Hướng dẫn soạn văn Vợ chồng A Phủ lớp 12

Hướng dẫn soạn văn Vợ chồng A Phủ lớp 12

Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài, được đưa vào chương trình giảng dạy môn ngữ văn lớp 12. Xin mời bạn học sinh cùng tham khảo bài viết Hướng dẫn soạn văn Vợ chồng A Phủ để có những cảm nhận sâu sắc nhất về tác phẩm, đồng thời chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp.

soạn văn Vợ chồng A Phủ

I. Bố cục

Vợ chồng A Phủ gồm có 3 phần:

  • Phần 1 (Từ đầu đến “…đến bao giờ chết thì thôi”): hoàn cảnh sống đau khổ của Mị.
  • Phần 2 (Tiếp theo đến “…vì thế mà sinh sự đánh nhau ở Hồng Ngài”): cuộc đời của A Phủ.
  • Phần 3 (Phần còn lại): cuộc gặp gỡ và tự giải thoát nhau của Mị cùng A Phủ.

II. Hướng dẫn soạn Vợ chồng A Phủ

Soạn văn Vợ chồng A Phủ câu 1 (Trang 14/SGK)

  1. a) Cảnh ngộ đáng thương của Mị

* Mị trước khi bị bắt về làm dâu gạt nợ cho cha:

– Mị là một cô gái xinh đẹp: “như bông hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc”.

– Mị là một cô gái có tài năng thổi lá: “thổi lá cũng hay như thổi sáo”.

– Mị là một cô gái, một người con hiếu thảo, chăm chỉ: cô muốn làm nương ngô trả nợ cho bố, không chịu bị bán cho nhà giàu.

* Sau khi bị bắt làm dâu gạt nợ

– Mị bị A Sử bắt làm con dâu gạt nợ vì món nợ của cha mẹ.

– Cuộc sống của con dâu gạt nợ còn không bằng một kẻ ở người hầu:

+ Mị quen với cái khổ.

+ Con trâu con ngựa còn có lúc nghỉ, Mị lại chẳng bằng chúng, chẳng bao giờ được nghỉ tay.

+ Mị mỗi ngày đều lùi lũi như con rùa trong xó cửa.

+ Mị sống trong một cái buồng kín mít, không gian tối tăm như cuộc đời Mị.

=> Mị dường như trở thành một người vô cảm sau những ngày phải sống kiếp con dâu gạt nợ.

  1. b) Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị

* Trong đêm mùa xuân:

– Mị nghe thấy tiếng sáo, lại ngồi nhẩm lại bài hát người đang thổi.

– Tết, Mị cũng uống rượu, lòng Mị lại sống về những ngày còn trẻ đẹp, còn thổi sáo giỏi.

– Lòng Mị dường như phơi phới lại, Mị thấy mình vẫn còn trẻ, Mị vẫn muốn đi chơi.

– Mị lại tự ý thức được tình cảnh của mình, Mị tự nhủ nếu có lá ngón trên tay Mị sẽ chết ngay.

– Mị đốt đèn, tự thắp sáng cho căn phòng, cũng chính là thắp sáng cho đời mình.

– Mị “vấn tóc, với tay lấy váy hoa vắt ở phía trong vách” => Mị chuẩn bị đi chơi.

– Bất chợt, A Sử trở về và dập tắt khát vọng sống mong manh trong Mị. Hắn trói Mị lại. Mị cảm thấy mình còn không bằng con ngựa.

* Diễn biến tâm lí của Mị khi cởi trói cho A Phủ

– Mị thản nhiên thổi lửa hơ tay, vô cảm khi thấy A Phủ bị trói.

– Đêm sau, Mị nhìn thấy giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ, xót xa cho chính mình và cho người => Động lòng trắc ẩn, cắt dây cởi trói cho A Phủ.

=> Hành động cởi trói A Phủ cũng chính là giải thoát cho chính mình. 

– Sau đó, Mị chạy theo A Phủ, trốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại.

=> Đây là hành động mang tính tự phát của người nô lệ, với mục đích tự giải phóng chính mình khỏi áp bức.

Soạn văn Vợ chồng A Phủ câu 2 (Trang 15/SGK)

* Ấn tượng về A Phủ:

– Là một người khỏe mạnh, yêu tự do.

– Là một người gan dạ, không chùn bước hay sợ hãi quyền lực, tiền bạc.

* Bút pháp miêu tả nhân vật:

– Mị được miêu tả qua diễn biến nội tâm => thể hiện sự khổ cực nhưng vẫn ẩn chứa sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.

– A Phủ được miêu tả chủ yếu qua hành động => thể hiện sự phóng khoáng, yêu tự do và tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

Soạn văn Vợ chồng A Phủ câu 3 (Trang 15/SGK)

– Phong tục tập quán được tác giả miêu tả với những nét rất riêng.

– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên vùng cao mang những vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ.

– Nghệ thuật kể chuyện sinh động, tự nhiên và hấp dẫn. Tác giả đã dẫn dắt câu chuyện với một bố cục chặt chẽ bằng những tình tiết đan xen nhau được kết hợp khéo léo, tạo sự lôi cuốn.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật, mỗi nhân vật đều được tác giả khắc họa với những thủ pháp khác nhau nhằm đạt được mục đích nghệ thuật khác nhau.

Luyện tập soạn văn Vợ chồng A Phủ

– Giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ:

+ Bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc với số phận của người dân lao động Tây Bắc, họ phải chịu sự áp bức của bọn cường hào.

+ Câu chuyện ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt dù trong cảnh khốn cùng của người lao động. Họ dám vùng lên phản kháng để sống một cuộc đời tự do.

+ Đồng thời, đây là lời khẳng định chắc nịch về sức mạnh của ánh sáng cách mạng sẽ đem lại cuộc sống tươi đẹp hơn cho mỗi người.

Đó là hướng dẫn soạn văn Vợ chồng A Phủ mà bạn có thể tham khảo. Đọc thêm các bài soạn khác tại Ngữ văn 12.

We on social :

Facebook  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *