Soạn văn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình tóm lược lớp 9

Soạn văn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình tóm lược lớp 9

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình tóm lược dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

đấu tranh cho một thế giới hòa bình tóm lược

Bố cục văn bản

Văn bản được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “mất khả năng sống tốt đẹp hơn”: Chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống của toàn nhân loại.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “trở lại điểm xuất phát của nó”: Cuộc chạy đua vũ trang là vô cùng kém, đi ngược lại sự tiến bộ xã hội
  • -Phần 3: Đoạn còn lại: Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ hàng đầu của toàn thể nhân loại.

Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản

Trả lời:

Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa mọi sự sống trên trái đất, kể cả con người. Vì thế, nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là đấu tranh loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình.

Luận cứ:

  • Kho vũ khí hạt nhân và khả năng hủy diệt của nó cực kỳ lớn.
  • Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người và tính chất phi lí thể hiện qua những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang.
  • Chiến tranh hạt nhân là việc làm đi ngược lí trí con người, lí trí tự nhiên và phản lại sự tiến hóa.
  • Tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân và đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Câu 2: Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng lập luận như thế nào? Nêu tác dụng của cách mở đầu như vậy?

Trả lời:

Tác giả đã bắt đầu bài viết bằng việc xác định một cách cụ thể thời gian “Ngày 8 – 8 – 1986” và đưa ra những số liệu cụ thể với phép tính đơn giản “mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ” và hậu quả là “chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.

Từ đó, tác giả đã cho người đọc thấy sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, không chỉ hủy hoại trái đất, mà còn tiêu diệt các hành tinh xung quanh”.

Đây là cách vào đề trực tiếp với bằng chứng xác thực nhằm đem lại sự thu hút và gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, đồng thời nâng cao tính tin cậy cho văn bản. 

Câu 3: Sự tốn kém và tính chất vô lý của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?

Trả lời:

Tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng so sánh một cách thuyết phục, bao gồm:

  • Chi phí cứu trợ cho trẻ em nghèo khổ chỉ bằng chi phí cho 100 máy bay B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.
  • 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân của Mĩ có thể bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét, đồng thời cứu 14 triệu trẻ em châu Phi.
  • Với số tiền chi cho 149 tên lửa MX là đủ giải quyết việc thiếu dinh dưỡng cho 575 triệu người, và 27 chiếc tên lửa MX có khả năng trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm.
  • Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.

Câu 4: Vì sao có thể nói: “Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lý trí tự nhiên nữa?” Em có suy nghĩ gì trước cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?

Trả lời:

Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu hủy mọi sự sống trên Trái Đất. Chính vì thế, nó phản tiến hóa và phản lí trí tự nhiên: nghĩ là phản lại quy luật, logic tất yếu của tự nhiên.

Tác giả đã đưa ra một số chứng cứ để cho thấy sự sống ngày hôm nay là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên: “Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất … chỉ để làm đẹp mà thôi”.

Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, sự tiến hóa sẽ trở về điểm xuất phát ban đầu và hủy hoại mọi thành quả của quá trình tiến hóa trong tự nhiên => Đem lại nhận thức sâu sắc hơn tính phản tự nhiên, phản tiến hóa của chiến tranh hạt nhân.

Câu 5: Theo em, vì sao văn bản này được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hòa bình?

Trả lời:

Tên văn bản là sự nhấn mạnh của tác giả về nhiệm vụ đấu tranh của con người để ngăn chặn hiểm họa kinh khủng của chiến tranh hạt nhân. Đó sẽ là một cuộc đấu tranh lâu dài và cần sự chung sức, chung lòng của toàn thể nhân loại. Nhan đề là một luận điểm và cũng là một lời kêu gọi hướng nhân loại đến một thái độ đấu tranh tích cực.

Đó là cách soạn văn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình tóm lược mà các bạn học sinh lớp 9 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 9

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *