Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 8: Bài luyện tập 1

Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 8: Bài luyện tập 1

Dưới đây là bài tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 8: Bài luyện tập 1 mà bạn có thể tham khảo để học hóa tốt hơn!

Đơn chất, hợp chất, nguyên tử

1. Tóm tắt hóa học lớp 8 bài 8:

Sơ đồ khái niệm hóa 8 chương 1

Một số khái niệm:

–   Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo đều gồm có hoặc được làm từ một số chất hay hỗn hợp (một số chất trộn lẫn).

–   Chất được tạo nên từ nguyên tử. Mỗi chất có những tính chất vật lý và hóa học nhất định.

–   Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

–   Trong mỗi nguyên tử, số proton (p,+) bằng số electron (e,-).

–   Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.

–   Những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân, được gọi chung là nguyên tố hóa học.

–   Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

–   Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C.

–    Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

–    Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

–   Phân tử của hợp chất do các nguyên tử khác loại liên kết với nhau, còn đơn chất gồm các nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.

2. Hướng dẫn giải bài tập Hóa học bài 8:

Bài 1 trang 30

a. Hãy chỉ ra từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, từ nào chỉ vật thể nhân tạo, từ nào chỉ chất trong các câu sau đây :

–   Chậu có thể làm bằng nhôm hay chất dẻo.

–   Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong thân cây (gỗ, tre, nứa,…).

Bài giải:

Vật thể tự nhiên: Thân cây

Vật thể nhân tạo: Chậu

Chất: Nhôm, chất dẻo, xenlulozơ

b. Biết rằng sắt có thể bị nam châm hút, có khối lượng riêng D = 7,8g/cm3 ; nhôm có D = 2,7g/cm3 và gỗ tốt (coi như là xenlulozơ) có D ≈ 0,8g/cm3. Hãy nói cách làm để tách riêng mỗi chất trong hỗn hợp vụn rất nhỏ ba chất.

–   Ta dùng nam châm để hút sắt ra khỏi hỗn hợp => Tách được sắt ra khỏi hỗn hợp.

–   Tiếp theo ta cho hỗn hợp hai chất còn lại vào nước:

  • Khối lượng riêng của nhôm là D = 2,7g/cm3 lớn hơn khối lượng riêng của nước (D = 1g/cm3) nên chìm xuống.
  • Khối lượng riêng của gỗ là D ≈ 0,8g/cmnhỏ hơn khối lượng riêng của nước (D = 1g/cm3) nên gỗ nổi trên bề mặt nước.

–   Gạn và sấy khô ta thu được bột gỗ và bột nhôm.

=> Ta đã tách riêng mỗi chất trong hỗn hợp.

Bài 2 trang 31

Cho biết hình bên là sơ đồ nguyên tử magie.

Mo hinh nguyen tu Magie

a. Hãy chỉ ra: số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng.

–    Số proton: 12p

–    Số lớp electron: 3

–    Số electron: 12e

–   Số e lớp ngoài cùng: 2e

b. Nêu điểm khác nhau và giống nhau giữa nguyên tử magie và nguyên tử canxi (xem sơ đồ bài tập 5 – Bài 4 Nguyên tử trang 16).

Giống nhau: Ca và Mg đều có 2e lớp ngoài cùng.

Khác nhau: về số p, số e và số lớp e

–  Canxi: 20p, 20e, 4 lớp e

–  Magie: 12p, 12e, 3 lớp e.

Bài 3 trang 31

Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần.

a. Tính phân tử khối của hợp chất.

Ta có: Phân tử khối của hợp chất nặng hơn phân tử hiđro 31 lần.

Phân tử khối của phân tử hidro là 1 x 2 = 2 (đvC)

Phân tử khối của hợp chất là: 2 x 31 = 62 (đvC)

b. Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố (xem bảng 1, trang 42).

Hợp chất gồm 2 X và 1 O nên công thức phân tử của hợp chất có dạng: X2O

Nguyên tử khối của X là:

2MX + MO = 62 ⇒ 2MX + 16 = 62 ⇒ M= 23 (đvC)

Vậy nguyên tử khối của X là 23. Nguyên tố X là natri (Na)

Bài 4 trang 31

Chép các câu sau đây với đầy đủ các cụm từ thích hợp:

a. Những chất tạo nên từ hai…..… trở lên được gọi là………

b. Những chất có…….. gồm những nguyên tử cùng loại …..…được gọi là………

c. …..… là những chất tạo nên từ một…………

d. ……… là những chất có…gồm những nguyên tử khác loại…………

e. Hầu hết các ……..…có phân tử là hạt hợp thành, còn………… là hạt hợp thành của…….…kim loại.

Bài giải:

a. Những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên được gọi là hợp chất.

b. Những chất có phân tử gồm những nguyên tử cùng loại liên kết với nhau được gọi là đơn chất.

c. Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

d. Hợp chất là những chất có phân tử gồm những nguyên tử khác loại liên kết với nhau.

e. Hầu hết các chất có phân tử là hạt hợp thành, còn nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.

Bài 5 trang 31

Khẳng định sau gồm 2 ý : “Nước cất là một hợp chất, vì nước cất sôi đúng 1000C”.

Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau :

A. Ý 1 đúng, ý 2 sai.

B. Ý 1 sai, ý 2 đúng.

C. Cả hai ý đều đúng và ý 2 giải thích cho ý 1.

D. Cả hai ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích cho ý 1.

E. Cả 2 ý đều sai.

(Ghi trong vở bài tập).

Bài giải:

Cả hai ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích cho ý 1.

Chọn đáp án D.

Có thể hoàn chỉnh lại

–   Ý 1: Nước cất là tinh khiết

–   Hoặc sửa lại ý 2: Vì nước cất tạo bởi hai nguyên tố hiđro và oxi.

3. Hướng dẫn giải bài tập Sách bài tập Hóa học bài 8:

Bài 8.1 trang 9

Cho biết sơ đồ nguyên tử một số nguyên tố như sau :

Mo hinh nguyen tu

Hãy viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của mỗi nguyên tố (xem bảng 1, phần phụ lục).

Bài giải:

Tên nguyên tố Kí hiệu hóa học Nguyên tử khối
a) Natri Na 23
b) Liti Li 7
c) Oxi O 16
d) Clo Cl 35,5
e) Flo F 19
f) Lưu huỳnh S 32
g) Kali K 39

Bài 8.2 trang 10

Theo sơ đồ nguyên tử các nguyên tố cho trong bài tập 8.1, hãy chỉ ra :

Nguyên tử những nguyên tố nào có sự sắp xếp electron giống nhau về :

a. Số lớp electron (mấy lớp).

Nguyên tử các nguyên tố liti, oxi, flo có cùng 2 lớp electron.

Nguyên tử các nguyên tố natri, lưu huỳnh và clo cùng có 3 lớp electron.

b. Số electron lớp ngoài cùng (mấy electron)

Nguyên tử các nguyên tố liti, natri và kali giống nhau về số electron ở lớp ngoài cùng, đều có 1 e.

Nguyên tử các nguyên tố clo và flo giống nhau đều có 7 e ở lớp ngoài cùng.

Nguyên tử các nguyên tố lưu huỳnh và oxi giống nhau đều có 6 e ở lớp ngoài cùng.

Bài 8.3 trang 10

Hãy tính xem trong 1 g hiđro có bao nhiêu nguyên từ H (Gợi ý : Cần biết khối lượng tính bằng gam của 1 nguyên tử H : xem lại bài tập 7, thuộc bài học 5 : Nguyên tố hoá học, SGK). Số nguyên tử H tính được gần với con số nào nhất trong số các con số cho sau đây ?

A. 4.1023                                     B. 5.1023

C. 6.1023                                    D. 7.1023

Bài giải:

Cứ 1 nguyên tử H có khối lượng 1,66.10-24g.

Số nguyên tử H có 1 g hidro bằng:

x = 1 / 1,66.10-24 ≈ 6,02.1023

Chọn đáp án C.

Bài 8.4 trang 10

Hình bên là mô hình cùng sơ đồ phân tử khí amoniac (a) và khí sunfurơ (b).

Mo hinh nguyen tu

Hãy chọn các từ và con số thích hợp trong khung, điền vào chỗ trống trong đoạn câu dưới đây.

text

“Hai ……. đều được tạo nên từ hai ……….. Giống như phân tử nước, phân tử khí sunfurơ hình ……… , có tỉ lệ số nguyên tử bằng ……… Còn phân tử khí amoniac hình ……… có tỉ lệ số nguyên tử bằng ………”

Bài giải:

“Hai hợp chất đều được tạo nên từ hai nguyên tố. Giống như phân tử nước, phân tử khí sunfurơ hình gấp khúc, có tỉ lệ số nguyên tử bằng 1 : 2. Còn phân tử khí amoniac hình tháp tam giác, có tỉ lệ số nguyên tử bằng 1 : 3“.

Bài 8.5 trang 10

Phân tử một hợp chất gồm nguyên tử nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử O.

a) Tính nguyên tử khối, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.

  • Phân tử gồm 1 X và 4 H và nặng bằng nguyên tử O = 16

Phân tử khối của hợp chất trên: X + 4 = 16.

Nguyên tử khối của X = 16 – 4 = 12đvC.

X là nguyên tố cacbon (C).

b) Tính phần trăm về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.

%C = 12/16 * 100% = 75%

Bài 8.6 trang 11

Phân tử một hợp chất gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với hai nguyên tử O. Nguyên tố oxi chiếm 50% về khối lượng của hợp chất. (Xem bảng 1, phần phụ lục cuối sách)

a) Tính nguyên tử khối, cho biết tên và kí hiệu hoá học của nguyên tố Y.

Vì mỗi nguyên tố chiếm 50% về khối lượng nên khối lượng của 2 nguyên tử oxi là:

2 x 16= 32 đvC.

⇒ Nguyên tử khối của Y cũng là 32 .

⇒ Y là nguyên tố lưu huỳnh (S)

b) Tính phân tử khối của hợp chất. Phân tử hợp chất nặng bằng nguyên tử nguyên tố nào ?

Phân tử khối của hợp chất là: 32 + 16.2 = 64 đvC

Phân tử hợp chất nặng bằng nguyên tử đồng (Cu).

Bài 8.7 trang 11

Dùng phễu chiết (hình bên), hãy nói cách làm để tách nước ra khỏi dầu hỏa ( dầu hôi).

Mo hinh pheu

Cho biết dầu ôliu là một chất lỏng, có khối lượng riêng (D) khoảng 0,91 g/ml và không tan trong nước.

Bài giải:

Đổ hỗn hợp nước và dầu ôliu vào phễu chiết. Dầu ôliu không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên nổi thành một lớp ở trên. Nước tách thành một lớp ở dưới. Mở phễu cho nước chảy ra từ từ đến khi hết nước thì đóng khoá phễu lại.

Bài 8.8 trang 11

Bảng bên là khối lượng riêng của một số chất, ghi trong điều kiện thông thường.

Chất Khối lượng riêng (g/cm3)
Đồng 8,91
Kẽm 7,14
Nhôm 2,70
Khí oxi 0,00133
Khí nitơ 0,00117

Em có nhận xét gì về khối lượng riêng của các chất rắn so với các chất khí ? Hãy giải thích.

Bài giải:

Khối lượng riêng của các chất rắn lớn hơn khối lượng riêng của các chất khí. Vì chất ở trạng thái khí các phân tử ở rất xa nhau có khoảng cách rất lớn giữa các phân tử nên khối lượng riêng của chất khí sẽ nhỏ hơn chất rắn.

Bài 8.9 trang 11

a) Xem lại bài tập 8.3* để biết 1 đvC tương ứng với bao nhiêu gam. Từ đó tính khối lượng bằng gam của:

• 6,02.1023 nguyên tử oxi.

• 6,02.1023 nguyên tử flo.

• 6,02.1023 nguyên tử nhôm.

Biết rằng, trong phép tính với số mũ ta có:

Cong thuc

Bài giải:

Khối lượng tính bằng gam của 6,02.1023 nguyên tử oxi bằng :

6,02.1023.16.1,66.10-24 = 15,989 ≈ 16(g)

Khối lượng tính bằng gam của 6,02.1023 nguyên tử flo bằng :

6,02.1023.19. 1,66.10-24 = 18, 987(g) ≈ 19 (g)

Khối lượng tính bằng gam của 6,02.1023 nguyên tử nhôm bằng :

6,02.1023.19. 1,66.10-24 = 26,98(g) ≈ 27(g)

b) Nêu nhận xét về các số trị của các giá trị khối lượng tính được này và số trị nguyên tử khối của mỗi nguyên tố.

Bài giải:

Số trị của các giá trị khối lượng được tính bằng chính số trị nguyên tử khối của mỗi nguyên tố. Tương tự, 1g là khối lượng tính bằng gam của 6,02.1023 nguyên tử H, nguyên tử khối của nguyên tố là 1đvC, có cùng số trị là 1.

 

Đây là nội dung tóm tắt và giải bài tập Chương 1 bài 8: Bài luyện tập 1 của chương trình hóa học lớp 8 mà các bạn có thể tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục : Hóa học lớp 8

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *