Soạn văn Thạch Sanh chi tiết dành cho học sinh lớp 6

Soạn văn Thạch Sanh chi tiết dành cho học sinh lớp 6

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Thạch Sanh chi tiết dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Soạn văn thạch sanh

Tóm tắt câu chuyện

Ngày xưa có hai vợ chồng đã già nhưng vẫn chưa có con. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng đã sai Thái tử xuống đầu thai làm con họ. Người vợ qua nhiều năm, mãi đến sau khi chồng lâm bệnh chết bà mới sinh được một cậu con trai. Cậu tên là Thạch Sanh, vừa lớn lên thì mẹ cũng chết, Ngọc Hoàng đã cho thần xuống dạy các cho cậu các loại bỏ võ thuật và mọi phép thần thông. Thấy cậu khỏe mạnh, một người tên Lý Thông liền la gợi chuyện rồi gạ cậu kết nghĩa anh em để lợi dụng. Năm ấy đến lượt Lý Thông nộp mình cho chằn tinh ăn thịt thì mẹ con hắn liền lừa Thạch Sanh đến miếu thờ để chết thay. Thạch Sanh không những không hề chết, mà còn tiêu diệt chằn tinh giúp nhân dân. Mẹ con Lý Thông một lần nữa lừa Thạch Sanh để nhận chiến công và Lý Thông được vua phong làm Quận công. Một thời gian sau sau, công chúa – con của nhà vua bị đại bàng khổng lồ bắt đi. Thạch Sanh tìm được nơi đại bàng ẩn nấp và mạo hiểm xuống hang cứu công chúa. Khi cứu được công chúa, Lý Thông lại hãm hại chàng bằng cách lấp kính cửa hang lại. Trong thời gian Thạch Sanh tìm kiếm lối lên thì gặp được thái tử – con của vua thủy tề. Thạch Sanh liền ra tay cứu thái tử và được vua thủy tề tặng một cây đàn. Sau đó chàng trở về gốc đa của mình, nhưng chẳng bao lâu sau lại bị bắt hạ ngục vì hồn chằn tinh và đại bàng vu vạ chàng ăn cắp của cải của vua. Lại nói, công chúa từ khi được cứu về thì suốt ngày mặt buồn rười rượi, bao nhiêu thầy thuốc cũng không chữa khỏi. Nhưng khi nghe thấy tiếng đàn Thạch Sanh gảy trong ngục, công chúa bỗng cười nói và xin gặp người đánh đàn. Nhà vua thấy lạ liền đưa Thạch Sanh đến hỏi chuyện. Chàng đã vạch mặt Lý Thông trước tất cả mọi người. Chàng được vua cho phép xét xử mẹ con Lý Thông, nhưng chàng lại tha cho chúng về quê làm ăn. Tuy nhiên, đến nửa đường về chúng vẫn bị sét đánh chết và hóa thành bọ hung. Sau đó nhà vua đã gả công chúa cho Thạch Sanh. Chuyện vẫn chưa dừng lại khi Thạch Sanh bị hoàng tử mười tám nước chư hầu kéo quân sang đánh vì thù chuyện công chúa từ hôn. Thạch Sanh chỉ cầm cây đàn ra và gảy trước mặt quân sĩ mười tám nước chư hầu. Họ nghe tiếng đàn bỗng bủn rủn chân tay, liền xin hàng trước Thạch Sanh. Sau đó, Thạch Sanh chiêu đãi kẻ thua trận chỉ với một niêu cơm tí xíu nhưng nhưng không bao giờ ăn hết. Chúng liền cảm tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước. Về sau, Thạch Sanh được vua truyền ngôi vì vua không có con trai và sống hạnh phúc cả đời. 

Bố cục văn bản

Văn bản gồm có bốn phần

  • Phần 1: Từ đầu đến “mọi phép thần thông”: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh 
  • Phần 2: Tiếp theo đến “phong cho làm quận công”: Thạch Sanh tiêu diệt chằn tinh và bị Lý Thông cướp công 
  • Phần 3: Tiếp theo đến “hóa kiếp thành bọ hung”: Thạch Sanh cứu công chúa và con vua Thủy Tề. Mẹ con Lý Thông bị sét đánh
  • Phần 4: Đoạn còn lại: Thạch Sanh cưới công chúa và lên làm vua sau khi chiến thắng quân mười tám nước chư hầu. 

Đọc hiểu văn bản:

Câu 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?

Trả lời:

Sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh:

+ Thạch Sanh vẫn có những nét bình thường bao gồm: là con của một gia đình nông dân nghèo tốt bụng, lương thiện và Thạch Sanh lớn lên với sự nghèo khổ, phải kiếm sống bằng nghề kiếm củi.

+ Tuy nhiên, Thạch Sanh có nhiều điểm khác thường bao gồm: là thái tử và được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con của gia đình nghèo. Sau nhiều năm mang thai, bà mẹ mới hạ sinh được một cậu con trai. Lúc cậu lớn lên, lại được thiên thần dạy cho rất nhiều võ nghệ và những phép thần thông.

Ý nghĩa:

+ Là một người con của gia đình dân thường, nên Thạch Sanh có cuộc đời và số phận rất gần gũi với nhân dân. 

+ Sự khác thường ấy mang ý nghĩa tô đậm tính chất kỳ lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lý tưởng và khiến cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn. Từ xưa đến nay, nhân dân ta đều quan niệm rằng một nhân vật ra đời và lớn lên có sự kỳ lạ như vậy chắc chắn sẽ lập được những chiến công trong tương lai. Đồng thời, nó cũng là một lời khẳng định những con người bình thường cũng có khả năng, có phẩm chất kỳ lạ và có thể làm nên được những sự khác thường.

Câu 2: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?

Trả lời:

Những thử thách mà Thạch Sanh đã phải trải qua:

+ Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ nhưng thực chất là để thế mạng cho Lý Thông. Tuy nhiên, Thạch Sanh đã dũng cảm đương đầu và giết chết chằn tinh.

+ Thạch Sanh lần theo dấu vết và dũng cảm xuống hang diệt đại bàng để cứu công chúa. Nhưng chàng lại bị Lý Thông cho lấp cửa hàng rồi giành công trạng.

+ Thạch Sanh bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù. Chúng vu vạ cho chàng tội danh cướp của cải của vua rồi bị bắt hạ ngục.

+ Hoàng tử mười tám nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn đã hội hộp binh lính kéo quân sang đánh khi biết tin Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa.

=> Những khó khăn, trắc trở gây ra cho nhân vật cứ tăng dần và những thử thách sau càng khó khăn hơn thử thách trước. Nhưng Thạch Sanh đã vượt qua tất cả nhờ vào tài năng, phẩm chất và sự giúp đỡ của những phương tiện thần kì.

 Qua những thử thách Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất của mình như sau:

+ Thạch Sanh là một con người thật thà chất phác luôn tin tưởng người khác và trọng tình nghĩa

+ Thạch Sanh sẵn sàng diệt chằn tinh việc đại bàng Nhờ vào sự dũng cảm và tài năng của mình 

+ Thạch Sanh có lòng nhân đạo sâu sắc và tình yêu hòa bình to lớn. Điều đó được thể hiện qua chi tiết chàng tha tội chết cho mẹ con Lý Thông, tha tội và thiết đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu.

Câu 3: Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này?

Trả lời:

Đối lập về tính cách:

+ Thạch Sanh là người vô tư, thật thà và dũng cảm. Đây là nhân vật đại diện cho cái thiện lành.

+ Ngược lại, Lí Thông là một kẻ toan tính, xảo trá, độc ác và tham lam. Hắn chính là nhân vật biểu tượng cho cái ác luôn tồn tại trong cuộc sống.

Đối lập về hành động:

+ Thạch Sanh luôn làm những việc tốt, giúp đỡ mọi người như giết chằn tinh giúp dân làng, giết đại bàng cứu công chúa và con của vua Thủy Tề, đồng thời dẹp loạn quân của mười tám nước chư hầu.

+ Ngược lại, Lí Thông chỉ là một kẻ xảo trá đi cướp công giết chằn tinh của Thạch Sanh. Thâm chí, hắn còn hãm hại Thạch Sanh rồi lấp miệng hang để cướp công trạng.

=> Trong các câu chuyện cổ tích, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện luôn có sự tương phản, đối lập về hành động cũng như tính cách. Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lý Thông chính là sự đối lập giữa thật thà và xảo trá, vị tha và ích kỉ, giữa cái thiện và cái ác. 

Câu 4: Trong truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó? 

Trả lời: 

Chi tiết tiếng đàn thần kỳ:

+ Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát. Tiếng đàn đã giúp công chúa nhận ra chàng và giải thoát cho Thạch Sanh. Cũng chính tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh vạch mặt Lí Thông. Chi tiết này thể hiện quan niệm và ước mơ về công lí của nhân dân xưa nay.

+ Tiếng đàn giúp cho quân mười tám nước chư hầu phải cuốn áo giáp xin hàng trong hòa bình. Đây chính là chi tiết đại diện cho cái thiện và tinh thần chuộng hòa bình của nhân dân ta, đồng thời cũng là một vũ khí cảm hóa kẻ thù.

Chi tiết niêu cơm thần kỳ:

+ Niêu cơm là vật có khả năng phi thường, không bao giờ vơi đi khiến cho các quân sĩ mười tám nước chư hầu phải thán phục. Lời thách đố của Thạch Sanh về chiếc niêu cơm đã làm tăng phần kì lạ và sự tài giỏi của nhân vật Thạch Sanh.

+ Niêu cơm tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo và tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta. 

Câu 5: Thảo luận: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lý Thông phải chết còn Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ. 

Trả lời:

Qua cách kết thúc, nhân dân ta muốn thể hiện:

+ Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa rồi lên ngôi vua là phần thưởng lớn lao và xứng đáng đối với những tài năng, phẩm chất và thử thách mà nhân vật đã trải qua. Còn về mẹ con Lí Thông, dẫu đã được tha tội nhưng vẫn không tránh khỏi lưỡi sét của Thiên Lôi rồi bị hóa thành bọ hung đời đời sống trong dơ bẩn. Đây chính là công lí, là sự trừng phạt tương xứng mà nhân dân mong muốn cho những thủ đoạn và tội ác mà chúng đã gây ra.

+ Kết thúc này được xem là một cái kết có hậu, thể hiện ước mơ về công lí xã hội và khát khao đổi đời của nhân dân ta.

+ Đây là một cái cái phổ biến trong truyện cổ tích: như truyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây Bút Thần, Cây tre trăm đốt…

Đó là cách soạn văn Thạch Sanh chi tiết mà các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 6 hoặc trong list bài soạn văn 6

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *