Soạn văn Sự tích Hồ Gươm chi tiết dành cho học sinh lớp 6

Soạn văn Sự tích Hồ Gươm chi tiết dành cho học sinh lớp 6

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Sự tích Hồ Gươm chi tiết dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Soạn văn Sự tích Hồ Gươm

Tóm tắt truyện:

Giặc Minh đô hộ nước ta đã gây nên nhiều chuyện bạo ngược khiến dân chúng căm hận. Tại Lam Sơn có một nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng nhưng luôn bị thua vì thế lực còn yếu. Thấy vậy, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần. Lúc bấy giờ, có một người là Lê Thận ba lần đánh bắt cá đều vớt được một thanh sắt. Khi chàng tham gia nghĩa quân, lưỡi gươm bỗng phát sáng lên hai chữ “Thuận Thiên” lúc gặp Lê Lợi. Trong một lần rút lui vì bị giặc đuổi, Lê Lợi đã nhặt được một chiếc chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây. Nào ngờ chuôi gươm của Lê Lợi và lưỡi gươm của Lê Thận khi tra vào nhau lại vừa như in, Lê Thận liền nâng gươm lên dâng cho Lê Lợi. Từ ngày có thanh gươm nghệ phí của nghĩa quân ngày một tầng nghĩa quân đánh tới đâu tháng tới này cho đến khi dẹp tan được bóng giặc. Một năm sau khi Lê Lợi đã lên ngôi vua và cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân đã sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm. Nhà vua liền nâng gươm trả về phía Rùa Vàng. Từ đó, Hồ Tả Vọng mang một cái tên mới là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Bố cục văn bản:

Văn bản gồm có hai phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “đất nước”): Long Quân cho nghĩa quân gương thần vẽ đánh giặc.

+ Phần 2 (đoạn còn lại): Long Quân đòi gươm sau khi đất nước đã dẹp tan giặc. 

Đọc hiểu văn bản:

Câu 1: Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

Trả lời:

Lúc bấy giờ, giặc Minh đang đô hộ nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến cho nhân dân rời vào cảnh lầm than, người người căm hận chúng đến tận xương tủy. Chính vì thế, tại vùng Lam Sơn, một nghĩa quân đã nổi dậy để chống lại chúng nhưng luôn gặp thất bại vì buổi đầu thế lực còn non yếu. Long Quân thấy vậy đã quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để chống lại bọn giặc.

Câu 2: Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Sau 3 lần thả lưới, chàng đánh cá Lê Thận vẫn luôn bắt được một lưỡi gươm. Theo quan niệm dân gian, con số 3 là con số tượng trưng cho số nhiều, vì thế nó mang ý nghĩa khẳng định và ý nghĩa tạo tình huống hấp dẫn cho truyện. Sau đó chàng gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn và mang theo lưỡi gươm khi có duyên gặp chủ tướng Lê Lợi thì thanh gươm bỗng sáng rực lên hai chữ Thuận Thiên. 

Một lần trên đường bị giặc đuổi, chủ tướng Lê Lợi đã phát hiện ánh sáng lạ ở trên ngọn cây đa. Đó chính là chuôi gươm nạm ngọc và Lê Lợi đã đem về.

Lưỡi gươm mà lê Thận bắt được dưới nước khi đem tra vào gươm của Lê Lợi bắt được trên rừng thì chúng vừa như in. Lúc bấy giờ, Lê Thận đã nâng gươm lên đầu và dâng cho Lê Lợi.

Ý nghĩa: 

+ Các nhân vật lượm được lưỡi gươm ở dưới nước còn chuôi gươm ở trên rừng, điều này tượng trưng cho khả năng cứu nước có ở khắp nơi, từ miền sông nước lên tiếng miền núi rừng, từ miền ngược, miền xuôi đều cùng nhau đánh giặc, bảo vệ đất nước. 

+ Dù các bộ phận của thanh gươm có rời nhau thì khi khớp lại vẫn vừa như in. Đây chính là nguyện vọng của dân tộc, nhân dân cùng nhau nhất trín nghĩa quân trên dưới một lòng.

+ Chi tiết Lê Lợi nhặt được chuôi gươm, Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi đã khẳng định và đề cao vai trò chủ tướng của Lê Lợi. Hình ảnh hai chữ Thuận Thiên chính là muốn nói lên ý của muôn dân. Trời là dân tộc, nhân dân đã giao cho Lê Lợi và nghĩa quân trách nhiệm đánh giặc, bảo vệ đất nước. 

Câu 3: Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn.

Trả lời:

+ Khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân minh bạt vía.

+ Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không cần phải trốn tránh như trước mà đã chủ động đi tìm giặc. Gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.

+ Gươm thần đã góp phần tạo nên một sức mạnh thống nhất. Đồng thời đem lại niềm tin vào sự đoàn kết cộng đồng trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. 

Câu 4: Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Long Quân đòi lại Gươm khi đất nước đã thái bình, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc Minh. Lúc bấy giờ, chủ tướng Lê Lợi đã lên ngôi vua và dời đô về Thăng Long. Cảnh đòi gươm và trao lại gươm thần được diễn ra nhân dịp vua Lê Lợi ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng đó là thời điểm sau một năm đuổi hết giặc Minh. Thuyền vua đi đến giữa hồ thì Rùa Vàng nhô lên. Lưỡi gươm bên người vua cũng đột nhiên động đậy. Rùa tiến dần đến thuyền vua đòi gươm và khi được trao gươm , Rùa đớp lấy rồi lặn xuống.

Sự kiện này đã đã đem lại một ý nghĩa lịch sử và lý giải cái tên của Hồ Hoàn Kiếm (hồ Tả Vọng). 

Câu 5: Thảo luận: ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm.

Trả lời:

Truyện có ý nghĩ ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân và tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

+ Hình ảnh các bộ phận của gươm khớp lại với nhau chính là hình ảnh nhân dân của các vùng miền cùng đồng lòng hợp sức để tạo nên sức mạnh to lớn.

+ Thanh Gươm đã sáng ngời sức mạnh chính nghĩa từ đó căn hộ tính chất nhân dân toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Ý nghĩa đề cao, suy tôn vua Lê Lợi và nhà Lê 

+ Lê Lợi không thuộc dòng dõi vua chúa nhưng lại được nghĩa quân tôn làm chủ tướng. 

+ Truyền thuyết này đã góp phần tôn vinh Lê Lợi, gây thanh thế cho cuộc khởi nghĩa đồng thời củng cố vị thế của nhà Lê.

Ý nghĩa giải thích nguồn gốc tên gọi của Hồ Hoàn Kiếm: 

+ Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân trước giặc Minh

+ Đồng thời, tên gọi này đã phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hòa bình của dân tộc ta. Khi có giặc, ai cũng sẵn sàng cầm gươm để đánh giặc bảo vệ đất nước, nhưng khi hòa bình thì không cần cầm lấy gươm nữa.

+ Đặc biệt, tên Hồ còn ẩn chứa ý nghĩa cảnh báo, răng đe những kẻ có ý định xâm lược đến chủ quyền của nước ta. Thanh gươm vẫn còn ở đó và sẽ xuất hiện khi đất nước cần. 

Câu 6: Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?

Trả lời:

Ngoài Sự tích Hồ Gươm, hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong câu chuyện truyền thuyết An Dương Vương. Nhìn chung, Thần Kim Quy luôn xuất hiện khi nhân vật gặp khó khăn để chỉ lối giải quyết. Ngài còn hy sinh một phần thân thể của mình để giúp đỡ cho nhân vật. Từ đó, có thể thấy, Thần Kim Quy là một biểu tượng tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân ta. 

Đó là cách soạn văn Sự tích Hồ Gươm chi tiết mà các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 6 hoặc trong list bài soạn văn 6

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *