Soạn văn Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận lớp 11

Soạn văn Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận lớp 11

Hãy cùng Vui học Online tham khảo cách soạn văn Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận lớp 11 dưới đây để chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ hơn nhé!

Soạn văn Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận

Phần I: Phân tích đề

Đề 1 Đề 2 Đề 3
1. Dạng đề Định hướng cụ thể Đề mở Đề mở
2. Vấn đề nghị luận Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong Tự tình II Vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
3. Phạm vi bài viết Dẫn chứng thuộc lĩnh vực đời sống xã hội Dẫn chứng chủ yếu thuộc bài thơ Tự Tình II Dẫn chứng chủ yếu thuộc bài thơ Câu cá mùa thu

Phần II: Lập dàn ý

Phần III: Luyện tập

Đề 1: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác).

Phân tích đề:

– Dạng đề: hướng rõ về nội dung, thao tác nghị luận.

– Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

– Yêu cầu về hương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ.

– Yêu cầu về nội dung: 

+ Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa Trịnh.

+ Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cùng dự cảm về sự suy tàn của triều Lê – Trịnh.

– Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu

Lập dàn ý

Mở bài:

– Giới thiệu văn bản Vào phủ chúa Trịnh và nói sơ lược về giá trị hiện thực của nó.

Thân bài

Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa Trịnh:

– Cây cối um tùm, đồ đạc xa hoa được sơn son, dát vàng.

– Lầu son gác tía, rèm châu, sập vàng, hiên ngọc cao sang, quyền quý.

– Đồ ăn toàn những của ngon vật lạ quý hiếm trên đời.

– Khắp phủ đều là gia nhân, quan lính, kẻ hầu người hạ đi lại tấp nập.

– Muốn vào phủ phải được bẩm báo, có nhiều phép tắc, lễ nghi phải tuân theo.

– Muốn vào phủ cần đi qua nhiều dãy hành lang, rèm cửa quanh co.

=> Xa hoa, thừa thãi cùng nhiều lễ nghi rườm rà.

– Thế tử Trịnh Cán là một cậu bé chỉ 5, 6 tuổi, nhưng được sống xa hoa.

– Xung quanh thế tử là gấm vóc lụa là, màn trướng, đèn hoa…

– Người hầu hạ nhưng túc trực nhưng không được lại gần. Xem bệnh cũng cần xin phép.

– Thái tử bị bệnh vì quá sung sướng, cuộc sống tối tăm, không có sinh khí.

Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cùng dự cảm về sự suy tàn của triều Lê – Trịnh.

– Tác giả luôn tỏ ra dửng dưng trước khung cảnh giàu sang, xa hoa quyền quý nơi phủ chúa, đôi khi còn bày tỏ thái độ mỉa mai.

– Tác giả phê phán cuộc sống tù túng, xa hoa nhưng thiếu sinh khí nơi đó.

– Dù biết cách chữa nhưng sợ vướng phải vòng xoáy của tiền tài nên định kê đơn thuốc vô thưởng vô phạt, nhưng cuối cùng vẫn làm theo lương tâm của người thầy thuốc. 

– Trong sự xa hoa đó, tác giả nhận thấy sự lụi tàn, đó là dự cảm về sự suy tàn của triều Lê – Trịnh.

Kết bài:

Ý nghĩa câu chuyện và cảm nhận của bản thân.

Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Nôm “Bánh trôi nước” và “Tự tình II”.

Phân tích đề:

– Vấn đề nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.

– Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận.

– Yêu cầu về nội dung:

+ Dùng văn tự Nôm.

+ Sử dụng các từ thuần Việt đắc dụng.

+ Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu.

+ Phạm vi dẫn chứng: dẫn chứng thơ Hồ Xuân Hương là chủ yếu..

Lập dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu Hồ Xuân Hương cùng hai bài thơ nổi tiếng “Tự tình” và “Bánh trôi nước”.

Thân bài:

– Tài năng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua việc sử dụng văn tự Nôm một cách nhuần nhuyễn:

+ Nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học.

– Tài năng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua việc sử dụng các từ thuần Việt đắc dụng:

+ Bánh trôi nước: Trầu hôi, quệt, vôi, xanh, lá, vôi, của, …

+ Tự tình II: Trống canh, dồn, trơ, xế, xiên, đâm toạc, hòn… 

– Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao,…

– Tài năng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua việc sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu.

Kết bài: Cảm nhận về ý nghĩa của việc sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương.

Đó là cách soạn văn Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận lớp 11 mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên xem thêm các bài soạn văn khác tại Ngữ văn lớp 11 hoặc trong list bài soạn văn 11

We on social :

Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *