Soạn văn lớp 6 bài 3 tóm lược – Thánh Gióng

Soạn văn lớp 6 bài 3 tóm lược – Thánh Gióng

Dưới đây là cách soạn văn lớp 6 bài 3 tóm lược ngắn gọn nhất câu chuyện Thánh Gióng mà các em có thể tham khảo và soạn bài trước khi đến lớp một cách tốt hơn!

Soạn văn lớp 6 bài 3 tóm lược
Câu chuyện Thánh Gióng

Tóm tắt truyện

Tại làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão nọ chỉ mong có một đứa con. Thế rồi một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân to liên ướm thử. Không ngờ sau đó bà thụ thai và hạ sinh một cậu bé khôi ngô sau mười hai tháng. Những lên ba đứa trẻ vẫn không biết nói, không biết cười cũng chẳng biết đi đứng.

Cho đến khi giặc Ân xâm lược nước ta, nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài cứu nước thì cậu bé với cất tiếng nói. Cậu gặp sứ giả và yêu cầu ông về tâu vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một tấm áo giáp sắt và một cái roi sắt để cậu đánh giặc. Kể từ hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không vừa. Khi giặc đến, sứ giả đem những vật cậu yêu cầu đến thì cậu bé bỗng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn, oai phong. Tráng sĩ ấy dùng những thứ nhà vua ban và một mình dẹp tan lũ giặc. Sau đó, tráng sĩ lên đỉnh núi rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Nhà vua nhớ công ơn đã phong tráng sĩ làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở nơi quê nhà. 

Bố cục câu chuyện

Bố cục được chia làm 3 phần, bao gồm:

  • Phần 1: Từ đầu văn bản đến nằm đấy: Sự ra đời của Thánh Gióng.
  • Phần 2: Đoạn tiếp theo đến cứu nước: Gióng đòi đi đánh giặc và sự lớn nhanh lạ kì của Gióng.
  • Phần 3: Tiếp theo đến hết: Gióng đánh giặc và bay về trời.

Đọc – Hiểu văn bản:

Câu 1: Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó?

Trả lời:

Nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng, giặc Ân.

Nhân vật chính: Gióng.

Các chi tiết tưởng tượng kì ảo khi xây dựng nhân vật Gióng:

  • Chi tiết mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to và có thai.
  • Chi tiết Gióng được sinh ra sau tận 12 tháng.
  • Chi tiết Gióng không biết nói, không biết cười, không biết đi dù đã lên ba.
  • Chi tiết Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc khi nghe sứ giả rao tin.
  • Chi tiết Gióng ăn mãi vẫn không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
  • Chi tiết vươn vai trở thành một tráng sĩ cao lớn, oai phong lẫm liệt.
  • Chi tiết roi sắt gãy, Gióng đánh giặc bằng bụi tre nhổ bên đường.
  • Chi tiết Gióng bay lên trời sau khi giặc tan.

Câu 2: Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?

a. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.

b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.

c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.

d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.

đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng lên trời.

Trả lời: 

a. Ý thức đánh giặc và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b. Để đánh giặc, dân tộc ta cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là vũ khí.

c. Đề cao sức mạnh dân tộc, sức mạnh cộng đồng, sức mạnh toàn dân.

d. Khi đất nước nguy nan, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để có thể cứu nước. Đây cũng là hình ảnh tượng trưng cho cái vươn phi thường của nhân dân ta khi đất nước cần.

đ. Trong khó khăn, vẫn tận dụng mọi thứ, dù là cây cỏ cũng phải dùng để dẹp tan giặc loạn.

e. Gióng bất tử trong lòng nhân dân ta, bất tử cùng non sông đất nước.

Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng.

Trả lời: 

  • Thánh Gióng là hình tượng của anh hùng đánh giặc giữ nước.
  • Gióng mang sức mạnh cộng đồng, có hình tượng khổng lồ, phi thường để lột tả đủ lòng yêu nước và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.

Câu 4: Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử nào?

Trả lời: 

  • Thánh Gióng gắn liền với thời đại Hùng Vương, khi dân tộc ta luôn phải đấu tranh chống giặc nơi phương Bắc để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
  • Thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng ác liệt và yêu cầu phải phát huy sức mạnh của cả cộng đồng.
  • Nhân dân ta phải tạo ra các loại vũ khí mới để có thể chống chọi với quân thù.

Đó là cách soạn văn lớp 6 bài 3 tóm lược câu chuyện Thánh Gióng mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm những bài khác tại Ngữ văn lớp 6 hoặc trong list bài soạn văn 6

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *