Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 11: Bài luyện tập 2

Tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 11: Bài luyện tập 2

Dưới đây là bài tóm tắt và giải hóa lớp 8 bài 11 – Bài luyện tập 2 mà bạn có thể tham khảo để học hóa tốt hơn!

Luyen tap

1. Tóm tắt hóa học lớp 8 bài 11:

–   Chất được biểu diễn bằng công thức hóa học.

–   Công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố.

 A (đơn chất kim loại và một vài phi kim như: S, C,…)

A(phần lớn chấc đơn chất phi kim, thường là x = 2)

–   Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân.

Hợp chất: AxBy, AxByCz, …

–   Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất kim loại,…), cho biết nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.

   Hóa trị là con số biểu diễn khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

–   Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

–   Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. ( x.a = y.b )

2. Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 8 bài 11:

Bài 1 trang 41

Hãy tính hóa trị của đồng Cu, photpho P, silic Si và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3.

Bài giải:

–  Cu(OH)2:

Gọi a là hóa trị của Cu

Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.a = I.2 ⇒ a = II

Vậy Cu có hóa trị II

–  PCl5:

Gọi b là hóa trị của P

Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.b = I.5 ⇒ b = V

Vậy P có hóa trị V

–  SiO2

Gọi c là hóa trị của Si

Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.c = II.2 ⇒ c = IV

Vậy Si có hóa trị IV

–  Fe(NO3)3

Gọi d là hóa trị của Fe

Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.d = I.3 ⇒ d = III

Vậy Fe có hóa trị III

Bài 2 trang 41

Cho biết nhóm công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau (X, Y là những nguyên tố nào đó) : XO, YH3.

Hãy chọn công thức hóa học nào là đúng cho hợp chất của X với Y trong số các công thức cho sau đây :

A. XY3         B. X3Y         C. X2Y3         D. X3Y2          E.XY

Bài giải:

  • Gọi a là hóa trị của X trong công thức XO

Theo quy tắc hóa trị ta có: a.1 = II.1

⇒ a = II

⇒ Vậy X có hóa trị II.

  • Gọi b là hóa trị của Y trong công thức YH3

Theo quy tắc hóa trị ta có: b.1 = I.3

⇒ b = III

⇒ Vậy Y có hóa trị III.

  • Hợp chất X(II) và Y(III) có công thức dạng chung là XxYy

Theo quy tắc hóa trị ta có: II.x = III.y

⇒ x = 3 , y = 2

⇒ Công thức hóa học là X3Y2

⇒ Chọn đáp án D

Bài 3 trang 41

Theo hóa trị của sắt trong hợp chất có công thức hóa học là Fe2O­3, hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức hợp chất có phân tử gồm Fe liên kết với (SO4) sau :

A. FeSO4,     B. Fe2SO4,     C. Fe2(SO42,     D. Fe2(SO4)3,     E. Fe3(SO4)2

Bài giải:

  • Gọi a là hóa trị của Fe trong công thức Fe2O­3

Theo quy tắc hóa trị ta có: a.2 = II.3

⇒ a = III

⇒ Vậy Fe có hóa trị III.

  • Công thức dạng chung của Fe(III) và nhóm SO4 hóa trị (II) là: Fex(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: III.x = II. y

⇒ x = 2 , y = 3

⇒ Công thức hóa học là Fe2(SO4)3

⇒ Chọn đáp án D

Bài 4 trang 41

Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất có phân tử gồm kali K, bari Ba, nhôm Al lần lượt liên kết với :

a) Cl.                                              b) Nhóm (SO4).

Bài giải:

a) Cl:

  • Gọi công thức hóa học chung của K(I) và Cl (I) là: KxCly

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.I = I.y

⇒ x = 1 , y = 1

⇒ Vậy công thức hóa học của KxClyKCl.

Phân tử khối của KCl: 39 + 35,5 = 74,5 đvC

  • Gọi công thức hóa học chung của Ba(II) và Cl (I) là: BaxCly

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = I.y

⇒ x = 1 , y = 2

⇒ Vậy công thức hóa học của BaxClyBaCl2.

Phân tử khối của BaCl2: 137 + 35,5 x 2 = 208 đvC

  • Gọi công thức hóa học chung của Al(III) và Cl (I) là: AlxCly

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = I.y

⇒ x = 1 , y = 3

⇒ Vậy công thức hóa học của AlxClyAlCl3.

Phân tử khối của AlCl3: 27 + 35,5 x 3 = 133,5 đvC

b) Nhóm (SO4)

  • Gọi công thức hóa học chung của K(I) và SO4(II) là: Kx(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.I = II.y

⇒ x = 2 , y = 1

⇒ Vậy công thức hóa học của Kx(SO4)yK2SO4.

Phân tử khối của K2SO4: 39.2 + 32 + 16.4 = 174 đvC

  • Gọi công thức hóa học chung của Ba(II) và SO4(II) là: Bax(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = II.y

⇒ x = 1 , y = 1

⇒ Vậy công thức hóa học của Bax(SO4)yBaSO4.

Phân tử khối của BaSO4: 137 + 32 + 16.4 = 233 đvC

  • Gọi công thức hóa học chung của Al(III) và SO4(II) là: Alx(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = II.y

⇒ x = 2 , y = 3

⇒ Vậy công thức hóa học của Alx(SO4)yAl2(SO4)3

Phân tử khối của Al2(SO4)3: 27.2 + (32 + 16.4).3 = 342 đvC

3. Hướng dẫn giải bài tập Sách bài tập Hóa học 8 bài 11:

Bài 11.1 trang 15

Viết sơ đồ công thức các hợp chất sau: H2S, PH3, CO2, SO3

Bài giải:

–  H2S

H – S – H

–  PH3

SBT HOA 8 BAI 11.1

–  CO2

O = C = O

–  SO3

SBT HOA 8 BAI 11.2

Bài 11.2 trang 15

Cho biết công thức hoá học hợp chất của nguyên tố X với nhóm (SO4) và hợp chất của nhóm nguyên tử Y với H như sau :

X2(SO4)3 ; H3Y.

Hãy chọn công thức hoá học nào là đúng cho hợp chất của X và Y trong số các công thức cho sau đây :

XY2 Y2X XY X2Y2 X3Y2
(a) (b) (c) (d) (e)

Bài giải:

  • Trong công thức X2(SO4)3 nhóm (SO4) có hóa trị II, gọi x là hóa trị của X

Theo quy tắc hóa trị: x.2 = II.3 ⇒ x = III ⇒ X có hóa trị III.

  • Và trong công thức H3Y biết H có hóa trị I, gọi y là hóa trị của Y

Theo quy tắc hóa trị: I.3 = y.1 ⇒ y = III ⇒ Y có hóa trị III.

  • Công thức của hợp chất của X và Y là: XaYb

Theo quy tắc hóa trị : III.a = III.b

⇒ a = 1 , b = 1

⇒ Vậy công thức hóa học của hợp chất là XY

⇒ Chọn đáp án C

Bài 11.3 trang 15

Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của các hợp chất có phân tử gồm Na, Cu(II) và Al lần lượt liên kết với:

a) Brom Br(I).

Bài giải:

  • Gọi công thức hóa học chung của Na(I) và Br(I) là: NaxBry

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.I = I.y

⇒ x = 1 , y = 1

⇒ Vậy công thức hóa học của NaxBryNaBr.

Phân tử khối của NaBr: 23 + 80 = 103 đvC

  • Gọi công thức hóa học chung của Cu(II) và Br(I) là: Cux(Br)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = I.y

⇒ x = 1 , y = 2

⇒ Vậy công thức hóa học của Cux(Br)yCuBr2.

Phân tử khối của CuBr2: 64 + 80.2 = 224 đvC

  • Gọi công thức hóa học chung của Al(III) và Br(I) là: Alx(Br)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: III.x = I.y

⇒ x = 1 , y = 3

⇒ Vậy công thức hóa học của Alx(Br)yAlBr3.

Phân tử khối của AlBr3: 27 + 80.3 = 267 đvC

b) Lưu huỳnh S(II).

  • Gọi công thức hóa học chung của Na(I) và S(II) là: NaxSy

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.I = II.y

⇒ x = 2 , y = 1

⇒ Vậy công thức hóa học của NaxSyNa2S

Phân tử khối của Na2S: 23.2 + 32 = 78 đvC

  • Gọi công thức hóa học chung của Cu(II) và S(II) là: CuxSy

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = II.y

⇒ x = 1 , y = 1

⇒ Vậy công thức hóa học của CuxSyCuS

Phân tử khối của CuS: 64 + 32 = 96 đvC

  • Gọi công thức hóa học chung của Al(III) và S(II) là: AlxSy

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = II.y

⇒ x = 2 , y = 3

⇒ Vậy công thức hóa học của AlxSyAl2S3

Phân tử khối của Al2S3: 27.2 + 32.3 = 150 đvC

Bài 11.4 trang 16

Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của các hợp chất có phân tử gồm Ag(I), Mg, Zn và Fe(III) lần lượt liên kết với:

a) Nhóm (NO3)

  • Gọi công thức hóa học chung của Ag(I) và (NO3)(I) là: Agx(NO3)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.I = I.y

⇒ x = 1 , y = 1

⇒ Vậy công thức hóa học của Agx(NO3)yAgNO3

Phân tử khối của AgNO3: 108 + 14 + 16.3 = 170 đvC

  • Gọi công thức hóa học chung của Mg(II) và (NO3)(I) là: Mgx(NO3)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = I.y

⇒ x = 1 , y = 2

⇒ Vậy công thức hóa học của Mgx(NO3)yMg(NO3)2

Phân tử khối của Mg(NO3)2: 24 + 2.(14 + 16.3) = 148 đvC

  • Gọi công thức hóa học chung của Zn(II) và (NO3)(I) là: Znx(NO3)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = I.y

⇒ x = 1 , y = 2

⇒ Vậy công thức hóa học của Znx(NO3)yZn(NO3)2

Phân tử khối của Zn(NO3)2: 65 + 2.(14+ 16.3) = 189 đvC

  • Gọi công thức hóa học chung của Fe(III) và (NO3)(I) là: Fex(NO3)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = I.y

⇒ x = 1 , y = 3

⇒ Vậy công thức hóa học của Fex(NO3)yFe(NO3)3

Phân tử khối của Fe(NO3)3: 56 + 3.(14 + 16.3) = 242 đvC

b) Nhóm (PO4)

  • Gọi công thức hóa học chung của Ag(I) và (PO4)(III) là: Agx(PO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.I = III.y

⇒ x = 3 , y = 1

⇒ Vậy công thức hóa học của Agx(PO4)yAg3PO4

Phân tử khối của Ag3PO4: 108.3 + 31 + 16.4 = 419 đvC

  • Gọi công thức hóa học chung của Mg(II) và (PO4)(III) là: Mgx(PO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = III.y

⇒ x = 3 , y = 2

⇒ Vậy công thức hóa học của Mgx(PO4)yMg3(PO4)2

Phân tử khối của Mg3(PO4)2: 24.3 + 2.(31 + 16.4) = 385 đvC

  • Gọi công thức hóa học chung của Fe(III) và (PO4)(III) là: Fex(PO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = III.y

⇒ x = 1 , y = 1

⇒ Vậy công thức hóa học của Fex(PO4)yFePO4

Phân tử khối của FePO4: 56 + 31 + 16.4 = 151 đvC

Bài 11.5 trang 16

Công thức hoá học một số hợp chất của nhôm viết như sau :

AICl4 ; AlNO3 ; Al2O3 ; AlS ; Al3(SO4)2 ; Al(OH)2 ; Al2(PO4)3.

Biết rằng trong số này chỉ có một công thức đúng và S có hoá trị II, hãy sửa lại những công thức sai.

Bài giải:

–   Công thức hóa học đúng là Al2O3

–   Những công thức còn lại sai. Sửa:

AlCl3; Al(NO3)3; Al2S3; Al2(SO4)3; Al(OH)3; AlPO4

Bài 11.6 trang 16

Cho biết tổng số các hạt proton, nơtron và các electron tạo nên nguyên tử một nguyên tố bằng 49, trong đó số hạt không mang điện là 17.

a) Tính số p và số e có trong nguyên tử.

b) Viết tên, kí hiệu hoá học và nguyên tử khối của nguyên tố.

c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử (xem lại bài tập 4.6*).

Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng có gì giống và khác so với nguyên tử O ? (Xem sơ đồ nguyên tử này trong bài 4. Nguyên tử – SGK).

Bài giải:

a) Số p và số e có trong nguyên tử là:

Trong nguyên tử vì số p = số e và nơtron là hạt không mang điện, nên theo đề bài, ta có :

SBT hoa 8 Bai 11.6

Vậy số p và số e bằng 16

b) Tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố là:

Nguyên tố này là lưu huỳnh, kí hiệu S, nguyên tử khối là 32 đvC.

c) Sơ đồ đơn giản của nguyên tử S là:

Mo hinh don gian nguyen tu S

Bài 11.7 trang 16

Một hợp chất của nguyên tố T hoá trị III với nguyên tố oxi, trong đó T chiếm 53% về khối lượng.

a) Xác định nguyên tử khối và tên nguyên tố T.

b) Viết công thức hoá học và tính phân tử khối của hợp chất.

Bài giải:

a) Nguyên tử khối và tên nguyên tố T là:

Gọi công thức của hợp chất là T2O3 và a là nguyên tử khối của T

Theo đề bài, ta có tỉ lệ phần trăm khối lượng của T:

SBT hoa 8 Bai 11.7

Vậy nguyên tố T là nhôm (Al).

b) Công thức hóa học của hợp chất là Al2O3 . Phân tử khối của Al2O: 27.2 + 16.3 = 102 đvC

Bài 11.8 trang 16

Hợp chất A tạo bởi hiđro và nhóm nguyên tử (XOy) hoá trị III. Biết rằng phân tử A nặng bằng phân tử H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng của A.

a) Xác định chỉ số y và nguyên tử khối của nguyên tố X.

b) Viết tên, kí hiệu hoá học của X và công thức hoá học của A.

Bài giải:

a) Chỉ số y và nguyên tử khối của nguyên tố X:

Gọi công thức của A là H3XOy (vì nhóm XOy hóa trị III nên theo quy tắc hóa trị ta xác định được phân tử có 3 nguyên tử H)

Phân tử khối của A = H2SO4 : 2 + 32 + 16.4 = 98 (đvC)

Theo đề bài, ta có khối lượng của nguyên tố oxi trong hợp chất là:

SBT hoa 8 Bai 11.8

⇒ Có 4 nguyên tử oxi trong hợp chất A.

Vậy nguyên tử khối của X là: 98 – (3 + 64) = 31 (đvC)

b) Tên, kí hiệu hoá học của X và công thức hoá học của A là:

Tên nguyên tố X là photpho. Kí hiệu hóa học là P.

Công thức hóa học của A là H3PO4.

 

Đây là nội dung tóm tắt và giải bài tập Chương 1 bài 11: Bài luyện tập 2 của chương trình hóa học lớp 8 mà các bạn có thể tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục : Hóa học lớp 8

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *