Hướng dẫn soạn văn 8 Cô bé bán diêm

Hướng dẫn soạn văn 8 Cô bé bán diêm

Cô bé bán diêm là một câu chuyện cổ tích nổi tiếng của An-đéc-xen. Câu chuyện này được đưa vào chương trình giảng dạy môn ngữ văn lớp 8, xoay quanh hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm. Xin mời các bạn học sinh cùng tham khảo bài soạn văn 8 Cô bé bán diêm được chia sẻ trong bài viết dưới đây để nắm rõ nội dung bài học trước khi đến lớp.

soạn văn 8 cô bé bán diêm

I. Bố cục

Cô bé bán diêm gồm 3 phần:

  • Phần 1 – Từ đầu đến “…lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”: Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
  • Phần 2 – Tiếp theo đến “…họ đã về chầu thượng đế”: Mộng tưởng qua những lần bé quẹt diêm.
  • Phần 3 – Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

Hướng dẫn soạn văn 8 cô bé bán diêm

Soạn văn 8 Cô bé bán diêm câu 1: (Trang 68/SGK)

* Bố cục:

– Phần 1 – Từ đầu đến “…lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”: Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.

– Phần 2 – Tiếp theo đến “…họ đã về chầu thượng đế”: Mộng tưởng qua những lần bé quẹt diêm:

+ Lần quẹt thứ 1: Từ “Chà!” đến “…thì khoái biết bao”.

+ Lần quẹt thứ 2: Tiếp theo đến “…tiến về phía em bé”.

+ Lần quẹt thứ 3: Tiếp theo đến “…bay lên trời với thượng đế”.

+ Lần quẹt thứ tư: Tiếp theo đến “…cũng biến mất”.

+ Lần quẹt thứ năm: Tiếp theo đến “…Họ đã về với thượng đế”.

– Phần 3 – Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

=> Căn cứ vào những lần quẹt diêm, có thể chia phần thứ hai thành nhiều phần nhỏ hơn.

Soạn văn 8 Cô bé bán diêm câu 2: (Trang 68/SGK)

* Hoàn cảnh và bối cảnh đáng thương của em bé bán diêm

– Hoàn cảnh: 

+ Mẹ và bà nội của cô bé đã mất.

+ Cô bé phải sống với người bố, nhưng không được bố yêu thương mà bị bắt đi bán diêm để kiếm sống.

– Bối cảnh:

+ Thời điểm bán diêm: đêm giao thừa, đó là một đêm rét mướt, đáng ra cô bé phải được sống trong ngôi nhà yên ấm của sự đoàn viên.

+ Không gian bán diêm: cửa sổ của các ngôi nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi thơm của đồ ăn.

* Những hình ảnh đối lập:

– Ngoài đường phố lạnh buốt và tối đen – cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn: Đêm giao thừa, khi mọi người đang quây quần bên gia đình đón chờ một năm mới sang, thì cô bé phải một thân một mình kiếm sống ngoài phố lạnh lẽo.

– Trong phố sực nức mùi ngỗng quay – cô bé cả ngày chưa ăn gì, bụng đói.

=> Các hình ảnh đối lập trên đã góp phần làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương của cô bé. 

Soạn văn 8 Cô bé bán diêm câu 3: (Trang 68/SGK)

– Các mộng tưởng qua từng lần quẹt diêm diễn ra hợp lý với thực tế, với nhu cầu hiện tại của cô bé.

– Lý do: Nó thỏa mãn nhu cầu từ vật chất đến tinh thần của cô bé bán diêm:

+ Trời đêm đông giá rét => cô bé mong muốn có lò sưởi để xua tan cái rét.

+ Bụng đói => cô bé mong muốn có thức ăn, đó là ngỗng quay – thứ đang sực nức mùi khắp phố.

+ Cô đơn, một mình => cô bé khao khát được sum vầy bên gia đình, mong muốn có một cây thông noel trong đêm giao thừa.

+ Thiếu thốn tình thương => cô bé khao khát có được yêu thương, mong bà xuất hiện, trở về với cô bé.

– Những điều gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông.

– Những điều mộng tưởng: người bà xuất hiện, giúp em thoát khỏi bóng đêm, đưa em đến nơi hạnh phúc => đây là điều mộng tưởng bởi bà em đã mất.

Soạn văn 8 Cô bé bán diêm câu 4: (Trang 68/SGK)

* Cảm nghĩ về câu chuyện

– Cô bé bán diêm là một câu chuyện mang đậm ý nghĩa nhân văn. Đó là lòng xót thương của tác giả trước những mảnh đời bất hạnh, đáng thương như cô bé. Đồng thười, truyện cũng là lời phê phán, tố cáo xã hội vô cảm đang dần mất đi tình yêu thương với đồng loại.

* Cảm nghĩ về đoạn kết

– Cô bé dẫu chết nhưng miệng vẫn mỉm cười, đó chính là nụ cười mãn nguyện khi được đoàn tụ cùng bà. Đây là cái kết tác giả tưởng tượng nhằm giảm bớt nỗi đau cho câu chuyện. Cái kết này đã phản ảnh ước mơ về một cuộc sống tươi sáng, hạnh phúc, không có thương đau của con người.

Đó là hướng dẫn soạn văn 8 Cô bé bán diêm mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp của bạn!

Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 khác trong chuyên mục ngữ văn lớp 8

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *