Hướng dẫn soạn văn 8 Đánh nhau với cối xay gió

Hướng dẫn soạn văn 8 Đánh nhau với cối xay gió

“Đánh nhau với cối xay gió” là đoạn trích kể về hai thầy trò đang trên đường đi lập những chuyến công mới thì gặp được ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Hãy cùng tham khảo bài soạn văn 8 Đánh nhau với cối xay gió để nhìn thấy những nét đối lập giữa Đôn ki-hô-tê và Xan-cho Pan-xa  – cặp nhân vật bất hủ trong nền văn học thế giới trong bài viết được chia sẻ dưới đây!

soạn văn 8 Đánh nhau với cối xay gió

I. Bố cục

Đánh nhau với cối xay gió gồm có 3 phần chính:

  • Phần 1 (Từ đầu đền “…không phải là bọn khổng lồ”): nhận định của hai thầy trò Đôn ki-hô-tê và Xan-cho Pan-xa về những chiếc cối xay gió.
  • Phần 2 (Tiếp theo đến “… Rô-xi-a-nết cũng bị toác nửa vai”): hành động của mỗi người đối với những chiếc cối xay gió.
  • Phần 3 (Còn lại): cuộc bàn tán sau chuyến phiêu lưu.

II. Hướng dẫn soạn văn 8 Đánh nhau với cối xay gió

Câu 1 (Trang 79/SGK) – Soạn văn 8 Đánh nhau với cối xay gió

– Ba phần của đoạn truyện:

+ Phần 1 (Từ đầu đền “…không phải là bọn khổng lồ”): nhận định của hai thầy trò Đôn ki-hô-tê và Xan-chô về những chiếc cối xay gió.

+ Phần 2 (Tiếp theo đến “… Rô-xi-a-nết cũng bị toác nửa vai”): hành động của mỗi người đối với những chiếc cối xay gió.

+ Phần 3 (Còn lại): cuộc bàn tán sau chuyến phiêu lưu.

– Năm sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ:

+ Đôn Ki-hô-tê cho rằng những chiếc cối xay gió chính là những tên khổng lồ, và hắn phải đánh bại chúng để bảo vệ chính nghĩa.

+ Xan-cho Pan-xa nói với Đôn Ki-hô-tê rằng đó chỉ là những chiếc cối xay gió.

+ Đôn Ki-hô-tê thúc ngựa xông lên, mặc kệ lời khuyên của Xan-cho Pan-xa.

+ Xan-cho Pan-xa khuyên can khi Đôn Ki-hô-tê lao vào những chiếc cối xay gió để đánh nhau.

+ Đôn Ki-hô-tê nhớ tới tình nương quên cả ăn uống, trong khi Xan-cho Pan-xa thì ăn uống no say rồi đi ngủ.

=> Tính cách mỗi người: trong khi Đôn Ki-hô-tê là người ảo tưởng, phi thực tế và điên rồ, thì ngược lại, Xan-cho Pan-xa lại là người tỉnh táo và thực dụng.

Câu 2 (Trang 79/SGK) – Soạn văn 8 Đánh nhau với cối xay gió

– Nét hay của Đôn Ki-hô-tê: có lý tưởng cao đẹp, yêu thích hành hiệp trượng nghĩa, cứu giúp cho đời.

– Nét dở của Đôn Ki-hô-tê: vì đọc quá nhiều tiểu thuyết mà mê muội đầu óc, dẫn đến suy nghĩ và hành động điên rồ, phi thực tế

+ Thúc ngựa xông lên, mặc kệ lời khuyên của Xan-cho Pan-xa.

+ Thét lớn với những chiếc cối xay gió.

+ Cầu mong được nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp lúc nguy nan.

+ Lấy khiên che thân, tay cầm ngọn giáo, phi thẳng vào chiếc cối xay gió, đâm mũi giáo vào cánh quạt cối xay gió đang quay khiến nó vỡ tan tành.

+ Cả người và ngựa bị văng xa, bị thương nhưng vẫn không rên rỉ như một người anh hùng.

Câu 3 (Trang 79/SGK) – Soạn văn 8 Đánh nhau với cối xay gió

– Mặt tốt của Xan-cho Pan-xa: tỉnh táo, có khát vọng chính đáng (làm giàu) và khuyên can Đôn Ki-hô-tê khi hắn định đánh nhau với cối xay gió.

– Mặt xấu của Xan-cho Pan-xa: ích kỷ, vụ lợi, nhát gan:

+ Ngạc nhiên vì Đôn Ki-hô-tê nói về những gã khổng lồ.

+ Tỉnh táo nói với Đôn Ki-hô-tê rằng chẳng có tên khổng lồ nào, chỉ có cối xay gió.

+ Khuyên can Đôn Ki-hô-tê khi hắn lao vào đánh nhau với cối xay gió.

Câu 4 (Trang 79/SGK) – Soạn văn 8 Đánh nhau với cối xay gió

Đôn Ki-hô-tê Xan-cho Pan-xa
Xuất thân Quý tộc nghèo Nông dân
Ngoại hình Gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi trên lưng con ngựa nên trông càng cao thêm Lùn, béo, ngồi trên lưng một con lừa thấp tè nên càng lùn tịt
Lí tưởng Muốn trở nên hữu ích cho đời, hành hiệp trượng nghĩa, cứu giúp người vô tội Muốn có quyền lực và của cải => ước muốn tầm thường chỉ lo nghĩ đến cá nhân mình
Hành động Đánh nhau với cối xay gió – diệt trừ kẻ xấu xa (vì nghĩ chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ) Khuyên can Đôn Ki-hô-tê rằng đó không phải là những tên khổng lồ mà chỉ là những chiếc cối xay gió
Tính cách mê muội, hão huyền, điên rồ nhưng dũng cảm, gan dạ tỉnh táo, thực dụng nhưng hèn nhát
Kết luận Đôn Ki-hô-tê và Xan-cho Pan-xa là hai nhân vật đối lập hoàn toàn

Đó là hướng dẫn soạn văn 8 Đánh nhau với cối xay gió mà bạn có thể tham khảo. Đọc thêm các bài soạn khác tại Ngữ văn 8.

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *