Hướng dẫn soạn văn 8 Quê hương (Tế Hanh)

Hướng dẫn soạn văn 8 Quê hương (Tế Hanh)

Quê hương là một tác phẩm nổi tiếng được Tế Hanh sáng tác khi nhớ về quê hương – một làng chài ven biển của ông. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm, mời thầy cô và các bạn học sinh cùng đến với bài viết hướng dẫn soạn văn 8 Quê hương (Tế Hanh) được chia sẻ qua bài viết dưới đây!

soạn văn 8 quê hương

I. Bố cục 

Bài thơ được chia làm 4 phần:

  • Phần 1 (2 câu đầu): Giới thiệu chung về quê hương của tác giả.
  • Phần 2 (6 câu tiếp theo): Miêu tả cảnh dân chài cho thuyền ra khơi đánh cá.
  • Phần 3 (8 câu tiếp theo): Miêu tả cảnh thuyền cá về bến.
  • Phần 4 (4 câu cuối): Bộc lộ nỗi nhớ nhung tha thiết vùng biển quê hương.

II. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (Trang 18/SGK) – Soạn văn 8 Quê Hương 

* Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:

– Không gian, thời gian: trời trong xanh, gió nhẹ và sớm mai hồng.

– Tác giả so sánh con thuyền với loài tuấn mã cùng những từ “hăng”, “phăng” nhằm thể hiện sự dũng mãnh với sức sống tràn trề của đoàn thuyền.

– Tác giả so sánh cánh buồm với mảnh hồn làng => cánh buồm là biểu hiện cho hồn cốt của người dân biển.

* Cảnh đón thuyền cá về bến:

– Không khí: náo nhiệt, ồn ào và tấp nập.

– Người dân làng chài được miêu tả với hình ảnh “làn da ngăm rám nắng” và “thân hình nồng thở vị xa xăm” => Đây chính là vẻ đẹp khỏe khoắn, rắn chắc mang phong vị của người dân miền biển.

– Hình ảnh chiếc thuyền được nhân hóa như một người vừa trở về sau một hành trình vất vả, chất muối thấm vào từng thớ vỏ của chiếc thuyền như chính hồn biển, hồn quê thấm vào máu thịt của người làng biển.

Câu 2 (Trang 18/SGK) – Soạn văn 8 Quê Hương 

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

– Cánh buồm “giương to” khi gặp gió giữa biển khơi.

– Con tàu được miêu tả với hình ảnh so sánh ẩn dụ “giương to như mảnh hồn làng” đang “rướn thân trắng bao la thâu góp gió” => cánh buồm đang căng hết sức mình để đón gió, mạnh mẽ vượt biển khơi.

=> Hình ảnh trên cũng như tinh thần kiên cường của người dân làng biển, nó được thể hiện cụ thể qua chiếc thuyền và cánh buồm đang giương to trước gió.

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.”

– Người dân làng chài “Làn da ngăm rám nắng”: có một làn da khỏe khoắn, nhuộm chất mặn, nhuộm gió sương của biển cả.

– “Vị xa xăm”: vị của biển khơi, của gió trời => giúp người dân hiện lên với vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe khoắn, là biểu tượng của quê hương.

=> Sử dụng biện pháp so sánh và ẩn dụ khiến chiếc thuyền trở nên có hồn, còn người dân thêm phần sinh động, đậm chất lãng mạn.

Câu 3 (Trang 18/SGK) – Soạn văn 8 Quê Hương 

– Bài thơ là tiếng lòng, là tình cảm sâu nặng của tác giả đối với quê hương ông.

– Những dòng thơ đầy cảm xúc đã được viết lên bằng tất cả tình cảm sâu nặng, tình yêu quê hương da diết, sự gắn bó máu thịt.

Câu 4 (Trang 18/SGK) – Soạn văn 8 Quê Hương 

* Nghệ thuật:

– Sử dụng hình ảnh đặc sắc, góp phần khắc họa rõ nét hình ảnh, màu sắc => tạo giá trị biểu cảm cao.

– Nghệ thuật so sánh giúp cho việc miêu tả thêm phần cụ thể, tạo sức gợi và vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn.

– Biện pháp ẩn dụ giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm.

– Sử dụng phương thức trữ tình xen lẫn miêu tả.

Đó là hướng dẫn soạn văn 8 Quê hương mà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp. Ngoài ra, đừng quên đọc thêm các bài soạn khác tại Ngữ văn lớp 8.

sc name=”donghanh” ]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *