Soạn văn Văn bản (tt) trang 37 dành cho học sinh lớp 10

Soạn văn Văn bản (tt) trang 37 dành cho học sinh lớp 10

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Văn bản (tt) trang 37 dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Soạn văn Văn bản (tt) trang 37

III. Luyện tập:

Câu 1: 

a) Tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn: 

  • Toàn đoạn văn đều tập trung làm rõ một vấn đề chính được triển khai ở đầu đoạn: Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.
  • Các câu tiếp theo nhằm khai triển ý của câu trên bằng dẫn chứng cụ thể về quan hệ lá cây với những môi trường khác nhau. 

b) Sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn: được phát triển từ khái quát cho đến cụ thể.

  • Câu 1 dùng để nêu nội dung khái quát mà toàn bộ nội dung hướng đến.
  • Câu 2, 3 liên kết các ý để làm rõ nội dung chủ đề bằng các dẫn chứng cụ thể.
  • Câu 4 và 5 dùng để chứng minh rõ sự ảnh hưởng của môi trường đối với cơ thể.

c) Có thể đặt một số nhan đề cho đoạn văn sau:

  • Cơ thể và môi trường. 
  • Sự ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể sống. 
  • Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.
  • Những cơ thể sống dưới sự tác động của môi trường.

Câu 2: 

Cách sắp xếp: câu (1) – (3) – (5) – (2) – (4) hoặc (1) – (3) – (4) – (5) – (2).

Nhan đề:

  • Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc.
  • Hoàn cảnh sáng tác Việt Bắc.
  • Bài thơ Việt Bắc nổi tiếng của Tố Hữu.

Câu 3:

Nhan đề: Con người cần phải hành động trước hiểm họa từ ô nhiễm môi trường, Lời kêu cứu từ môi trường…

Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng. Rừng đầu nguồn bị chặt phá và khai thác bừa bãi đã gây ra hậu quả nặng nề mỗi khi thiên tai, bão lũ kéo về. Không chỉ thế, không khí đang bị ô nhiễm một cách nặng nề bởi khói bụi, khí thải. Các chất thải không được xử lý một cách chặt chẽ đã bị xả ra sông, cộng thêm việc xả rác bừa bãi đã gây ô nhiễm đất và nước nghiêm trọng. Với tình trạng ngày càng tệ đi như thế, con người cần phải hành động ngay trước khi quá muộn để tránh những hậu quả thương tâm xảy ra. Hãy nâng cao ý thức, tuyên truyền đến mọi người và góp một chút sức nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường của toàn cầu.

Câu 4: 

Nội dung cần thiết đối với một lá đơn xin phép nghỉ học:

– Người nhận đơn: thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp, hiệu trưởng nhà trường

– Người viết: học sinh của lớp, trường.

– Mục đích viết đơn: Đề xuất nguyện vọng cá nhân (xin phép được nghỉ học)

– Nội dung cơ bản của đơn thường có:

  • Họ tên người viết.
  • Lý do nghỉ học.
  • Thời gian nghỉ học.
  • Những cam kết và lời hứa cần thực hiện khi nghỉ học.

– Kết cấu của lá đơn: phải theo khuôn mẫu chung sẵn có của văn bản hành chính công vụ, đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Ngày, tháng, năm viết đơn
  • Tên đơn
  • Họ tên, địa chỉ người nhận.
  • Họ tên, địa chỉ lớp của người viết đơn.
  • Nội dung đơn (lí do nghỉ học, thời gian xin nghỉ, lời hứa.
  • Ký và ghi rõ họ tên

Gợi ý đơn xin nghỉ học:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

… ,Ngày … tháng … năm …

ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp … , giáo viên bộ môn … , hiệu trưởng trường …

Em tên là: Trần Văn A, hiện là học sinh lớp ….

Hôm nay, thứ … ngày … tháng … năm …, em bị … (lý do xin nghỉ) không thể đi học được. Em làm đơn này với mong muốn kính xin cô cho em nghỉ học trong … buổi (khoảng thời gian).

Em xin hứa sẽ chép bài và học bài nghiêm túc, đầy đủ trong thời gian nghỉ phép!

Em xin chân thành cảm ơn cô!

Học sinh (kí tên)

Trần Văn A

Đó là cách soạn văn Văn bản (tt) trang 37 mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 10 hoặc trong list bài soạn văn 10

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *