Soạn văn Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự dành cho học sinh lớp 6

Soạn văn Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự dành cho học sinh lớp 6

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Tham khảo thêm cách xác định Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự tại đây!

Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Phần I: Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự 

Câu 1: 

– Lời văn đề (1) yêu cầu kể chuyện bằng lời văn của người viết, yêu cầu của đề thể hiện qua từ “kể”, “câu chuyện”, “bằng lời văn của em”. 

– Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể nhưng vẫn là một đề văn tự sự. Vì cách diễn đạt của đề giống như nhan đề của một bài văn và phải được viết bằng cách kể lại.

– Trọng tâm của mỗi đề là “người bạn tốt” – đề (2), (2), “kỉ niệm” (đề (3)), “sinh nhật” – đề (4), “đổi mới” – đề (5), “lớn” – đề (6).

– Đề nhiêng về kể người: (2), (6).

– Đề nghiêng về kể việc: (1), (3), (4), (5).

Câu 2: 

a) Tìm hiểu đề: Đề yêu cầu kể một câu chuyện bằng lời văn của em.

b) Lập ý: Kể về những sự kiện chính của nhân vật chính để thể hiện chủ đề câu chuyện.

c) Lập dàn ý: 

– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

– Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện.

– Kết bài: Kết quả của câu chuyện và bài học rút ra.

d) “Viết bằng lời văn của em” là sử dụng ngôn ngữ, ngôi kể của bản thân người viết. Có thể lược chọn hoặc thêm một vài ý hợp lý để thể hiện rõ chủ đề câu chuyện.

đ) Cách làm bài văn tự sự:

– Bước 1: Tìm hiểu đề và nắm vững yêu cầu của đề.

– Bước 2: Lập ý: xác định nội dung để viết theo yêu cầu của đề, bao gồm: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.

– Bước 3: Lập dàn ý: sắp xếp sự việc để thể hiện rõ ý định của người viết.

– Bước 4: Viết hoàn chỉnh thành văn với bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 

Phần II: Luyện tập:

Dàn ý: Kể một câu chuyện bằng lời văn của em.

Dàn ý chung:

1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện: 

+ Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện là gì?

+ Nhân vật có trong truyện gồm những ai?

2. Thân bài: Kể diễn biến của câu chuyện.

+ Câu chuyện bắt đầu như thế nào?

+ Diễn biến của câu chuyện ra sao?

3. Kết bài: Ý nghĩa của câu chuyện.

+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?

+ Qua câu chuyện, thông điệp của nó muốn gửi đến người đọc là gì?

Dàn ý chi tiết về câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.

1. Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện.

+ Vì sao người Việt thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên.

+ Từ đó, giới thiệu truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

+ Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện và các nhân vật Lạc Long Quân, Âu Cơ.

2. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện:

+ Xuất thân và sự thần kỳ của hai nhân vật chính.

+ Lý do Lạc Long Quân gặp Âu Cơ.

+ Việc sinh nở kỳ lạ của Âu Cơ.

+ Lý do Lạc Long Quân rời đi.

+ Hai người gặp lại và quyết định chia con.

+ Lịch sử dựng nước của các vua Hùng bắt đầu từ đó.

3. Kết bài: Kết thúc và ý nghĩa câu chuyện.

+ Ý nghĩa của câu chuyện: lý giải, suy tôn nguồn gốc của dân tộc và thể hiện tình yêu nước.

Đó là cách soạn văn Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự mà các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 6 hoặc trong list bài soạn văn 6

Ngoài ra, nếu các bạn cần tham khảo thêm bài viết về

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *