nhân dân ta muốn thể hiện:

+ Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa rồi lên ngôi vua là phần thưởng lớn lao và xứng đáng đối với những tài năng, phẩm chất và thử thách mà nhân vật đã trải qua.

+ Cái kết dành cho mẹ con Lý Thông thể hiện sự trừng phạt tương xứng đối với thủ đoạn và tội ác mà hai nhân vật này đã gây ra. 

=> Kẻ xấu sẽ bị trừng trị, người tốt sẽ được báo đáp.

+ Đây là một cái cái phổ biến trong truyện cổ tích: như truyện Tấm Cám, Cây tre trăm đốt…

Đó là cách soạn văn Thạch Sanh tóm lược mà các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 6 hoặc trong list bài soạn văn 6

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *