Soạn văn Sơn Tinh Thủy Tinh tóm lược dành cho học sinh lớp 6

Soạn văn Sơn Tinh Thủy Tinh tóm lược dành cho học sinh lớp 6

Dưới đây là cách soạn văn Sơn Tinh Thủy Tinh tóm lược nhất mà các bạn học sinh có thể tham khảo để nắm chắc kiến thức và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp!

Soạn văn lớp 6 bài 4 tóm lược

Tóm tắt câu chuyện

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Nhà vua hết mực thương yêu và muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng. Có hai chàng trai tên là Sơn Tinh và Thủy Tinh đã cùng đến cầu hôn nàng. Cả hai đều có nhiều tài lạ, Sơn Tinh là chúa vùng non cao, Thủy Tinh là chúa vùng nước thẳm. Thấy cả hai đều xứng đáng làm rể, nhà vua đã ra một yêu cầu, rằng ai đem sính lễ đến trước sẽ được cưới con gái vua.

Hôm sau, Sơn Tinh đã đem lễ vật đến sớm rước Mị Nương về núi. Nghe tin, Thủy Tinh đã nổi giận hô mưa gọi gió làm thành giông bão để cướp Mị Nương. Sơn Tinh cùng Thủy Tinh vì thế mà đánh nhau cả mấy tháng trời, cuối cùng thần nước thua đành rút quân. Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng làm mua gió, bão lụt đánh Sơn Tinh, nhưng vẫn chẳng thể thắng được Thần Núi để cướp Mị Nương.

Đọc – Hiểu văn bản

Câu 1: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào của lịch sử Việt Nam?

Trả lời:

Câu chuyện trên được chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “mỗi thứ một đôi”: vua Hùng kén rể.
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “Thần nước đành rút quân”: Sơn Tinh, Thủy tinh cầu hôn và cuộc chiến giữa hai vị thần.
  • Đoạn 3: Phần còn lại: Sự trả thù hằng năm cùng chiến thắng của Thần Núi.

Câu chuyện gắn với thời đại vua Hùng Vương thứ mười tám.

Câu 2: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?

Trả lời:

Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:

  • Sơn Tinh: “Vẫy tay về phía Đông … từng dãy núi đồi”, “Thần dùng phép bốc … lên cao bấy nhiêu”
  • Thủy Tinh: “Gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.”, “Thần hô mưa … đánh Sơn Tinh.”

Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật: hai nhân vật đều là những nhân vật tưởng tượng, hoang đường không có thật. Nếu như Thủy Tinh là hiện thân cho thiên tai, bão lũ uy hiếp cuộc sống con người, thì Sơn Tinh chính là biểu tượng của khát vọng sống và khả năng chinh phục thiên tai của nhân dân ta.

Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Trả lời:

Câu chuyện thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lũ của người Việt cổ.

Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Luyện tập:

Câu 2: Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấp nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc – ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?

Chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấp nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc – ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết và hữu ích. Điều này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn hỗ trợ cho công tác phòng chống bão lũ, thiên tai của dân ta hàng năm.

Câu 3: Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan tới thời đại các vua Hùng mà em biết.

Trả lời:

Một số truyện dân gian liên quan tới thời đại các vua Hùng: Bánh chưng bánh giầy, Sự tích dưa hấu, Thánh Gióng, Mị Châu – Trọng Thủy, Chử Đồng Tử…

Đó là cách soạn văn lớp 6 bài 3 câu chuyện Thánh Gióng mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm những bài khác tại Ngữ văn lớp 6 hoặc trong list bài soạn văn 6

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *