Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 5: Nguyên tố hóa học

Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 5: Nguyên tố hóa học

Dưới đây là bài tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 5 mà bạn có thể tham khảo để học hóa tốt hơn!

Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 5

1. Tóm tắt hóa học lớp 8 bài 5:

–    Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

–   Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa được gọi là kí hiệu hóa học.

–   Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

–   Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.

–   Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C.

–   Oxi là nguyên tố phổ biến và chiếm gần nửa khối lượng vỏ Trái Đất.

2. Hướng dẫn giải bài tập Hóa học bài 5:

Bài 1 trang 20:

Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp.

a. Đáng lẽ nói những ……. loại này, những ……… loại kia, thì trong khoa học nói ……. hóa học này ……… hóa học kia.

b. Những nguyên tử có cùng số………… trong hạt nhân đều là ……… cùng loại, thuộc cùng một ……… hóa học.

Bài giải:

a. Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia, thì trong khoa học nói là nguyên tố hóa học này, nguyên tố hóa học kia.

b) Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều là nguyên tử cùng loại, thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Bài 2 trang 20:

a. Nguyên tố hóa học là gì ?

b. Cách biểu diễn nguyên tố. Cho thí dụ.

Bài giải:

a. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

b. Cách biểu diễn nguyên tố: Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái đầu tiên trong tên Latinh nguyên tố đó, trong đó chữ cái đầu tiên được viết ở dạng chữ in hoa, gọi là kí hiệu hóa học.

Thí dụ:

Nguyên tố hiđro được kí hiệu là H

Nguyên tố oxi được kí hiệu là O

Nguyên tố natri được kí hiệu là Na

Nguyên tố nhôm được kí hiệu là Al

Bài 3 trang 20:

a. Các cách viết 2 C, 5 O, 3 Ca lần lượt chỉ ý gì ?

2 C: hai nguyên tử cacbon

5 O: năm nguyên tử oxi

3 Ca: ba nguyên tử canxi

b. Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học diễn đạt các ý sau : Ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri.

Ba nguyên tử nitơ: 3 N

Bảy nguyên tử canxi: 7 Ca

Bốn nguyên tử natri: 4 Na

Bài 4 trang 20:

Lấy bao nhiêu phần khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon ? Nguyên tử khối là gì ?

Bài giải:

–   Lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon.

–   Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

Bài 5 trang 10:

Hãy so sánh nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với:

a. Nguyên tử cacbon.

Nguyên tử magie nặng hơn và bằng 24/12 = 2 lần nguyên tử cacbon.

b. Nguyên tử lưu huỳnh.

Nguyên tử magie nhẹ hơn và bằng 24/32 = 3/4 lần nguyên tử lưu huỳnh

c. Nguyên tử nhôm.

Nguyên tử magie nhẹ hơn và bằng 24/27 = 8/9 lần nguyên tử nhôm

Bài 6 trang 20:

Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào. Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó (xem bảng 1, trang 42).

Bài giải:

Nguyên tử khối của nitơ = 14 đvC

Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ vì vậy nguyên tử khối của X là:

2 x 14 = 28 (đvC)

Nguyên tử X có nguyên tử khối bằng 28, nguyên tử X là Silic.

Kí hiệu hóa học là Si.

Bài 7 trang 20:

a. Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon cho trong bài học, hãy tính xem một đơn vị cacbon tương ứng với bao nhiêu gam ?

Khối lượng của một nguyên tử cacbon bằng: 1,9926.10-23 (g) và bằng 12 đvC

Khối lượng của 1 đơn vị cacbon là:

1đvC = 1,9926.10-23 / 12 = 1,66.10-24

b. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là A, B, C hay D ?

A. 5,324.10-23g.                              B. 6,023.10-23g.

C. 4,482.10-23g.                              D. 3,990.10-23g.

Bài giải:

Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là:

Nhân số trị nguyên tử khối của nhôm với số gam tương ứng của một đơn vị cacbon

MAl = 27 x 1,66.10-24 g = 44,82.10-24 g = 4,482.10-23 g

Chọn đáp án C.

Bài 8 trang 20:

Nhận xét sau đây gồm hai ý : ”Nguyên tử đơteri thuộc cùng nguyên tố hóa học với nguyên tử hiđro vì chúng đều có 1 proton trong hạt nhân”. Cho sơ đồ thành phần cấu tạo của hai nguyên tử như hình vẽ bên:

Mô hình nguyên tử SGK hóa 8 trang 20

Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:

A. Ý (1) đúng, ý (2) sai.                 B. Ý (1) sai, ý (2) đúng.

C. Cả hai ý đều sai.                       D. Cả hai ý đều đúng.

Bài giải:

Chọn đáp án D.

3. Hướng dẫn giải bài tập Sách bài tập Hóa học bài 5:

Bài 5.1 trang 6:

Cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụm từ : “có cùng số proton trong hạt nhân” trong định nghĩa về nguyên tố hóa học là:

A. Có cùng thành phần hạt nhân.

B. Có cùng khối lượng hạt nhân.

C. Có cùng điện tích hạt nhân.

(Ghi định nghĩa này về nguyên tố hóa học vào trong vở bài tập).

Bài giải:

Chọn đáp án C.

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

Bài 5.2 trang 6:

Cho biết sơ đồ nguyên tử của bốn nguyên tố như sau:

Mô hình nguyên tử SBT hóa 8 trang 6

Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của mỗi nguyên tố (xem bảng 1, phần phụ lục).

Bài giải:

Sơ đồ nguyên tử Số p trong hạt nhân Tên nguyên tố Kí hiệu hóa học
(a) 4 Beri Be
(b) 5 Bo B
(c) 12 Magie Mg
(d) 15 Photpho P

Bài 5.3 trang 6:

Theo sơ đồ nguyên tử của bốn nguyên tố trong bài tập 5.2, hãy chỉ ra :

a. Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số lớp electron (mấy lớp).

Nguyên tử của nguyên tố BeriBo có cùng số lớp electron (có 2 lớp electron)

Nguyên tử của nguyên tố MagiePhotpho có cùng số lớp eletron (có 3 lớp electron)

b) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số electron lớp ngoài cùng (mấy electron)

Nguyên tử của nguyên tố BeriMagie có cùng số electron lớp ngoài cùng ( có 2 electron lớp ngoài cùng)

Bài 5.4 trang 7:

a. Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt các ý sau : Chín nguyên tử magie, sáu nguyên tử clo, tám nguyên tử neon.

Chín nguyên tử magie: 9Mg

Sáu nguyên tử clo: 6Cl

Tám nguyên tử neon: 8Ne

b. Tính khối lượng bằng đơn vị cacbon lần lượt của: 7K, 12Si và 15P.

–    Khối lượng của 7 nguyên tử kali là:

7 x 39 = 273 (đvC)

–   Khối lượng của 12 nguyên tử silic là:

12 x 28 = 336 (đvC)

–   Khối lượng của 15 nguyên tử photpho là:

15 x 31 = 465 (đvC)

Bài 5.5 trang 7:

Hai nguyên tử magie nặng bằng mấy nguyên tử oxi ?

Mô hình SBT hóa 8 trang 6

Bài giải:

Khối lượng của hai nguyên tử magie:

2 x 24 = 48 (đvC)

Khối lượng của nguyên tử oxi là: 16 đvC

Tỉ lệ khối lượng của hai nguyên tử Mg so với nguyên tử O là:

48 : 16 = 3 lần

Vậy 2 nguyên tử magie nặng bằng 3 nguyên tử oxi

Bài 5.6 trang 7:

Biết rằng bốn nguyên tử magie nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X. Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.

Bài giải: 

Khối lượng của 4 nguyên tử Mg là:

4 x 24 = 96 (đvC)

Ta có: 4 nguyên tử magie nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Vì vậy khối lượng của nguyên tố X là:

96 : 3 = 32 (đvC)

Vậy X là nguyên tố lưu huỳnh (S)

Bài 5.7 trang 7:

Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình bên.

Mô hình nguyên tử bài 7 SBT hóa 8 trang 6

a. Nếu sự giống nhau và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử.

Thành phần hạt nhân của hai nguyên tử giống nhau về số proton (có 2p). Khác nhau về số nơtron.

b. Giải thích vì sao nói được hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố.

Hai nguyên tử này có cùng số proton trong hạt nhân là 2 nên thuộc cùng một nguyên tố hóa học là heli

Kí hiệu hóa học: He

Bài 5.8 trang 7:

Cho biết thành phần hạt nhân của năm nguyên tử như sau :

(1) (6p + 6n)

(2) (20p + 20n)

(3) (6p + 7n)

(4) (20p + 22n)

(5) (20p + 23n)

a. Năm nguyên tử này thuộc hai, ba, bốn hay năm nguyên tố hóa học ?

Nguyên tử (1) và (3) thuộc cùng 1 nguyên tố do cùng có 6p.

Nguyên tử (2), (4), (5) thuộc cùng 1 nguyên tố do cùng có 20p.

b. Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của mỗi nguyên tố.

Tên nguyên tố Kí hiệu Nguyên tử khối
Cacbon C 12
Canxi Ca 40

c. Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử mỗi nguyên tố (xem lại bài tập 4.6*)

–   Cacbon:

Mô hình ntu C SBT hóa 8 trang 6

–   Canxi:

Mô hình ntu Ca SBT hóa 8 trang 6

 

Đây là nội dung tóm tắt và giải bài tập Chương 1 bài 5: Nguyên tố hóa học của chương trình hóa học lớp 8 mà các bạn có thể tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục : Hóa học lớp 8

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *